Tag

Bác sĩ trẻ và cuộc chiến giành sự sống cho bệnh nhân

Sức khỏe 22/03/2021 18:30
aa
TTTĐ - Tuổi đời còn trẻ nhưng Thạc sĩ - bác sĩ Phạm Văn Phúc đã có 4 năm làm việc ở khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Đây là nơi thường xuyên tiếp nhận ca bệnh nặng nên anh cùng đồng nghiệp ngày đêm “đấu trí” với tử thần để giành sự sống cho bệnh nhân.
Những nhân viên y tế, bác sĩ đầu tiên của Bệnh viện Thanh Nhàn được tiêm vắc xin Covid-19 Nhân vật Công Ninh chia sẻ anh và “vợ” hiện tại chỉ uống trà và kể chuyện cổ tích Tiêm vắc xin Covid-19 cho nhân viên y tế, bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Bác sĩ Phạm Văn Phúc là một trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020. Anh cũng là một trong 7 gương mặt tiêu biểu tham gia chương trình giao lưu - tọa đàm gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt Thủ đô năm 2021 với chủ đề "Lan tỏa tinh thần tuổi trẻ sống đẹp". Chương trình do báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp Ban Thi đua Khen thưởng TP Hà Nội và Quận đoàn Hoàn Kiếm tổ chức vào ngày 24/3.

Cuộc chiến cam go

Một trong những khoảnh khắc, khiến bác sĩ Phúc không thể nào quên là khi giành giật sự sống cho bệnh nhân Covid-19 nặng từ tay tử thần. Đầu tháng 3/2020, khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương điều trị cho 5 bệnh nhân mắc Covid-19 nặng.

Việc điều trị, chăm sóc cho những bệnh nhân này vô cùng khó khăn. Diễn biến tình trạng sức khoẻ của họ thay đổi từng giờ. Bên cạnh đó, đây cũng là 1 bệnh mới, 1 căn nguyên mới và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên đòi hỏi các bác sĩ phải tìm phác đồ điều trị cho phù hợp.

Bác sĩ trẻ Phạm Văn Phúc
Bác sĩ trẻ Phạm Văn Phúc

Trong đó, bệnh nhân số 19 là một trong 5 bệnh nhân nặng có thời gian điều trị dài nhất. Bệnh nhân có yếu tố nguy cơ bệnh nặng tuổi cao, nhiều bệnh lý nền như huyết áp, tim. Vì vậy, khi được đưa vào khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân bị biến chứng, gây tràn khí màng phổi, ô xy máu tụt nhiều và diễn biến vô cùng nguy kịch. Ngay lúc ấy, các bác sĩ nhận định chỉ có cách duy nhất là đặt tim phổi nhân tạo (ECMO) mới có thể giữ được mạng sống của người bệnh.

Những ngày sau đó, bệnh nhân 19 cũng có tiến triển tốt lên. Tuy nhiên, do có bệnh lý nền về tim mạch nên sau khi rút ECMO được 4 ngày, vào khoảng 0h48 phút ngày 8/4/2020, bệnh nhân xuất hiện tình trạng ngừng tuần hoàn.

“Thời điểm đó bệnh nhân 19 ngừng tuần hoàn 1 lần trong khoảng 45 phút. Các bác sĩ phải sốc điện đến 3 lần mới tạo được nhịp độ ổn định hơn cho bệnh nhân. Việc cấp cứu ngừng tuần hoàn cho bệnh nhân trong vòng 45 phút thực sự là khủng khiếp”, bác sĩ Phúc nhớ lại.

Bác sĩ Phạm Văn Phúc (bên phải) và bệnh nhân Covid-19 được chữa khỏi
Bác sĩ Phạm Văn Phúc (bên phải) và bệnh nhân Covid-19 được chữa khỏi

Anh cho biết thêm, ê kíp ép tim lúc đó có khoảng 8 người gồm 4 bác sĩ và 4 điều dưỡng, thay nhau thực hiện. Với kinh nghiệm trong nghề, anh và đồng nghiệp hiểu rõ việc ngừng tuần hoàn làm bệnh nhân phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như: Tình trạng nhiễm trùng tăng lên, suy thận, tổn thương phổi nhanh.

Khó khăn, căng thẳng, có lúc tưởng chừng như phải buông tay nhưng bác sĩ Phúc và đồng nghiệp không chịu đầu hàng. Các anh đã đấu trí với tử thần đề giành sự sống về cho bệnh nhân số 19.

“Đêm đó không một ai trong chúng tôi dám ngủ dù rất mệt. Mọi người thay phiên nhau chăm sóc theo dõi bệnh nhân đến khi thực sự ổn định”, bác sĩ Phúc chia sẻ.

Hết lòng vì người bệnh

Đây cũng không phải lần đầu tiên, bác sĩ Phúc cùng đồng nghiệp phải đối diện trực tiếp với “tử thần” để giành sự sống cho bệnh nhân.

Ngoài công việc chuyên môn, bác sĩ Phúc tích cực tham gia hoạt động tình nguyện
Ngoài công việc chuyên môn, bác sĩ Phúc tích cực tham gia hoạt động tình nguyện

Trước đó, một bệnh nhân người Vĩnh Phúc được chẩn đoán viêm phổi, sốc nhiễm trùng nặng đã được đưa vào cấp cứu tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đúng ca trực của bác sĩ Phúc.

Dù đã được đặt ECMO nhưng bệnh nhân có biểu hiện rối loạn đông máu nặng. Khi đó, cơ hội sống sót của bệnh nhân rất mong manh nhưng với sự quyết tâm, bác sĩ Phúc cùng đồng ghiệp đã có những điều chỉnh kịp thời. Một lần nữa, anh và các đồng nghiệp đã chiến thắng “tử thần” giành lại sự sống cho bệnh nhân.

“Đến bây giờ bệnh nhân đó vẫn qua bệnh viện thăm khám và đến cảm ơn ekip bác sĩ. Với chúng tôi không có niềm vui nào lớn hơn khi thấy bệnh nhân khỏi bệnh và sống khỏe mạnh”, bác sĩ Phúc tâm sự.

Cơ duyên đưa bác sĩ Phúc đến với ngành Y bắt nguồn chính những người thân trong gia đình. Bố mẹ thường xuyên đau ốm nên ngay khi còn là cậu bé, anh đã nuôi trong mình quyết tâm trở thành bác sĩ để có thể giúp đỡ gia đình. Ước mơ trở thành hiện thực khi anh đỗ vào trường Đại học Y Hà Nội.

Anh và đồng nghiệp luôn nỗ lực chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân
Anh và đồng nghiệp luôn nỗ lực chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân

Vốn có niềm đam mê với “hồi sức” nên bác sĩ Phúc quyết tâm học tập để được vào công tác tại khoa Hồi sức tích cực. Đây là khoa tiếp nhận, điều trị cho những bệnh nhân nặng và nguy kịch nên áp lực cực kỳ lớn. Tuy nhiên, anh coi đó là thử thách để rèn luyện, nỗ lực hết lòng để hỗ trợ bệnh nhân.

Trong cuộc chiến với Covid-19, bác sĩ Phúc và đồng nghiệp đã phải trải qua nhiều thời điểm cam go. Trong suốt đợt dịch, anh và nhiều nhân viên y tế tại các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 đã tạm quên gia đình để cứu người bệnh. Những bác sĩ, cán bộ y tế tiếp xúc điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19 nặng được tính là F1, sẽ phải cách ly tuyệt đối, gần như không tiếp xúc với đồng nghiệp khác, lẫn người ngoài.

Bác sĩ Phúc cùng nhiều cán bộ y tế nhiều tháng không về nhà, ở liền trong bệnh viện sát cánh cùng Nhân dân chiến đấu với giặc Covid-19.

Với những thành tích xuất sắc đã đạt được, bác sĩ Phúc được vinh danh là một trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2020.

“Đây là thành tích của cả tập thể khoa Hồi sức tích cực và tôi chỉ là người đại diện lên nhận. Tuy nhiên, đây là động lực để tôi nỗ lực hơn nữa, góp phần tích cực trong điều trị bệnh nhân”, bác sĩ Phúc chia sẻ.

Là bác sĩ cách ly điều trị trực tiếp tham gia chăm sóc, điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch vào khoa, bác sĩ Phúc cùng đồng nghiệp triển khai thành công nhiều kĩ thuật cao để điều trị cho bệnh nhân như: Thở máy nâng cao, lọc máu hấp phụ phân tử (lọc Cytokines), Trao đổi oxy qua màng ngoài ngoài cơ thể (ECMO). Nhờ đó toàn bộ các bệnh nhân nguy kịch vào khoa đã được điều trị khỏi bệnh. Trong đó có những bệnh nhân rất nặng, có tình trạng suy đa tạng, từng ngừng tuần hoàn vẫn được cứu sống.

Anh còn là thành viên, thư ký tổ hội chẩn chuyên môn quốc gia, đã tham gia nhiều cuộc hội chẩn trực tuyến để điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng trên toàn quốc. Anh cũng tham gia các nghiên cứu khoa học về bệnh do SARS-CoV2 gây ra: Tham gia nghiên cứu SARS- CoV2 của đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Đại học Oxford tại Việt Nam; Thường xuyên tham gia hoạt động đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp nhằm trang bị kiến thức cơ bản cũng như kinh nghiệm thực tế cho các động nghiệp ở các tuyến cơ sở.

Đọc thêm

Nhà thuốc Central Pharmacy - sẵn sàng đổi mới để phát triển Sức khỏe

Nhà thuốc Central Pharmacy - sẵn sàng đổi mới để phát triển

TTTĐ - Bên cạnh vai trò cung cấp dược phẩm chất lượng, website Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy - nhà thuốc online uy tín - còn là một địa chỉ tra cứu thông tin y học hiện đại, là nguồn cung cấp các kiến thức quý giá về dược liệu và vị thuốc truyền thống của nền y học cổ truyền Việt Nam.
Chấn chỉnh hoạt động khám chữa bệnh tại các cơ sở làm đẹp Tin Y tế

Chấn chỉnh hoạt động khám chữa bệnh tại các cơ sở làm đẹp

TTTĐ - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1764/KCB-QLHN gửi Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương về việc chấn chỉnh hoạt động khám chữa bệnh chuyên khoa phẫu thuật, tạo hình, thẩm mỹ và cơ sở làm đẹp.
Y học cổ truyền Việt Nam tạo ấn tượng tại Hội thảo quốc tế ở Italy Tin Y tế

Y học cổ truyền Việt Nam tạo ấn tượng tại Hội thảo quốc tế ở Italy

TTTĐ - Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Việt Nam cho thấy tiềm năng ra đời loại thuốc thảo dược an toàn và hiệu quả trong phòng và điều trị các vấn đề liên quan huyết khối, trong đó có nhồi máu cơ tim.
Quảng Nam: Ô nhiễm Coliforms tại Bệnh viện đa khoa Sài Gòn Tam Kỳ Tin Y tế

Quảng Nam: Ô nhiễm Coliforms tại Bệnh viện đa khoa Sài Gòn Tam Kỳ

TTTĐ - Công an tỉnh Quảng Nam kiểm tra, phát hiện mẫu nước thải tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Tam Kỳ đang ở mức báo động khi chỉ số vi khuẩn Coliforms vượt quy định tới 480 lần.
Những loại hoa quả khi ăn dễ gây tắc ruột Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những loại hoa quả khi ăn dễ gây tắc ruột

TTTĐ - Ngoài món măng khô, nhiều loại hoa quả ngon, bổ dưỡng nhưng lại ẩn chứa nhiều nguy cơ gây ra tắc ruột.
Những người không nên sử dụng thực phẩm bổ sung collagen thường xuyên? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những người không nên sử dụng thực phẩm bổ sung collagen thường xuyên?

TTTĐ - Việc bổ sung collagen bằng đường uống là một cách thực dễ dàng nhưng lại mang đến nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe và sắc đẹp, đặc biệt là ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên, một số trường hợp không nên sử dụng collagen.
Những dấu hiệu cảnh báo chế độ ăn kiêng thiếu chất Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những dấu hiệu cảnh báo chế độ ăn kiêng thiếu chất

TTTĐ - Việc cắt giảm calo, chế độ ăn “nghèo” dinh dưỡng có thể giúp mọi người giảm cân nhanh nhưng hậu quả cơ thể sẽ có nhiều dấu hiệu “báo động”.
Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi Tin Y tế

Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Báo động tình trạng giả mạo lương y lừa đảo bán thuốc gia truyền Tin Y tế

Báo động tình trạng giả mạo lương y lừa đảo bán thuốc gia truyền

TTTĐ - Thời gian qua, Cục quản lý Y, Dược Cổ truyền (Bộ Y tế) nhận được nhiều phản ánh, khiếu nại của các cơ sở y học cổ truyền làm ăn chân chính, lương y sở hữu bài thuốc y học cổ truyền bị các đối tượng mạo danh, quảng cáo các bài thuốc công dụng "ảo" trên mạng xã hội
Loại vitamin nào giúp tăng chiều cao cho trẻ? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Loại vitamin nào giúp tăng chiều cao cho trẻ?

TTTĐ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Vai trò của Vitamin D3 và K2 cải thiện mật độ xương và tăng trưởng chiều cao ở trẻ em”.
Xem thêm