TP HCM: Triển khai Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thực phẩm
TP HCM tập trung đẩy mạnh trong công tác quản lý nguồn thịt heo nhập từ các tỉnh ngoại thành
Bài liên quan
TP HCM: Toàn bộ học sinh lớp 9 làm bài khảo sát năng lực ngoại ngữ
TP HCM: Huy động trên 12.000 nhân lực thực hiện tổng điều tra dân số và nhà ở
TP HCM: Thành lập Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật, tập trung giải quyết dứt điểm ngập nước
Theo thống kê từ Ban Quản lý An toàn thực phẩm (ATPP) TP HCM cho biết, trung bình mỗi ngày TP tiêu thụ khoảng 10.000 con heo có xuất xứ từ các tỉnh đưa về và tại thành phố, hiện đang có 3.917 hộ chăn nuôi heo nên khả năng lây nhiễm loại dịch bệnh này rất cao. Từ đó, việc đảm bảo sự an toàn của nguồn thịt được tiêu thụ trên địa bàn TP là rất khó khăn, đặc biệt đối với những nguồn hàng được nhập vào từ các tỉnh thành tại các chợ đầu mối và tại các cửa ngõ.
Đơn cử là trường hợp ngày 9/3, Đội Quản lý ATTP chợ Bình Điền (thuộc Ban Quản lý ATTP TP), đã tổ chức kiểm tra sạp Hai Hụi (H1 191) kinh doanh thịt heo tại chợ đầu mối Bình Điền. Tại đây, đội quản lý phát hiện bà Nguyễn Thị Mỹ có 626 kg thịt heo, nhưng trên thân thịt không có dấu kiểm soát giết mổ, các móng chân bong tróc, có biểu hiện bệnh lở mồm long móng; không có Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh. Điều này đã làm dấy lên mối quan ngại của người dân về việc đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ cho bữa ăn hàng ngày.
Đứng trước tình hình này, UBND TP HCM đã trực tiếp chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý ATTP TP chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan rà soát và tham mưu sửa đổi quy chế nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo; tham mưu quy chế quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm, trứng gia cầm phù hợp với thực tế, đảm bảo hiệu quả, đúng quy định pháp luật.
Đồng thời, TP HCM cũng yêu cầu Ban Quản lý ATTP tích cực phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông TP trong việc tiếp nhận các phần mềm quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm, cùng các dữ liệu liên quan từ Công ty TNHH Chế tạo máy và Dịch vụ Công nghệ cao TE.
Mặt khác, tiến hành tổ chức lấy mẫu kiểm nghiệm, đánh giá các chỉ tiêu về bảo đảm ATTP đối với sản phẩm thịt heo, thịt gia cầm và trứng gia cầm tham gia đề án; qua đó, xác định các mối nguy cần tăng cường kiểm soát và có biện pháp xử lý khi kết quả phân tích mẫu giám sát không bảo đảm ATTP; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt công tác phối hợp với các cơ quan quản lý các tỉnh đối với các cơ sở tham gia đề án trên địa bàn tỉnh, để kịp thời phát hiện và xử lý đúng quy định các trường hợp vi phạm.
Bên cạnh đó, TP cũng giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đóng vai trò là đầu mối liên hệ với các tỉnh lân cận trong phối hợp triển khai đề án. Đồng thời, đây cũng là đầu mối liên hệ cơ quan chuyên ngành thú y các tỉnh trong quá trình triển khai đề án.
Cùng với đó, UBND TP giao Sở Công thương TP chủ trì, phối hợp với 3 chợ đầu mối của TP và các sở, ngành, đơn vị liên quan trong việc ban hành quy chế hoạt động của chợ; trong đó có nội dung liên quan trách nhiệm của các tiểu thương kinh doanh trong chợ, nếu vi phạm quy định về bảo đảm ATTP nhiều lần sẽ bị hạn chế hoặc cấm kinh doanh thông qua hợp đồng thuê quầy, sạp theo định quy định pháp luật.
Mặc khác, TP HCM cũng đề nghị đến Công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh chợ đầu mối Nông sản thực phẩm Hóc Môn, Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ Bình Điền cần tập trung và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các chủ thể kinh doanh thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm tham gia đầy đủ các quy định của đề án; đồng thời kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của chủ tham gia đề án kinh doanh trong chợ.