Tag

Bảo đảm thực hiện quy hoạch trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Quy hoạch - Xây dựng 10/11/2023 15:57
aa
TTTĐ - Qua gần 10 năm thi hành Luật Thủ đô 2012, việc thực hiện một số mục tiêu, giải pháp, quy định đề ra trong Luật Thủ đô 2012 còn nhiều tồn tại, hạn chế. Tuy nhiên, tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) các quy định liên quan đến vấn đề quy hoạch và bảo đảm thực hiện quy hoạch đã được được sửa đổi và bổ sung mới.
Phối hợp chặt chẽ trong quá trình Quốc hội cho ý kiến vào dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) Hôm nay, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) “Cơ hội vàng” định vị và kiến tạo Thủ đô trong tương lai Cần nhiều giải pháp đặc thù bảo vệ môi trường Thủ đô

Phân quyền điều chỉnh quy hoạch cho Hà Nội

Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định: “Xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách để phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị. Sử dụng các công cụ quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các công cụ thị trường khác để điều tiết, kiểm soát chặt chẽ sự gia tăng dân số đô thị… xây dựng khung pháp lý cho phát triển đô thị thông minh, quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị và không gian ngầm đô thị”.

Tiếp đến, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định mục tiêu đến năm 2030: “Thủ đô Hà Nội là thành phố Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực”.

Qua gần 10 năm thi hành Luật Thủ đô 2012, việc thực hiện một số mục tiêu, giải pháp, quy định đề ra trong Luật Thủ đô 2012 còn nhiều tồn tại, hạn chế, thiếu quy định trong một số lĩnh vực, đặc biệt là công tác lập, quản lý, triển khai thực hiện quy hoạch chung, quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành, nhất là trong quy hoạch quản lý không gian, không gian ngầm, công trình kiến trúc cổ, bảo tồn và phát triển văn hóa và quy hoạch xây dựng nhà ở, khu đô thị. Vấn đề này đòi hỏi cần phải có các giải pháp được quy định trong Luật Thủ đô (sửa đổi).

Các quy định liên quan đến vấn đề Quy hoạch và bảo đảm thực hiện quy hoạch được quy định tại một số Điều của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi, tập trung ở Điều 19 và Điều 20. Bên cạnh một số quy định kế thừa từ Luật Thủ đô 2012, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có một số nội dung được sửa đổi và bổ sung mới với những lý do, mục tiêu có tính đặc thù.

Bảo đảm thực hiện quy hoạch trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) các quy định liên quan đến vấn đề quy hoạch và bảo đảm thực hiện quy hoạch đã được được sửa đổi và bổ sung mới

Cụ thể, phân quyền điều chỉnh quy hoạch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng cho thành phố Hà Nội (Khoản 3, Điều 19). Đây là một quy định mới nhằm tạo điều kiện chủ động cho UBND thành phố Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của thành phố đã được Bộ Xây dựng thẩm định và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tương tự như các địa phương khác có tốc độ đô thị hoá nhanh (như Nghệ An, Thanh Hóa, Khánh Hòa, thành phố Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh), công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng của các địa phương thường kéo dài trong một khoảng thời gian (vài năm), tạo nên độ trễ nhất định so với xu hướng, mục tiêu, định hướng và thực tiễn phát triển của địa phương.

Mặc dù các quy hoạch đều có những dự báo, tính toán nhưng chủ yếu ở mức độ vĩ mô, trong khi quá trình triển khai quy hoạch có thể cần phải có những điều chỉnh cục bộ cho phù hợp với thực tế khách quan nhưng không phá vỡ các chỉ tiêu, định hướng của quy hoạch. Nếu thực hiện thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch lại phải thực hiện lập, thẩm định và phê duyệt theo pháp luật hiện hànhsẽ tiếp tục gây trễ việc thực hiện quy hoạch.

Để bảo đảm việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch không làm phá vỡ quy hoạch chung do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quy định tại khoản 3 Điều 19 đã quy định UBND thành phố Hà Nội quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch trên cơ sở trình tự, thủ tục Thủ tướng Chính phủ quy định. UBND thành phố Hà Nội phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện việc điều chỉnh cục bộ.

Từng bước cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị

Cùng với việc phân quyền điều chỉnh quy hoạch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng cho thành phố Hà Nội, công tác di dời các cơ sở, đơn vị trong khu vực nội đô lịch sử và khu vực đô thị trung tâm (Khoản 1 Điều 20 và Khoản 2 Điều 20) cũng được quan tâm.

Theo đó, các quy định này kế thừa và có sự điều chỉnh so với quy định tại Điều 9 Luật Thủ đô 2012, phù hợp với Nghị quyết 15-NQ/TW nhằm hạn chế mở rộng diện tích sử dụng đất của các bệnh viện hiện có, không mở rộng xây mới các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, nghề nghiệp… trong khu vực nội đô lịch sử.

Quy định mới này điều chỉnh cho phép mở rộng quy mô giường bệnh là cần thiết, phù hợp với thực tiễn, vì hiện nay, dân số của Hà Nội khoảng 8,5 triệu người. Đặc biệt tính từ năm 2009 đến nay, tỷ lệ tăng dân số ở đô thị là 49,82% trong khi ở nông thôn chỉ là 7,46%. Như vậy, việc tiếp tục duy trì một số bệnh viện hiện có với quy mô phù hợp,vừa đáp ứng được nhu cầu của dân cư của Hà Nội và người dân cả nước, đồng thời đáp ứng mục tiêu di dời các cơ sở y tế gây ô nhiễm ra khỏi đô thị trung tâm được quy định tại Khoản 2, Điều 20.

Bảo đảm thực hiện quy hoạch trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Vấn đề quy hoạch vùng phụ cận của tuyến đường giao thông và thu hồi đất trong vùng phụ cận được quy định tại Khoản 6 Điều 3 và Khoản 4 Điều 20 Luật Thủ đô (sửa đổi)

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng đề cập tới việc sử dụng quỹ đất sau di dời để ưu tiên sử dụng, xây dựng công trình công cộng, phúc lợi xã hội và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa (Khoản 3 Điều 20).

Theo đó, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đề nghị điều chỉnh theo hướng quy định rõ quỹ đất sau khi di dời chỉ được sử dụng để xây dựng công trình công cộng, phúc lợi xã hội, như: Trường học phổ thông, thư viện, không gian, công trình văn hoá và thể thao,công viên, vườn hoa, cây xanh,.. để phục vụ cho dân cư trong đô thị trung tâm (hiện còn thiếu). Do đó, đề nghị sửa đổi lại quy định hiện tại Khoản 3 Điều 20 theo nội dung này, không nên bó hẹp chỉ sử dụng quỹ đất sau khi di dời cho “không gian công cộng”.

Về vấn đề quy hoạch vùng phụ cận của tuyến đường giao thông và thu hồi đất trong vùng phụ cận (Khoản 6 Điều 3 và Khoản 4 Điều 20). Đây là các quy định mới về vùng phụ cận được ghi nhận tại Luật Đất đai 2013 và tiếp tục được củng cố, quy định dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Các đặc điểm về quy hoạch và sử dụng vùng phụ cận của pháp luật đất đai phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Thủ đô 2012 và quy định tại Điều 31 Luật Quy hoạch đô thị 2009.

Mục tiêu xác định rõ khái niệm, phạm vi vùng phụ cận và công tác thu hồi đất trong vùng phụ cận là rất cần thiết để có thể phát triển được hạ tầng kỹ thuật cho các đô thị và Nhà nước có thể tiến hành thu hồi đất để tiến hành chỉnh trang đô thị (như chỉnh trang hai bên tuyến đường, xây dựng các nhà ga, công trình xây dựng ở điểm đầu mối giao thông hiện đại, phù hợp với năng lực vận tải của hệ thống giao thông công cộng…), nâng cao hiệu quả sử dụng đất và Nhà nước thu hồi được lợi ích địa tô khi phát triển công trình hạ tầng thay vì để lợi ích này thuộc về khu vực tư nhân.

Mục tiêu quy định vấn đề quy hoạch và thu hồi đất trong vùng phụ cận nêu trên phù hợp với định hướng được đề ra tại Nghị quyết 06-NQ/TWcủa Bộ Chính trị năm 2022: “Hoàn thiện hành lang pháp lý và mô hình tổ chức phù hợp để Nhà nước quản lý thị trường bất động sản, kiểm soát và sử dụng hiệu quả giá trị gia tăng từ đất khi hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư mở rộng và khai thác quỹ đất hai bên tuyến đường nhằm tạo nguồn thu cho đô thị”.

Đây là nội dung đã được quy định thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 98/2023/QH15. Đồng thời là giải pháp đột phá để giải quyết vấn đề giao thông đô thị, liên vùng, gắn với việc cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị, nhất là khu vực nội đô của Hà Nội.

Đọc thêm

Tỉnh Bình Dương hướng tới phát triển “xanh” Quy hoạch - Xây dựng

Tỉnh Bình Dương hướng tới phát triển “xanh”

TTTĐ - Theo Quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Dương phát triển song hành cùng với công tác bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu “Bình Dương xanh".
Lâm Đồng: Nhiều cán bộ bị kỷ luật liên quan 17 biệt thự xây không phép Quy hoạch - Xây dựng

Lâm Đồng: Nhiều cán bộ bị kỷ luật liên quan 17 biệt thự xây không phép

TTTĐ - 2 cán bộ, công chức bị khiển trách; 2 tập thể và 5 cán bộ, công chức bị phê bình vì liên quan 17 biệt thự vi phạm xây dựng tại xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Hải Dương: Quy định diện tích công trình xây dựng trên đất nông nghiệp Quy hoạch - Xây dựng

Hải Dương: Quy định diện tích công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành quy định diện tích công trình được phép xây dựng trên đất nông nghiệp.
Hải Phòng kiên quyết di dời 2.600 hộ dân ở chung cư nguy hiểm Quy hoạch - Xây dựng

Hải Phòng kiên quyết di dời 2.600 hộ dân ở chung cư nguy hiểm

TTTĐ - Hải Phòng bố trí tạm cư cho 1.000 hộ dân có hồ sơ thuê nhà, đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định về các khu chung cư mới xây HH1, HH2, HH3, HH4… và trợ cấp 3 triệu đồng/hộ/tháng tiền thuê nhà cho 1.600 hộ dân còn lại trong 2 năm.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đề nghị khẩn trương lập thủ tục gia hạn sử dụng đất Quy hoạch - Xây dựng

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đề nghị khẩn trương lập thủ tục gia hạn sử dụng đất

TTTĐ - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có văn bản đề nghị các tổ chức sử dụng đất đang đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh khẩn trương lập thủ tục gia hạn khi hết hạn sử dụng đất.
Bình Dương sẽ có thêm 26.000 căn nhà ở xã hội Quy hoạch - Xây dựng

Bình Dương sẽ có thêm 26.000 căn nhà ở xã hội

TTTĐ - UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch số 4701/KH-UBND về việc triển khai Đề án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trên địa bàn tỉnh năm 2024 - 2025.
Hải Dương: Yêu cầu UBND cấp huyện rà soát dự án chậm tiến độ Quy hoạch - Xây dựng

Hải Dương: Yêu cầu UBND cấp huyện rà soát dự án chậm tiến độ

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản yêu cầu UBND cấp huyện không để lọt dự án chậm tiến độ, triển khai không bảo đảm quy định.
Hải Dương: Xây dựng sai phép tràn lan, trách nhiệm của ai? Quy hoạch - Xây dựng

Hải Dương: Xây dựng sai phép tràn lan, trách nhiệm của ai?

TTTĐ - Buông lỏng quản lý, nhiều công trình xây dựng sai quy hoạch, sai giấy phép khiến bộ mặt kiến trúc trên tuyến đường Trường Chinh, TP Hải Dương lộn xộn, không bảo đảm tính mỹ quan đô thị.
Quảng Nam tập trung nguồn lực phát triển đô thị phía Đông Bất động sản

Quảng Nam tập trung nguồn lực phát triển đô thị phía Đông

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam vừa giao nhiệm vụ cho các sở, ngành, đơn vị liên quan, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phát triển đô thị loại I tại các huyện Tam Kỳ, Núi Thành và Phú Ninh.
Triển khai có hiệu quả việc thi hành Luật đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản Quy hoạch - Xây dựng

Triển khai có hiệu quả việc thi hành Luật đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 79/CĐ-TTg ngày 13/8/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tổ chức triển khai có hiệu quả việc thi hành Luật đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.
Xem thêm