Tag

Tơ sen giữ hồn lụa Việt

Người Hà Nội 12/10/2021 17:27
aa
TTTĐ - Ít ai ngờ người phụ nữ có nụ cười hiền từ, nước da ngăm nâu, bàn tay rám nắng lại là nghệ nhân giữ hồn lụa Việt. Bà là Phan Thị Thuận - một trong 9 “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2021.
Làng lụa Vạn Phúc lưu truyền thương hiệu “Đệ nhất tinh xảo” Bài 8: “Quê lụa” khoác lên mình tấm áo mới

Cách trung tâm Hà Nội 40km, làng nghề nuôi tằm, dệt lụa truyền thống Phùng Xá (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã có từ lâu đời. Tại đây, nghệ nhân Phan Thị Thuận (70 tuổi) dành cả đời để đóng góp cho việc khôi phục làng nghề dệt vải truyền thống của Thủ đô và tìm hướng đi mới cho lụa.

Hiện Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận là Giám đốc Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức; Hội viên Hội nông dân xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức. Bà Thuận là người đầu tiên ở Việt Nam sản xuất thành công lụa dệt bằng tơ sen.
Hiện Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận là Giám đốc Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức, Hội viên Hội nông dân xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức. Bà là người đầu tiên ở Việt Nam sản xuất thành công lụa dệt bằng tơ sen
Thời điểm mùa sen từ tháng 5 đến tháng 9 dương lịch, cũng là lúc bà Thuận bắt đầu vào công đoạn lựa chọn và khai thác tơ sen, bà luôn ưu tiên chọn những thân cây sen tươi vì lúc đó thân sen cho ra nhiều sợi tơ. Để có đủ nguyên liệu dệt, bà và gia đình đã đi khắp trong và ngoài huyện tìm đầm sen đặt mua nguyên liệu.
Thời điểm mùa sen từ tháng 5 đến tháng 9 Dương lịch cũng là lúc bà Thuận bắt đầu vào công đoạn lựa chọn và khai thác tơ sen, bà luôn ưu tiên chọn những thân cây sen tươi vì lúc đó thân sen cho ra nhiều sợi tơ. Để có đủ nguyên liệu dệt, bà và gia đình đã đi khắp trong và ngoài huyện tìm đầm sen đặt mua nguyên liệu
Thân sen được thu hoạch về đều được rửa sạch bùn và làm sạch gai để tiện cho việc rút sợi. Việc nghiên cứu làm lụa tơ sen thành công từ năm 2017, tuy nhiên bà Thuận cho hay, những sản phẩm lúc đầu ra chưa ưng ý sau khi trải qua quá trình sử dụng.
Thân sen thu hoạch về được rửa sạch bùn và làm sạch gai để tiện cho việc rút sợi. Việc nghiên cứu làm lụa tơ sen thành công từ năm 2017, tuy nhiên bà Thuận cho hay, những sản phẩm lúc đầu ra chưa ưng ý...
Tơ sen giữ hồn lụa Việt
Mỗi thân sen làm ra một mét sợi tơ to và để lấy được sợi tơ sen bà Thuận phải dùng dao khứa quanh cuống sen, sau đó dùng tay vặn và kéo tơ ra. Để làm công đoạn này, thợ thạo việc cũng mất gần một tháng. "Chúng tôi yêu cầu chính xác vì nếu làm ẩu sẽ làm sợi tơ bị đứt hoặc ngắn. Một thợ thạo việc rút trung bình gần 200 cuống lá sen một ngày", bà Thuận nói
Tơ rút xong được cho vào ống và guồng. Tất cả công đoạn đều được làm thủ công.
Tơ rút xong được cho vào ống và guồng. Tất cả công đoạn đều được làm thủ công
 Quá trình quay sợi người quay phải luôn chăm chú điều chỉnh để sợi không bị đứt.
Quá trình quay sợi người quay phải luôn chăm chú điều chỉnh để sợi không bị đứt
Tơ sen khi rút ra khỏi thân cây gặp nước luôn có màu trắng đục, nhưng khi khô và se thành sợi sẽ dần chuyển sang màu trắng sáng.
Tơ sen khi rút ra khỏi thân cây gặp nước luôn có màu trắng đục nhưng khi khô và se thành sợi sẽ dần chuyển sang màu trắng sáng
Công đoạn cuối cùng là dệt thành tấm lụa trên máy. Công đoạn đòi hỏi người đứng máy phải khéo léo tạo hình ngay khi đưa đẩy con thoi.
Công đoạn cuối cùng là dệt thành tấm lụa trên máy. Công đoạn đòi hỏi người đứng máy phải khéo léo tạo hình ngay khi đưa đẩy con thoi
Những chiếc khăn, tấm lụa sau khi được luộc ở nhiệt độ cao trong hơn một tiếng sẽ tan hết nhựa sen, sau đó phơi trong môi trường khô thoáng và có nắng.
Những chiếc khăn, tấm lụa sau khi được luộc ở nhiệt độ cao trong hơn một tiếng sẽ tan hết nhựa sen, sau đó phơi trong môi trường khô thoáng và có nắng
Để hoàn thiện một chiếc khăn lụa tơ sen đòi hỏi người thợ phải tập trung và có tình yêu với nghề dệt, vì quá trình này trải qua tới 14 công đoạn.
Để hoàn thiện một chiếc khăn lụa tơ sen đòi hỏi người thợ phải tập trung và có tình yêu với nghề dệt, vì quá trình này trải qua tới 14 công đoạn
Cần tới 4.800 cuống sen cho một chiếc khăn quàng cổ dài 1,7 m, giá thành hơn 8 triệu đồng. Sản phẩm lụa từ tơ sen bền, mát và có thể làm thành túi, vỏ bọc sổ sách, đồ trang trí trong nhà, đóng khung treo tường... Trong đó, được ưa chuộng nhất là khăn quàng cổ.
Cần tới 4.800 cuống sen cho một chiếc khăn quàng cổ dài 1,7m, giá hơn 8 triệu đồng. Sản phẩm lụa từ tơ sen bền, mát và có thể làm thành túi, vỏ bọc sổ sách, đồ trang trí trong nhà, đóng khung treo tường... Trong đó, được ưa chuộng nhất là khăn quàng cổ
Tơ sen giữ hồn lụa ViệtMột chiếc khăn làm thủ công bằng lụa tơ sen mất 0,07gr tơ, nhiều người cùng làm trong một tháng và 7 ngày thêu họa tiết. Những mẫu khăn này đã được nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mang tới Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2019 để làm quà tặng. Sản phẩm từ tơ sen của nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đã có mặt ở nhiều quốc gia như Pháp, Mỹ, Nhật Bản... Hầu hết được đặt hàng từ trước mùa sen.
Một chiếc khăn làm thủ công bằng lụa tơ sen mất 0,07gr tơ, nhiều người cùng làm trong một tháng và 7 ngày thêu họa tiết. Những mẫu khăn này đã được nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mang tới Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2019 để làm quà tặng. Sản phẩm từ tơ sen của Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đã có mặt ở nhiều quốc gia như Pháp, Mỹ, Nhật Bản... Hầu hết được đặt hàng từ trước mùa sen
Tơ sen giữ hồn lụa Việt
"Khi sen bắt đầu lên nụ là có thể khai thác phần thân để mang về kéo tơ, hoa thì ướp chè hoặc lá bán làm thuốc, người trồng sen tận dụng tối đa để không bỏ đi phần nào mà vẫn mang lại giá trị kinh tế", bà Thuận nói
Vào dịp hè nhà bà Thuận thường xuyên có hàng trăm học sinh trong và ngoài huyện đến học cách se sợi, lấy sợi tơ từ thân sen.
Vào dịp hè nhà bà Thuận thường xuyên có hàng trăm học sinh trong và ngoài huyện đến học cách se sợi, lấy sợi tơ từ thân sen. Đây cũng là một cách bà Thuận truyền nghề lại cho thế hệ sau (Ảnh tư liệu)
Nghệ nhân Phan Thị Thuận dành tất cả tâm huyết và tình yêu truyền nghề miễn phí. Bà mong muốn những lớp măng non sau này sẽ kế cận và đủ tình yêu với lụa tơ sen để nhân rộng dòng sản phẩm đặc biệt, quý tộc này như chính cái nôi của làng nghề dệt Phùng Xa nổi tiếng.
Nghệ nhân Phan Thị Thuận dành tất cả tâm huyết và tình yêu truyền nghề miễn phí. Bà mong muốn những lớp măng non sau này sẽ kế cận và đủ tình yêu với lụa tơ sen để nhân rộng dòng sản phẩm đặc biệt, quý tộc này như chính cái nôi của làng nghề dệt Phùng Xá nổi tiếng (Ảnh tư liệu)
Ngoài ra, doanh nghiệp do bà làm chủ cũng đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong vùng, với mức lương trung bình 4,5 triệu đồng/tháng (số lượng lao động sử dụng mùa vụ 1.500 người)…
Ngoài ra, doanh nghiệp do bà làm chủ cũng đã tạo việc làm cho nhiều lao động trong vùng, với mức lương trung bình 4,5 triệu đồng/tháng (số lượng lao động sử dụng mùa vụ 1.500 người)…

Đọc thêm

Ấm áp như người Hà Nội... Nhịp điệu cuộc sống

Ấm áp như người Hà Nội...

TTTĐ - Trong trận bão lịch sử Yagi và đợt ngập lụt diện rộng do hoàn lưu của bão, người Hà Nội ấm áp vô bờ bởi những nghĩa cử vô cùng cao đẹp.
Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội Người Hà Nội

Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội

TTTĐ - Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã góp phần xây đắp những hệ giá trị mới của các công dân đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, khẳng định vốn quý của Hà Nội được gìn giữ, phát huy tích cực trong thời hiện đại.
Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Xem thêm