Tag

Ước mơ đẹp nhen nhóm từ những ngày mưa bão của cô giáo 9X

Camera 360 trẻ 05/11/2024 14:04
aa
TTTĐ - Cô giáo 9X Trần Thị Ngân (sinh năm 1993) hiện đang công tác tại trường Phổ thông Hermann Gmeiner Nha Trang – Khánh Hòa và giảng dạy bộ môn Sinh học. Hơn 6 năm gắn bó với nghề sư phạm, nữ giáo viên luôn nỗ lực vươn lên, giữ gìn, vun đắp cho giấc mơ từ tấm bé.
Sẻ chia với các thầy cô giáo, học trò huyện Trấn Yên Cô giáo 9X viết sách về bí quyết khắc phục "mất gốc" tiếng Anh Hoa hậu H’Hen Niê xúc động với câu chuyện của người thầy

Nhất định phải là cô giáo

Nữ giáo viên 9X Trần Thị Ngân sinh ra và lớn lên tại huyện Tân Kỳ thuộc Tỉnh Nghệ An. Khí hậu miền Trung khắc nghiệt, mùa nắng gay gắt như đổ lửa, mùa đông lạnh giá.

Cô trải lòng: Gia đình nội, ngoại của cô đều làm nông nghiệp, kinh tế không mấy khá giả. Để hỗ trợ bố mẹ, buổi sáng, Ngân tới lớp, buổi chiều lên rừng, ra đồng làm nương rẫy, tối về thắp đèn dầu, bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng học bài. Những hôm trăng sáng, cô mang cả chiếu mành ra sân, vừa nằm vừa đọc sách. Được sự giáo dục tốt của bố mẹ, Ngân và các em đi học đầy đủ, tiếp cận với nền kinh tế mới từ sớm và ý thức được rằng, phải cố gắng học hành, đi ra cho biết đó đây, thoát khỏi cái nghèo.

Cô giáo trẻ
Cô giáo 9X Trần Thị Ngân giảng bài trên lớp trong màu xanh áo thanh niên Việt Nam

“Tôi vẫn luôn nhớ hình ảnh cô Sâm dạy tôi lúc lên 5 tuổi. Dáng người cô nhỏ bé, không quản ngày mưa bão, đường bùn sình cao ngang gối, đi bộ cả chục cây số. Mỗi lần lũ trò nhỏ tới lớp luôn thấy cô đứng chờ ngay cửa lớp, hỏi thăm từng em. Ước mơ trở thành giáo viên của tôi nhen nhóm từ mùa mưa bão đó. Khi tôi nói ước mơ của mình cho bố mẹ, họ rất buồn mà rằng: “Người ta đi học, thoát nghèo, rời khỏi miền núi. Còn con thì cứ thích đến những nơi khó khăn. Bố mẹ thương con vất vả nhưng ủng hộ ước mơ của con”, cô giáo trẻ Trần Thị Ngân kể lại.

Thế rồi, cô gái miền Trung theo học ngành Sư phạm, tại trường Đại học Vinh dù rằng trước đó, khi Ngân nộp hồ sơ dự tuyển vào đại học, thầy chủ nhiệm đã khuyên nên theo ngành Y dược, bởi thầy nhận định, với năng lực học tập của Ngân sẽ có thể đỗ Y dược.

Cô giáo trẻ cùng các em học sinh
Cô giáo trẻ cùng các em học sinh thân yêu

Tuy nhiên, niềm đam mê với nghề giáo đã thúc giục cô gái đi theo tiếng gọi của trái tim mình – học Sư phạm. Cô cho rằng, bản thân rất may mắn khi có thầy giáo chủ nhiệm cũ hỗ trợ suốt 4 năm đại học. Những lúc Ngân cần soạn giảng giáo án, đi thực tập hay gặp tình huống sư phạm khó xử, thầy đều giúp đỡ, hướng dẫn cách xử lí khéo léo.

Tốt nghiệp đại học, ra trường với kinh nghiệm non nớt, cùng ước mơ mang con chữ lên vùng cao, cô gái trẻ muốn đi để học hỏi, trải nghiệm nên quyết định gửi đơn xin làm việc tới các câu lạc bộ dạy học miền núi, "cõng chữ" lên vùng cao, miền hải đảo xa xôi. Tuy nhiên, họ sợ cô không đủ sức khỏe, thêm vào đó vì nguồn kinh phí của câu lạc bộ hạn hẹp khó duy trì hoạt động nên Ngân lại phải tìm con đường mới để hiện thực hóa ước mơ của mình.

Nỗ lực vì những em bé thiệt thòi

Sau đó, Ngân quyết định rời Nghệ An vào Nha Trang mang theo khát khao được làm giáo viên. Thế rồi, Ngân may mắn khi được tuyển dụng vào giảng dạy tại trường Phổ thông Hermann Gmeiner Nha Trang, thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội của tỉnh, được bảo trợ bởi Tổ chức SOS Việt Nam và Quốc tế.

Ngôi trường này được thành lập năm 2002, với cơ sở vật chất hiện đại nhất lúc bấy giờ. Trường có 3 cấp học, nhiều thế hệ học sinh và đối tượng trẻ được quan tâm đặc biệt, dành nhiều tình thương nhất là trẻ Làng SOS, những em nhỏ có mảnh đời bất hạnh; mồ côi cha, mẹ; bị bỏ rơi.

Cô giáo Trần Thị Ngân
Cô giáo Trần Thị Ngân luôn hết lòng vì các em học sinh

Nữ giáo viên 9X kể: “Trong 6 năm giảng dạy ở trường, gặp gỡ, trò chuyện để hiểu hơn về từng em học sinh, tôi nhớ Dương, cô trò nhỏ ở Làng SOS. Cô bé sinh ra trong gia đình có 5 chị em gái, một mình mẹ nuôi lớn các em, chị của em bị bệnh nặng. Em kể: Do chị học nhiều, áp lực thoát khỏi cái nghèo nên sinh bệnh, nhà cửa phải bán hết. Vì không đủ kinh tế cho học gần nhà nên đã gửi em từ Ninh Hòa vào Làng SOS. Ở đây, em có gia đình nhỏ cho mình là mẹ nuôi và các chị em cùng hoàn cảnh nâng đỡ, đùm bọc nhau.

Là một giáo viên bộ môn, tôi muốn em theo đuổi giấc mơ của mình. Cuối tuần, tôi đều ghé Làng dạy em học, bổ sung kiến thức, luyện đề cho em. Em rất thích học, thích đọc sách lúc rảnh rỗi. Cô bé kiên cường bây giờ đã trở thành cô sinh viên Y dược. Mỗi lần trở về trường, về Làng, em đều tặng tôi một bức hình những ngày học hành của em. Trước sự mạnh mẽ của em, tôi cảm thấy bản thân đã gặt hái được những quả ngọt trong sự nghiệp dạy học của mình”.

Nữ giáo viên nhớ đến học trò – em Kiều, người dân tộc Rắc-lây, nhà có 3 chị em gái. Bố em tính tình nóng nảy, không chịu chấp nhận nhà 3 chị em gái, nên từ bé, Kiều bị ảnh hưởng tâm lí. Bản thân em luôn nghĩ mình là con trai. Cô giáo Ngân chủ nhiệm em hai năm liên tiếp lớp 6;7.

Nhờ có cô Ngân, Kiều mạnh mẽ, thấy cuộc sống này nhiều màu sắc, đáng yêu hơn. Em tích cực trong các hoạt động của lớp, luôn tươi cười. Tuy nhiên, hai năm sau, mẹ em sinh thêm một em gái. Kiều dần lủi thủi, khép mình lại và xin nghỉ học ở trường.

Nữ giáo viên 9X
Nữ giáo viên 9X rất năng động, sáng tạo

“Sau khi lắng nghe, tôi đưa ra lời khuyên cho Kiều. Em hãy vào trường nghề đi học, như vậy học xong cấp 3 em vừa có bằng văn hóa và vừa có chứng chỉ nghề, em có thể đi làm, trang trải kinh phí cho mình và lo được cho gia đình. Với hoàn cảnh của em, tôi càng quyết tâm hơn nữa trong công tác dạy học của mình; cần giáo dục, nuôi dưỡng tâm hồn, định hướng cho trẻ lựa chọn tương lai”, cô giáo Ngân chia sẻ.

Nữ giáo viên kể lại câu chuyện của cậu học trò Minh Anh. Cậu bé không biết bố mẹ của mình là ai bởi bị bỏ rơi, được đem về Làng trẻ nuôi dưỡng. Cậu bé lớn lên, thông minh lanh lợi nhưng nghe câu nói của em có lẽ ai cũng rơi lệ. Đợt Tết đến, Minh Anh nói với cô giáo Ngân: “Cô ơi, Tết ai cũng có nhà để về, còn con thì không”.

Theo cô giáo 9X, những mảnh đời bất hạnh, hoàn cảnh khác nhau nhưng các em luôn kiên cường trong cuộc sống, dũng cảm trên hành trình của mình. Cô Ngân cũng nhìn vào các em mà mạnh mẽ, bản lĩnh hơn và đã theo đuổi được giấc mơ của mình, có nhiều sáng kiến trong giảng dạy bộ môn, có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.

“Trong quá trình công tác tôi cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận học sinh nhưng luôn nhắc mình, phải là một nhà giáo mẫu mực, lấy giáo dục làm gốc rễ, dạy học sinh “Tiên học lễ - Hậu học văn”. Tôi biết rằng, với sự phát triển của công nghệ - khoa học kỹ thuật, bản thân cần phải luôn nâng cao tình thần học tập, không đánh mất ước mơ của mình”, cô giáo trẻ Trần Thị Ngân bộc bạch.

Với sự cố gắng nỗ lực và lao động miệt mài của mình, cô giáo 9X Trần Thị Ngân đã đạt được nhiều danh hiệu, khen thưởng: Giáo viên giỏi; Chiến sĩ thi đua cơ sở; được nhận giấy khen của nhiều cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh Khánh Hòa. Trong dịp tháng 11 này, cô là một trong những giáo viên tiêu biểu được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” do Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức.

Đọc thêm

“Cơn sóng ngầm” gây nghiện đối với học sinh Camera 360 trẻ

“Cơn sóng ngầm” gây nghiện đối với học sinh

TTTĐ - Không chỉ hút thuốc lá điếu, thuốc lào, mà trong những năm gần đây,sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trở thành hiện tượng phổ biến, đặc biệt với giới trẻ. Điều đáng lo ngại là tình trạng hút thuốc lá điện tử (vape) đang có dấu hiệu gia tăng trong lứa tuổi học sinh, gây ra mối nguy hiểm không chỉ đối với sức khỏe của thế hệ trẻ mà còn ảnh hưởng đến môi trường học đường.
Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới

TTTĐ - Tối 14/11, đoàn đại biểu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản trên tàu SSEAYP đã có buổi gặp mặt và đối thoại với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh. Hoạt động như là lời chào, thể hiện sự hiếu khách của thành phố mang tên Bác đối với bạn bè quốc tế.
TP Hồ Chí Minh đón tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản Camera 360 trẻ

TP Hồ Chí Minh đón tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản

TTTĐ - Chiều 14/11, Thành đoàn TP Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ đón tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP), chở theo 168 đại biểu đến từ 9 quốc gia ASEAN và Nhật Bản đến thăm và hoạt động tại thành phố.
Tỷ lệ học sinh 13-15 tuổi hút thuốc lá điện tử gia tăng nhanh Camera 360 trẻ

Tỷ lệ học sinh 13-15 tuổi hút thuốc lá điện tử gia tăng nhanh

TTTĐ - Xu hướng trẻ hóa của các bệnh mạn tính đang trở thành mối lo ngại lớn cho sức khỏe cộng đồng. Thực tế cho thấy có sự gia tăng và biến đổi của các yếu tố nguy cơ, trong đó có tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng gây bệnh.
Hỗ trợ sinh viên phát huy tiềm năng của bản thân Camera 360 trẻ

Hỗ trợ sinh viên phát huy tiềm năng của bản thân

TTTĐ - Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Ninh Thuận phối hợp với Chi hội Doanh nghiệp huyện Ninh Sơn vừa tổ chức chương trình hỗ trợ, kết nối, phát huy “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện”, “Học sinh 3 tốt” tại Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ TrueCoop Ma Nới.
Vòng 2 cuộc thi Speak up 2024, nơi 600 thí sinh nhí tỏa sáng Camera 360 trẻ

Vòng 2 cuộc thi Speak up 2024, nơi 600 thí sinh nhí tỏa sáng

TTTĐ - Speak up 2024 là cuộc thi tài năng tiếng Anh cho học sinh từ 8 - 16 tuổi do Thành đoàn, Hội đồng Đội TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ phối hợp cùng Tổ chức Giáo dục ILA tổ chức.
Bình Thuận phổ biến kỹ năng tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội Camera 360 trẻ

Bình Thuận phổ biến kỹ năng tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội

TTTĐ - Nhằm hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) và nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên về tác hại của tệ nạn mại dâm, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bình Thuận vừa tổ chức Hội nghị tuyên truyền phòng chống tệ nạn mại dâm.
Đà Nẵng: Thanh, thiếu nhi mong muốn có thêm sân chơi miễn phí Camera 360 trẻ

Đà Nẵng: Thanh, thiếu nhi mong muốn có thêm sân chơi miễn phí

TTTĐ - Phía Tây TP Đà Nẵng là khu vực có diện tích lớn, vị trí địa lý nằm cách xa trung tâm thành phố nên điều kiện để người dân trên địa bàn tiếp cận các trung tâm văn hóa, sân chơi, khu vui chơi giải trí lớn của thành phố còn hạn chế.
Cầu nối sáng tạo, đưa bạn trẻ đến gần với nghệ thuật chèo Camera 360 trẻ

Cầu nối sáng tạo, đưa bạn trẻ đến gần với nghệ thuật chèo

TTTĐ - Với thông điệp "Chèo nảy nhịp xưa, nay hòa sắc mới", dự án “Chèo nảy, chèo nay” hướng đến việc khơi dậy sự "bật nảy" của một nét văn hóa truyền thống nay hòa cùng hơi thở mới của thời đại. Hoạt động được kỳ vọng là cầu nối sáng tạo đưa bạn trẻ đến gần hơn với nghệ thuật chèo.
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường từ thu đổi pin cũ Camera 360 trẻ

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường từ thu đổi pin cũ

TTTĐ - Nhằm hạn chế tình trạng bỏ pin thải chung với rác thải sinh hoạt, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, Đoàn Thanh niên Cơ quan Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tổ chức chương trình “Đổi pin cũ lấy cây xanh - Bảo vệ môi trường”, với sự tham gia tích cực của đông đảo cán bộ, nhân viên Tập đoàn.
Xem thêm