Tag
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Từng bước cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị

Đô thị 10/11/2023 09:13
aa
TTTĐ - Công tác cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị gắn với bảo tồn, phát huy giá trị không gian lịch sử văn hóa, truyền thống tại khu vực nội đô lịch sử là vấn đề được đặt ra trong nhiều chính sách, giải pháp của chính quyền các cấp tại Thủ đô Hà Nội trong nhiều năm qua để triển khai Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Đảm bảo trật tự đô thị ở con đường đẹp nhất Thủ đô Vì sao Sơn Tây được chọn là thành phố di sản của Thủ đô? Lan toả tinh thần đại đoàn kết toàn dân Bảo đảm thực hiện quy hoạch trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá

Tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), các quy định liên quan đến vấn đề cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị tập trung tại các Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 31 và Điều 39. Bên cạnh một số quy định kế thừa từ Luật Thủ đô 2012, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có một số nội dung được sửa đổi và bổ sung mới với những lý do, mục tiêu có tính đặc thù.

Về vấn đề cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị (được quy định tại Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22). Các quy định về cải tạo, chỉnh trang được kế thừa từ quy định của Điều 8, 9 và 10 Luật Thủ đô 2012 và chủ trương của Nghị quyết số 15-NQ/TW: “Cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị gắn với bảo tồn, phát huy giá trị và khai thác hiệu quả, bền vững các công trình, không gian lịch sử văn hóa tại khu vực nội đô lịch sử”.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã quy định cụ thể yêu cầu của Nghị quyết số 15-NQ/TW. Đặc biệt, quy định tại các Điều 19, Điều 20 và Điều 21 quy định rõ các công việc về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị như trong công tác quy hoạch phải chú ý tới các yếu tố về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, xây dựng không gian công cộng, phát huy các hình thái kiến trúc của các khu vực, công trình có giá trị văn hóa, lịch sử; phát triển không gian xanh, không gian ngầm.

Từng bước cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị
Vấn đề cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị được quy định tại Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Ngoài ra, quy định tại Điều 22 của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định những nội dung đặc thù cho công tác cải tạo, chỉnh trang và tái thiết đô thị Thủ đô, bao gồm:“Hỗ trợ cá nhân, tổ chức cải tạo, bảo tồn biệt thự cũ, công trình kiến trúc có giá trị; hỗ trợ cá nhân, tổ chức đầu tư cải tạo, chỉnh trang, tái thiết nhà ở cũ tại phố cổ, phố cũ theo quy chế quản lý kiến trúc và thiết kế đô thị; hỗ trợ kiểm định chất lượng công trình tạo điều kiện để khuyến khích người dân cùng tham gia vào công tác bảo tồn, chỉnh trang và tái thiết đô thị tại khu vực nội đô lịch sử và các khu vực khác của Thủ đô”...

Quy định này là đột phá so với các quy định pháp luật hiện hành nhằm khuyến khích người dân cùng tham gia vào công tác bảo tồn, chỉnh trang và tái thiết đô thị tại khu vực nội đô lịch sử và các khu vực khác của Thủ đô. Quy định này khác với Luật Đầu tư công khi Thủ đô sử dụng ngân sách để hỗ trợ người dân chỉnh trang đô thị như quy định ở trên. Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn nữa, quy định này cần cho phép Nhà nước bằng kinh phí của mình hỗ trợ người dân trong việc cung cấp bản vẽ, thiết kế trong kho tư liệu của nhà nước về công trình hoặc thiết kế phục dựng của các công trình nhà cổ, biệt thự cũ, các công trình kiến trúc có giá trị cần bảo tồn.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng có quy định mới về quỹ bảo tồn khu vực nội đô lịch sử (Điều 22). Quỹ bảo tồn khu vực nội đô lịch sử của Thủ đô là một giải pháp về tài chính nhằm thu hút nguồn vốn ở khu vực tư nhân đầu tư đóng góp và đầu tư cho các hoạt động bảo tồn, sửa chữa, cải tạo, chỉnh trang các công trình kiến trúc ở khu vực nội đô lịch sử nói riêng và các công trình kiến trúc khác có giá trị về văn hoá và lịch sử.

Mô hình quỹ bảo tồn khu vực nội đô lịch sử là quỹ tài chính ngoài ngân sách, Nhà nước chỉ hỗ trợ việc hình thành vốn điều lệ và bảo đảm hoạt động ổn định ban đầu của quỹ. Hoạt động của quỹ sẽ làm giảm gánh nặng về đầu tư của ngân sách Thành phố cho công tác cải tạo, chỉnh trang và tái thiết khu vực nội đô lịch sử.

Quy định mới về phát triển nhà ở và công trình giao thông

Quy định về phát triển nhà ở là một quy định có tính kế thừa và sửa đổi Luật Thủ đô 2012 với những quy định đối với phát triển nhà ở nói chung, nhà ở xã hội nói riêng trên địa bàn Thủ đô.

Trách nhiệm của chủ đầu tư phải hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trước khi đưa công trình nhà ở vào khai thác sử dụng là quy định mới nhằm nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư, bảo đảm tính đồng bộ của việc xây dựng nhà ở với việc xây dựng, hoàn thiện các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, qua đó bảo đảm tốt nhất nhu cầu sinh sống, làm việc của người dân (Khoản 1 Điều 31). Quy định này là cần thiết để hạn chế các chủ đầu tư của các khu nhà ở thương mại chậm trễ trong việc phát triển đồng bộ hạ tầng khi đưa công trình nhà ở vào sử dụng.

Việc quy định việc phát triển nhà ở xã hội ở Thủ đô theo mô hình căn hộ chung cư và giao UBND thành phố Hà Nội quyết định quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội tại điểm a khoản 2 Điều này là phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 80 và khoản 1 Điều 81 dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi theo dự thảo trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội) và đặc biệt phát huy được hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng đất khi xây dựng nhà ở xã hội, hạn chế được tiêu cực trong công tác xây dựng nhà ở xã hội...

Ngoài ra, điểm b khoản 2 Điều 31 cũng quy định cụ thể về công tác lập quy hoạch nhằm ngắn thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết so với thực hiện tuần tự theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị để có thể đẩy nhanh tiến độ lập dự án đầu tư xây dựng và cấp phép xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Từng bước cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị
Dãy khu chung cư cũ trên địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Hà Nội có 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 410km. Sau 12 năm thực hiện Quy hoạch, Hà Nội mới vận hành và khai thác được 13km đường sắt đô thị (tuyến Cát Linh - Hà Đông).

Quyết định số 519/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/3/2016 phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 519/QĐ-TTg) đặt mục tiêu Thành phố Hà Nội phải ưu tiên phát triển vận tải đường sắt đô thị đến 2030 chiếm 25%-30% và sau 2030 là từ 35%-40% ở khu vực đô thị trung tâm. Yêu cầu này đòi hỏi Luật Thủ đô (sửa đổi) phải có giải pháp đột phá, đặc thù để thực hiện được các mục tiêu quy hoạch nêu trên.

Theo Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội gần đây về việc thực hiện chính sách phát triển giao thông đường sắt và sử dụng ngân sách Nhà nước đầu tư vận tải đường sắt, nguồn lực đầu tư cho các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội đến năm 2023 là hơn 39.500 tỷ đồng để đầu tư 4 dự án và nếu đầu tư cho các tuyến đường sắt đô thị còn lại đến năm 2045 (căn cứ theo Quyết định số 519/QĐ-TTg)) thì cần khoảng: 321.484 tỷ đồng (tương đương 13.31 tỷ USD).

Để có thể có thêm nguồn vốn để đầu tư cho các tuyến đường sắt còn lại, một giải pháp chính sách của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là triển khai các Dự án phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (Dự án TOD).

Điểm đặc biệt là dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chỉ lựa chọn quy định Dự án TOD áp dụng cho đường sắt đô thị mà không áp dụng sang các loại hình giao thông khác, như đường bộ là phù hợp với nhu cầu phát triển của Thủ đô cũng như tính phức tạp của một dự án đường sắt đô thị đòi hỏi phải có cơ chế đặc thù. Đối với đường bộ, mô hình phát triển TOD đã và đang được áp dụng từ nhiều năm nay trong công tác quy hoạch mà không cần phải áp dụng cơ chế Dự án TOD như quy định tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tuỳ theo điều kiện phát triển của từng Dự án TOD (điều kiện xây dựng dự án tuyến đường sắt đô thị; điều kiện khai thác quỹ đất ở vùng phụ cận trong khu vực TOD…) mà các dự án TOD sẽ xác định đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị là dự án theo phương thức đầu tư công hay dự án theo phương thức hợp tác đối tác công tư (PPP), như BOT hay BT.

Các dự án xây dựng khu đô thị, nhà ở, trung tâm thương mại, hay khu công nghiệp ở xung quanh khu vực nhà ga sẽ được xác định theo phương thức đấu thầu hoặc đấu giá lựa chọn nhà đầu tư tuỳ theo điều kiện về khả năng giải phóng mặt bằng, điều kiện kỹ thuật khi thực hiện dự án.

Đọc thêm

Tổng rà soát các "điểm đen", "điểm tiềm ẩn" tai nạn giao thông Đô thị

Tổng rà soát các "điểm đen", "điểm tiềm ẩn" tai nạn giao thông

TTTĐ - Các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, rà soát hệ thống kết cấu hạ tầng, tổ chức giao thông trên hệ thống đường bộ; tổng rà soát các “điểm đen”, "điểm tiềm ẩn" tai nạn giao thông và các bất hợp lý trong tổ chức giao thông trên địa bàn thành phố để đề ra phương án, kế hoạch, lộ trình giải quyết.
Đông Triều là thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh Đô thị

Đông Triều là thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

TTTĐ - Sau cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Quảng Ninh chính thức có thành phố thứ 5 là Đông Triều cùng với các thành phố như Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái.
Bình Dương thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ sáng tạo Đô thị

Bình Dương thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ sáng tạo

TTTĐ - Quy hoạch tỉnh Bình Dương, mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là một trong những trung tâm phát triển năng động và toàn diện của khu vực Đông Nam Á, dẫn đầu về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo động lực để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.
Thẻ vé ảo: Tiện ích cho hệ thống vận tải hành khách công cộng Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Thẻ vé ảo: Tiện ích cho hệ thống vận tải hành khách công cộng

TTTĐ - Sau gần 6 tháng triển khai hình thức vé ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống xe buýt, đến nay, đã có 48.221 vé xe buýt phi vật lý được đăng ký, chiếm 47% số thẻ vé tháng. Việc sử dụng thẻ ảo giúp tiết kiệm chi phí phát hành thẻ vật lý, khách hàng không tốn thời gian và chi phí đi lại để nhận và dán tem trên thẻ vé tháng.
Hà Nội triển khai thẻ ảo offline xe buýt trên toàn thành phố Đô thị

Hà Nội triển khai thẻ ảo offline xe buýt trên toàn thành phố

TTTĐ - Từ ngày 20/9, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội triển khai thẻ vé tháng ảo offline (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô.
Thị xã Kinh Môn (Hải Dương) được công nhận là đô thị loại III Đô thị

Thị xã Kinh Môn (Hải Dương) được công nhận là đô thị loại III

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị xã Kinh Môn (Hải Dương)​ là đô thị loại III​​ (phạm vi gồm toàn bộ ranh giới thị xã Kinh Môn, diện tích khoảng 165,34 km2​). Trong đó khu vực nội thị bao gồm 14 phường hiện hữu và xã Hoành Sơn (dự kiến sáp nhập vào phường Duy Tân).
EVN huy động nhân lực phục hồi lưới điện tại Quảng Ninh Đô thị

EVN huy động nhân lực phục hồi lưới điện tại Quảng Ninh

TTTĐ - Để nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, khẩn trương khôi phục cung cấp điện cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã huy động gần 500 cán bộ, thợ điện từ các Tổng công ty để hỗ trợ khôi phục lưới điện tại tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm Đô thị

Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

TTTĐ - Nhằm kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang cùng đoàn công tác đã trực tiếp khảo sát hiện trường dự án Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
EVN khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng Đô thị

EVN khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng

TTTĐ - Tính đến sáng 16/9, EVN khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão Yagi và lũ lụt (tương ứng với tỷ lệ 98%).
Hải Phòng: Đến ngày 26/9, phải di chuyển hết tài sản của dân khỏi chung cư cũ Đô thị

Hải Phòng: Đến ngày 26/9, phải di chuyển hết tài sản của dân khỏi chung cư cũ

TTTĐ - Chỉ đạo khẩn của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, đến ngày 25/9, phải di chuyển hết tài sản của các hộ dân tại các chung cư cũ A7, A8 Vạn Mỹ ra khỏi toà nhà.
Xem thêm