Tag

Về làng Phú Nhiêu nghe hò Cửa Đình, múa hát Bài Bông

Người Hà Nội 14/03/2024 16:00
aa
TTTĐ - Trong kho tàng văn hóa dân gian của Việt Nam, có vô số biểu diễn đặc sắc như quan họ, trống quân, chèo, tuồng, cải lương… được yêu thích và phổ biến ở nhiều vùng miền, từ đồng bằng đến núi rừng. Trong số đó, hai diễn xuất nghệ thuật đặc trưng là Hò Cửa Đình và Múa hát Bài Bông hiện chỉ còn tồn tại ở nơi duy nhất, đó là thôn Phú Nhiêu, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
Làng Chanh Thôn - nơi lưu giữ và phát triển ca trù Bảo tồn nghề dệt lưới chã làng Văn Lãng

Hò Cửa Đình và Múa hát Bài Bông là câu chuyện về sự tự hào và tinh thần đoàn kết của người dân làng Phú Nhiêu. Những người cao tuổi ở đây vẫn lưu truyền câu chuyện về ngày xưa, khi các vua chúa thường xuyên ghé thăm làng để thưởng ngoạn hội hè và các trình diễn dân gian.

Với lòng hiếu khách và tôn trọng văn hóa, các vị vua đã tặng đình làng một bức hoành phi khảm trai, treo tại đình với bốn chữ "Cận thủy lâu đài" - tượng trưng cho sự quý phái và uy nghi của đình làng. Đồng thời, họ cũng trao cho dân làng bốn chữ "Cổ đạo cận tồn" - là lời nhắc nhở về giá trị của truyền thống và văn hóa.

Về làng Phú Nhiêu nghe hò Cửa Đình, múa hát Bài Bông
Nghi lễ trước khi biểu diễn Hò Cửa Đình và Múa hát Bài Bông

Trong ngày hội chính, dân làng tổ chức lễ dựng cây đám, rước long ngai, bài vị thành hoàng từ miếu về đình dự hội và tế yên vị. Kết thúc phần nghi lễ là chầu hò, múa hát bài bông và bơi trải. Hò Cửa Đình và Múa hát Bài Bông là phần chủ đạo trong lễ hội làng Phú Nhiêu.

Sở dĩ gọi Hò Cửa Đình là vì mọi hoạt động diễn xướng của hò cửa đình cũng như múa hát bài bông chỉ diễn ra tại đình và chỉ trong những ngày làng mở hội. Hò cửa đình mang tính lễ nghi, tín ngưỡng nên có những quy định riêng; những chàng trai tuổi từ 16 đến 39 phải tham gia hội giai hò trong những ngày làng vào đám mở hội.

Về làng Phú Nhiêu nghe hò Cửa Đình, múa hát Bài Bông
Các thiếu nữ xinh đẹp thôn Phú Nhiêu trong trang phục biểu diễn Hò Cửa Đình và Múa hát Bài Bông

Những người tham gia hò ăn mặc chỉnh tề theo lệ làng: Khăn xếp, áo the, quần trúc bâu trắng. Người hò không kể số lượng, chia làm ba nhóm. Nhóm thứ nhất gọi là nhóm cái. Nhóm thứ hai gọi là nhóm lĩnh xướng, nhóm này chia thành ba hàng, mỗi hàng có năm hoặc sáu người. Đây là nhóm tập chung những người có giọng hò tốt, thuộc hết bài hò.

Mỗi người trong nhóm cầm đôi xênh bằng tre khô, dài một ngang tay, rộng hai đốt ngón tay để giữ nhịp cho bài hò. Nhóm còn lại chia làm hai hàng đứng hai bên tả hữu hò phụ hoạ những điệp khúc trong câu đầu của mỗi trổ hò. Mỗi người trong nhóm cầm một dầm bơi chải để múa phụ hoạ. Tất cả đứng quay mặt về phía hậu cung

Về làng Phú Nhiêu nghe hò Cửa Đình, múa hát Bài Bông
Nghệ nhân Nhân dân Lương Văn Tố (áo sẫm) (Ảnh do gia đình nghệ nhân cung cấp)

Mỗi chầu hò phải diễn xướng đủ nội dung của bài hò khoảng 500 câu. Chầu hò gồm có 3 bài: bài Giáo, bài Hò và bài Khóng. Hò cửa đình có nội dung phong phú và làn điệu đa dạng. Bài giáo có nội dung chúc tụng vua chúa, chú tụng đức thành hoàng bản cảnh, chúc tụng mọi tầng lớp nhân dân trong làng và giới thiệu lý do mở hội.

Bài hò là phần quan trọng của chầu hò được chia thành hò đình ngoài và hò đình trong với nội dung ca ngợi chúc tụng thành hoàng làng, ca ngợi quê hương đất nước. Bài Khóng là những lời chúc tụng, cầu mong, ước nguyện cho dân lang khỏe mạnh lễ hội diễn ra tưng bừng, nhộn nhịp.

Hò Cửa Đình và Múa hát Bài Bông từng giành giải A trong liên hoan dân ca dân vũ nhưng mức độ lan tỏa của loại hình văn hóa dân gian này còn khá hạn chế.

Thậm chí những năm đầu sau khi đất nước thống nhất 1975, hội làng cũng có năm không tổ chức hò cửa đình và múa hát bài bông do quá ít người thành thạo, không có kinh phí mua trang phục.

Đến nay, với sự nỗ lực của những người nghệ nhân già như cụ Lương Tất Tố, làn điệu dân gian này dần sống lại trong đời sống văn hóa tinh thần của dân làng Phú Nhiêu nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Tuy những gia truyền quý báu này được lưu giữ nhưng phải đối mặt không ít những thách thức. Sự thay đổi từ xã hội hiện đại và áp lực từ sự phát triển kinh tế đang đặt ra những thách thức lớn trong việc bảo tồn và gìn giữ Hò Cửa Đình và Múa Hát Bài Bông. Để bảo vệ và duy trì những di sản văn hóa này, sự hỗ trợ từ cộng đồng và sự quan tâm từ các cơ quan chính phủ và tổ chức phi chính phủ là cần thiết.

Nghệ nhân Nhân dân Lương Văn Tố, người làm lĩnh xướng đội hò cửa đình mỗi khi hội làng tổ chức diễn xướng, chia sẻ: "Với Hò Cửa Đình và Múa hát Bài Bông không chỉ là việc biểu diễn tốt mà còn là việc truyền dạy cho thế hệ trẻ.

Ở nhiều làng quê khác, thế hệ trẻ hầu như không chí thú với nghệ thuật dân gian thì ở Phù Nhiêu, các em đều coi nghệ thuật này như là dòng máu nuôi sống cơ thể, để lan tỏa tinh thần và nét đẹp của quê hương. Điều này là một phần không thể thiếu trong quá trình bảo tồn và phát triển di sản văn hóa”.

Nghệ nhân Nhân dân Lương Văn Tố nhắc lại lời của GS.TSKH Tô Ngọc Thanh: “Hò Cửa Đình quý như một loại vàng ròng trong kho tàng văn hóa dân gian của vùng đồng bằng Bắc bộ”.

Hò Cửa Đình và Múa hát Bài Bông đã ăn sâu vào tâm thức của mỗi người dân làng Phú Nhiêu. Được tham gia vào Hội giai hò và Đội múa hát Bài Bông là một vinh dự lớn đối với mỗi các nhân, mỗi gia đình và mỗi dòng họ. Cứ như vây, những làn điệu dân ca đó vẫn mãi trường tồn với thời gian, với năm tháng.

Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa dân gian truyền thống như Hò Cửa Đình và Múa hát Bài Bông không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân, một cộng đồng hay một tổ chức mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Chỉ khi chúng ta cùng nhau hành động và gìn giữ, những di sản văn hóa này mới có thể được truyền lại cho thế hệ sau một cách nguyên vẹn và giàu giá trị.

Đọc thêm

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô Người Hà Nội

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô

TTTĐ - Ngày 3/10, tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình gặp mặt phụ nữ tiêu biểu tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ Người Hà Nội

70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ

TTTĐ - Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) bằng một chuỗi các sự kiện văn hóa được tổ chức tại nhiều địa điểm trên khắp thành phố.
Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội Người Hà Nội

Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội

TTTĐ - Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 trên địa bàn Thủ đô nhằm hình thành thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc từ việc đọc sách và xây dựng tủ sách của mỗi gia đình, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Huyền Sâm và những thông điệp gửi gắm tại "Hoa sữa về trong gió" Nhịp điệu cuộc sống

Huyền Sâm và những thông điệp gửi gắm tại "Hoa sữa về trong gió"

TTTĐ - Bộ phim truyền hình “Hoa sữa về trong gió” đang trở thành hiện tượng trong lòng người hâm mộ với nhiều cảnh quay tuyệt đẹp và thông điệp sâu sắc về giá trị gia đình. Với những hình ảnh biểu tượng của Hà Nội như Hồ Gươm, cột cờ Hà Nội và con đường hoa trên phố Phan Đình Phùng, bộ phim không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội xưa đầy hoài niệm, mà còn nói về những giá trị truyền thống tốt đẹp về gia đình và văn hóa người Thủ đô đầy tinh tế.
Dịu dàng Thu trên phố Người Hà Nội

Dịu dàng Thu trên phố

TTTĐ - Tháng 10 vừa chạm ngõ, gõ cửa từng nhà. Gió thu mơn man dạo qua từng con phố, nẻo đường Hà Nội. Người Thủ đô bao đời nay vẫn yêu mùa Thu đến lạ, đón mùa về tựa như người bạn cũ hồi hương sau chuyến đi xa.
Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024 Người Hà Nội

Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024

TTTĐ - Ngày 1/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa Người Hà Nội

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa

TTTĐ - Chiều 30/9, Hội Nhà báo TP Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết về “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa”. Sự kiện nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân Người Hà Nội

Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân

TTTĐ - Sáng 10/10/1954, Hà Nội ngợp trời rừng cờ, hoa, cổng chào, băng rôn và biểu ngữ. Hàng vạn người dân đổ ra đường, rạo rực trong ngày hội lớn, chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Thúc đẩy tình yêu với sách, bồi đắp văn hóa đọc cho cộng đồng Người Hà Nội

Thúc đẩy tình yêu với sách, bồi đắp văn hóa đọc cho cộng đồng

TTTĐ - Đến với Hội Sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024, các đơn vị xuất bản không chỉ mang đến nguồn bồi đắp tri thức, khai mở tâm hồn mà còn thúc đẩy tình yêu với sách, góp phần phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng. Phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với bà Khúc Thị Hoa Phượng - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam để làm rõ hơn về vấn đề này.
Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công Người Hà Nội

Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công

TTTĐ - Ngày 29/9, tại Cụm di tích Đình, Đền, Miếu khu Thượng (phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội), “Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công" được công nhận nghề truyền thống Hà Nội.
Xem thêm