Tag
Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sớm áp dụng cơ chế đặc thù trong xử lý vi phạm giao thông

Muôn mặt cuộc sống 17/07/2024 17:35
aa
TTTĐ - Việc tăng chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông được quy định tại Điều 33, Luật Thủ đô (sửa đổi) được coi là cần thiết để nâng cao tính răn đe và hạn chế các hành vi vi phạm.
Chính thức xử lý vi phạm trật tự giao thông từ phản ánh của người dân Cần thiết lập lại trật tự thị trường vận tải hành khách Thêm 5 tổ công tác đặc biệt xử lý vi phạm giao thông

Hơn 800 vụ tai nạn giao thông xảy ra trong 6 tháng

Thời gian qua, lực lượng chức năng đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm kéo giảm số vụ, số người chết vì tai nạn giao thông. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn xảy ra các vụ tai nạn nghiêm trọng, số vụ tai nạn giao thông và người bị thương còn tăng, tạo gánh nặng rất lớn cho gia đình và xã hội.

Lực lượng CSGT ra quân xử lý vi phạm trật tự ATGT
Lực lượng chức năng xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông

Cùng với đó, ý thức của người tham gia giao thông chưa có chuyển biến lớn; vẫn còn tình trạng sử dụng rượu bia, chất cấm khi tham gia giao thông.

Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn Hà Nội xảy ra 805 vụ tai nạn giao thông làm 339 người chết, 688 người bị thương; so với cùng kỳ năm 2023, tăng 227 vụ (chiếm 39,27%), tăng 8 người chết (2,42%) và tăng 301 người bị thương (77,78%).

Các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý trên 94.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông (ATGT), phạt tiền trên 180 tỷ đồng, tạm giữ trên 35.000 phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trên 21.000 trường hợp.

Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm, các Tổ công tác 141 của Công an thành phố đã phát hiện 502 vụ việc có dấu hiệu tội phạm, bàn giao 564 đối tượng cho các đơn vị chức năng điều tra, giải quyết; đồng thời, phát hiện, xử lý 2.151 trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Thực tế, nguyên nhân vẫn còn tồn tại nghiêm trọng các vi phạm trật tự an toàn giao thông xuất phát từ ý thức của người tham gia giao thông cũng như nhiều quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông chưa đủ tính răn đe và phù hợp với thực tế.

Nâng mức xử phạt hành vi vi phạm cao gấp đôi

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông quý II; phương hướng, nhiệm vụ quý III/2024, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Phó Trưởng ban Thường trực Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn nêu một số giải pháp trọng tâm trong quý III/2024.

Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội kiểm tra một xe khách tại Bến xe Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm). Ảnh: Tuấn Lương
Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội kiểm tra một xe khách tại Bến xe Mỹ Đình (Ảnh: Tuấn Lương)

Theo đó, thành phố kiến nghị Bộ Giao thông vận tải tham mưu Chính phủ, nghiên cứu nâng mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông như: Vi phạm nồng độ cồn, chở quá khổ, quá tải, “cơi nới” thành thùng, quá tốc độ quy định.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn nêu, với việc Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, tới đây thành phố sẽ trình nâng mức xử phạt hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông với mức được phép cao gấp đôi so với mức chung trên toàn quốc.

Theo Điều 33 Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định, HĐND thành phố được quy định mức tiền phạt cao hơn nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm, giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Việc tăng chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông được coi là cần thiết để nâng cao tính răn đe và kiềm tỏa các hành vi vi phạm. Nếu chế tài xử phạt nghiêm khắc, người vi phạm khi đối diện với hành vi vi phạm nào đó sắp xảy ra sẽ có sự đắn đo, suy nghĩ.

Điều này có thể thấy rõ với hành vi sử dụng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông. Sau khi chế tài xử phạt đối với hành vi này được nâng lên rất cao trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ thì những “ma men sau tay lái” đã giảm hẳn. Thậm chí, trong thời gian đầu khi lực lượng chức năng ra quân thực hiện Nghị định này, nhiều quán bia, quán nhậu đã rơi vào tình trạng vắng vẻ một cách không ngờ. Dịch vụ xe ôm, taxi đưa đón người đi nhậu cũng “ăn nên làm ra” một cách đáng kể.

Đây chính là ví dụ điển hình cho thấy tác động tích cực của chế tài xử phạt đối với thái độ hành vi của người vi phạm. Tuy nhiên, bên cạnh chế tài xử phạt, yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự hiệu quả của công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông nằm ở công tác thực thi pháp luật của lực lượng chức năng.

Cùng với đó, việc nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông và cả người không tham gia giao thông (người bán hàng trên vỉa hè) cần được ưu tiên; đồng thời quản lý tốt phương tiện để phòng ngừa nguy cơ gây tai nạn giao thông; tập trung cải thiện và quản lý tốt cơ sở hạ tầng.

Với các giải pháp đồng bộ cùng những cơ chế đặc thù quy định tại Luật Thủ đô (sửa đổi) khi có hiệu lực thi hành sẽ giúp kịp thời ngăn chặn và xử lý dứt điểm các vi phạm, từ đó bảo vệ tốt hơn tính mạng, sức khỏe của người dân, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Đọc thêm

Quận Cầu Giấy khẩn trương vào cuộc khắc phục hậu quả bão Yagi Muôn mặt cuộc sống

Quận Cầu Giấy khẩn trương vào cuộc khắc phục hậu quả bão Yagi

TTTĐ - Ngay từ sáng sớm 8/9, các lực lượng chức năng quận Cầu Giấy (Hà Nội) và Nhân dân trên địa bàn đã khẩn trương vào cuộc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 (tên quốc tế Yagi).
Không để người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi mưa bão Muôn mặt cuộc sống

Không để người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi mưa bão

TTTĐ - Chủ tịch Uỷ ban MTTQ TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương yêu cầu Mặt trận các cấp rà soát, kịp thời có phương án hỗ trợ hoặc đề xuất hỗ trợ sửa chữa nhà cửa cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người già, người neo đơn, gia đình chính sách; kịp thời cung cấp lương thực, thực phẩm và các vận dụng thiết yếut; không để người dân nào bị đói, bị rét, không để hộ gia đình nào gặp khó khăn do ảnh hưởng của mưa bão mà không được giúp đỡ.
Hà Nội: Hơn 300 công trình hư hỏng do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội: Hơn 300 công trình hư hỏng do bão số 3

TTTĐ - Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn Hà Nội đã có mưa to, gió lớn, tập trung trong ngày và đêm 7/9, để lại hậu quả hết sức nặng nề cả về người và tài sản.
Vận động sơ tán 708 người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm Muôn mặt cuộc sống

Vận động sơ tán 708 người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

TTTĐ - Với phương châm 4 tại chỗ, Quận uỷ, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã huy động tổng lực các đơn vị tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
Huy động mọi lực lượng khắc phục hậu quả bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Huy động mọi lực lượng khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Chính quyền các cấp, lực lượng chức năng và người dân Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau bão số 3, dọn dẹp cây xanh bị gãy đổ, bảo đảm tiêu thoát nước...
Huyện Mỹ Đức vận hành 3 trạm bơm, 7 tổ máy để tiêu úng Muôn mặt cuộc sống

Huyện Mỹ Đức vận hành 3 trạm bơm, 7 tổ máy để tiêu úng

TTTĐ - Tính đến 8h ngày 8/9/2024, trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội có khoảng 654 ha lúa mùa, 48 cây bóng mát bị đổ do bão số 3. Thực hiện công tác khắc phục, Ban Thường vụ Huyện uỷ Mỹ Đức chỉ đạo cắt bỏ những cây bị đổ, đảm bảo an toàn giao thông; chỉ đạo dọn dẹp, vệ sinh môi trường tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; hướng dẫn Nhân dân dựng, buộc lúa.
Nhiều địa phương được cấp điện trở lại trong ngày hôm nay Muôn mặt cuộc sống

Nhiều địa phương được cấp điện trở lại trong ngày hôm nay

TTTĐ - Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) vừa cho biết, ngay khi bão qua đi, các công nhân của EVNNPC đã nhanh chóng khắc phục sự cố để kịp thời cấp điện trở lại sớm nhất có thể cho khách hàng trong ngày hôm nay (8/9).
Công nhân Điện lực miền Bắc trắng đêm khắc phục sự cố lưới điện Muôn mặt cuộc sống

Công nhân Điện lực miền Bắc trắng đêm khắc phục sự cố lưới điện

TTTĐ - Do ảnh hưởng của siêu bão Yagi (bão số 3), tại các tỉnh miền Bắc đã xảy ra rất nhiều sự cố lưới điện. Ngay khi gió lặng, những người thợ áo cam đã hối hả ra quân kiểm đếm thiệt hại; khoanh vùng sự cố, khẩn trương khôi phục lưới điện với mục tiêu cấp điện trở lại sớm nhất có thể, giúp bà con nhanh chóng ổn định cuộc sống sau cơn bão dữ.
EVNNPC huy động toàn bộ nhân lực khắc phục hậu quả sau bão Muôn mặt cuộc sống

EVNNPC huy động toàn bộ nhân lực khắc phục hậu quả sau bão

TTTĐ - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Điện lực miền Bắc Đỗ Nguyệt Ánh vừa chỉ đạo Ban điều hành tổng công ty kịp thời tổng chỉ huy điều động nhân lực, vật lực từ tất cả đơn vị trong EVNNPC để hỗ trợ các Công ty Điện lực khắc phục hậu quả ngay khi bão số 3 đi qua.
Quận Tây Hồ: Không thiệt hại về người trong bão Yagi Muôn mặt cuộc sống

Quận Tây Hồ: Không thiệt hại về người trong bão Yagi

TTTĐ - Theo báo cáo mới nhất của UBND quận Tây Hồ (Hà Nội), đến thời điểm 7h ngày 8/9, trên địa bàn không có thiệt hại về người, không có sự cố về đê điều và điện trong siêu bão Yagi.
Xem thêm