Tag
Bất cập tại các dự án tái định cư ở huyện Đăk Glei, Kon Tum

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

Phóng sự 09/12/2023 16:37
aa
TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?
71 hộ dân thôn Đăk Bối được hỗ trợ tiền để nâng cấp nhà ở hoặc mua vật dụng phòng chống thiên tai thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn nhưng đã bị UBND xã Mường Hoong "giữ" lại 568 triệu đồng để làm... tái định cư (Ảnh: Trần Nghĩa)

Người dân được hỗ trợ tiền

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Đăk Glei được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt tại Quyết định 741/QĐ-UBND ngày 18/7/2019 với tổng mức đầu tư hơn 145 tỷ đồng để xây dựng 4 điểm tái định cư tập trung và 2 điểm tái định cư tại chỗ.

4 điểm tái định cư tập trung, trong đó có khu tái định cư Măng Rao (xã Đăk Pek) được đầu tư xây dựng 16 tỷ đồng nhằm bố trí, sắp xếp cho 64 hộ dân thôn Đăk Đoát bị ảnh hưởng bởi thiên tai, sạt lở.

Tuy nhiên, dự án đã hoàn thiện gần 10 năm qua nhưng chỉ có 1 hộ dân sinh sống. Còn với khu tái định cư thôn Chung Năng (thị trấn Đăk Glei) thì tréo ngoe thay, dự án được bố trí, triển khai trên một đồi cao nên thường chịu ảnh hưởng của gió lớn.

Cùng với đó, với 2 điểm tái định cư tại chỗ, hộ gia đình nằm trong vùng có nguy cơ thiên tai, nguy cơ ngập lụt, sạt lở nhưng không còn quỹ đất xây dựng khu tái định cư để di chuyển sẽ được hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ để nâng cấp nhà ở hoặc mua vật dụng phòng chống thiên tai khác.

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn được UBND huyện Đăk Glei giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (BQLDA ĐTXD) huyện làm chủ đầu tư.

Thôn Đăk Bối có 71 hộ được UBND huyện Đăk Glei phê duyệt đủ điều kiện được hỗ trợ tái định cư tại chỗ với số tiền là 710 triệu đồng (10 triệu đồng/hộ gia đình).

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?
Thời điểm đó, người dân thôn Đăk Bối rất bức xúc trước việc làm của các đơn vị liên quan (Ảnh: Trần Nghĩa)

Phản ánh với chúng tôi, các hộ dân tại thôn Đăk Bối, xã Mường Hoong rất bức xúc khi bị UBND xã “giữ” lại 568 triệu đồng tiền hỗ trợ.

Anh A Đối, trú tại thôn Đăk Bối, xã Mường Hoong, chia sẻ: Năm 2019, 71 hộ dân tại thôn Đăk Bối được thông báo xuống UBND xã Mường Hoong nhận tiền hỗ trợ cho mỗi hộ là 10 triệu đồng để nâng cấp nhà ở hoặc mua vật dụng phòng chống thiên tai.

Lúc đó, người dân đều rất phấn khởi khi được nhà nước quan tâm, giúp đỡ. Ai cũng mong nhận được số tiền hỗ trợ để mua thêm tấm tôn, miếng gỗ gia cố lại ngôi nhà tạm bợ của mình.

“Khi 71 hộ dân có mặt đầy đủ ở UBND xã thì mỗi hộ chỉ được phát 2 triệu đồng, còn 8 triệu đồng đã bị xã “giữ” lại. Khi các hộ dân thắc mắc thì xã nói lý do “để trả tiền san ủi mặt bằng khu tái định cư”, anh A Đối cho biết.

A Đối cho rằng, nếu có được 10 triệu đồng do nhà nước hỗ trợ, người dân có thể sửa sang được nhà cửa để ngôi nhà được chắc chắn, an toàn hơn khi mùa mưa bão đến. Với số tiền 2 triệu đồng thì không làm được gì cả.

Sau khi người dân yêu cầu xã trả lại tiền thì đến tháng 3/2023, cán bộ dưới xã mới lên họp thôn và phát thêm cho mỗi hộ là 6 triệu đồng.

Khi được hỏi về số tiền 2 triệu được hỗ trợ, A Êm, thôn Đăk Bối, xã Mường Hoong xác nhận: “Với 2 triệu tiền hỗ trợ thì người dân không đủ mua tôn và thuê người xẻ ván gỗ để sửa sang lại nhà cửa. Hiện nay, số tiền do Nhà nước hỗ trợ để nâng cấp nhà cửa và mua vật dụng phòng chống thiên tai đã được người dân tiêu xài hết”.

Anh A Lăm, Trưởng thôn Đăk Bối, xác nhận: “Trước đây tại UBND xã Mường Hoong có phát tiền hỗ trợ cho 71 hộ dân thôn Đăk Bối với mỗi hộ 2 triệu đồng. Đến tháng 3/2023, xã phát thêm 6 triệu đồng cho người dân; còn 2 triệu thì để mua cây giống cho khu tái định cư mới”.

Trưởng thôn Đăk Bối cho hay, khu tái định cư mới được bố trí cách thôn 400m, do sợ sạt lở nên các hộ dân không dám ra đó ở. Việc này phải nhờ kế hoạch của Nhà nước để sớm san ủi mặt bằng cho các hộ dân. Cũng vì các hộ dân không ra khu tái định cư mới ở nên họ yêu cầu phải trả lại tiền.

“Các hộ dân ý kiến, 10 triệu đồng là số tiền nhà nước hỗ trợ người dân nâng cấp nhà ở và mua vật dụng phòng chống thiên tai, không phải để san ủi mặt bằng tái định cư nên đã yêu cầu xã phải trả lại”, A Lăm cho biết thêm.

giữ tiền hỗ trợ để làm tái định cư?

Quá trình tìm hiểu được biết, ngày 26/12/2022, bà Y Thanh, Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei đã có báo cáo về kết quả kiểm tra công tác triển khai thực hiện dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện theo Quyết định 741/QĐ-UBND ngày 18/7/2019 của UBND tỉnh Kon Tum tại thôn Đăk Bối, xã Mường Hoong.

Đoàn kiểm tra xác định, sau khi phát tiền cho các hộ gia đình thuộc diện hỗ trợ, BQLDA ĐTXD huyện (chủ đầu tư) chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, quyền hạn của chủ đầu tư theo quy định tại Mục e, khoản 2, Điều 168, Luật Xây dựng dẫn tới việc để UBND xã và các hộ dân thụ hưởng sử dụng kinh phí sai mục đích.

Bên cạnh đó, sau khi các hộ dân được nhận tiền hỗ trợ, UBND xã Mường Hoong và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) không tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện việc nâng cấp nhà ở và mua vật dụng phòng chống thiên tai của các hộ gia đình được hỗ trợ theo nhiệm vụ được giao.

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?
Ông Lê Bá Thế, Chủ tịch UBND xã Mường Hoong (nay là Chủ tịch UBND xã Đăk Kroong - PV) được xác định mắc nhiều sai phạm trong việc "giữ" 568 triệu đồng tiền hỗ trợ của người dân thôn Đăk Bối (Ảnh: Trần Nghĩa)

Đặc biệt, Chủ tịch UBND xã Mường Hoong (ông Lê Bá Thế) và đại diện các ban, ngành thôn Đăk Bối đã thu 568 triệu đồng của 71 hộ để hỗ trợ tiền cây cối, hoa màu cho các hộ dân đã hiến đất làm khu tái định cư và thuê máy san ủi khu tái định cư tập trung khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép là trái quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư xây dựng; không đúng quy hoạch tổng thể bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025 phê duyệt tại Quyết định 882/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 của UBND tỉnh Kon Tum.

Đồng thời, khi BQLDA ĐTXD báo cáo UBND huyện kết quả kiểm tra các khu tái định cư tại chỗ, phòng NN&PTNT và UBND xã Mường Hoong không thực hiện chỉ đạo của UBND huyện để tham mưu đề xuất biện pháp xử lý kịp thời, dẫn đến gây dư luận kéo dài trong Nhân dân.

Cũng theo báo cáo, Giám đốc BQLDA ĐTXD huyện Đăk Glei (ông Nguyễn Văn Hiềng), Chủ tịch UBND xã Mường Hoong (ông Lê Bá Thế) và Trưởng phòng NN&PTNT phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến khuyết điểm. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND xã Mường Hoong Lê Bá Thế phải thu hồi và hoàn trả số tiền 568 triệu đồng đã thu của các hộ dân trước ngày 10/1/2023.

Ông Lê Bá Thế, cho rằng: “Dự án hỗ trợ tái định cư tại chỗ ban đầu được duyệt 68 hộ dân (tương đương 680 triệu đồng) và bà con lấy về làm mặt bằng hết 497 triệu đồng, còn lại 183 triệu thì bà con chia mỗi hộ 2 triệu đồng. Sau này, phê duyệt đợt 2 thêm 3 hộ (30 triệu đồng) bà con cũng lấy về chia nhau”.

“Khu đất đó (khu đất tái định cư) thanh tra không hiểu, thực tế bà con lấy tiền chia nhau nhưng thanh tra lại tưởng thu hồi lại để mua đất nên vừa rồi anh khắc phục cho dân rồi”, Chủ tịch xã Mường Hoong lý giải.

Khi chúng tôi thắc mắc về số tiền 10 triệu huyện Đăk Glei hỗ trợ để nâng cấp nhà ở và mua vật dụng phòng chống tiên tai nhưng lại được sử dụng để san ủi khu đất tái định cư thì ông Lê Bá Thế cho biết: “Phòng NN&PTNT và UBND xã giám sát không đúng mục đích nên để bà con làm mặt bằng, chính vì vậy cá nhân phải khắc phục cái đó”.

Mặc dù mắc nhiều sai phạm xảy ra tại dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn của thôn Đăk Bối, xã Mường Hoong, ông Lê Bá Thế (lúc đó là Chủ tịch UBND xã Mường Hoong - PV) nhưng đến ngày 13/10, ông Lê Bá Thế lại được Huyện ủy Đăk Glei điều động, luân chuyển về làm Chủ tịch UBND xã Đăk Kroong (huyện Đăk Glei).

(Còn nữa)

Đọc thêm

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước Phóng sự

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước

TTTĐ - Từ chiều 9/9, nước sông Hồng dâng cao, khiến xã đảo Minh Châu (Ba Vì, Hà Nội) nhanh chóng bị bủa vây. Đến hôm sau, dòng nước đục ngầu đã nhấn chìm một phần xã đảo. Nước chảy siết, cuốn theo những khúc củi đen xì và rác từ thượng nguồn. Hai phương thức kết nối giữa Minh Châu với “đất liền” là phà và đập tràn đều bị tê liệt. Xã hoàn toàn rơi vào cảnh cô lập, dập dềnh như chiếc lá mỏng giữa cơn lũ…
Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử Phóng sự

Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử

TTTĐ - Đồng chí Lê Đức Vân (SN 1928) là Trưởng Ban liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu. Ông là nhân chứng lịch sử đã giương cao ngọn cờ cách mạng trong những ngày tháng Tám năm 1945.
Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương

TTTĐ - Vừa qua, CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương

TTTĐ - Tháng 6 vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Từ những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Chiều 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất mẹ đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia. Biển người đau buồn nói lời từ biệt cuối cùng trước linh cữu Tổng Bí thư tưởng chừng sẽ không bao giờ dứt.
Tình người trong những xóm nghèo Phóng sự

Tình người trong những xóm nghèo

TTTĐ - Bôn ba, tha phương, lăn lộn mưu sinh ở xứ người, trong tận cùng của cái nghèo, cái khó, họ - những người lao động tự do - vẫn hun đúc, gìn giữ những giá trị đẹp trong đời. Nhiều câu chuyện về họ thoạt nghe cứ ngỡ như trong cổ tích.
Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm