Tag

Làng lụa Vạn Phúc lưu truyền thương hiệu “Đệ nhất tinh xảo”

Người Hà Nội 16/05/2021 08:00
aa
TTTĐ - Từng có khoảng thời gian, lụa Trung Quốc gắn mác Việt trà trộn vào thị trường, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của thương hiệu lụa Hà Đông lừng danh. Tuy nhiên, về Vạn Phúc mới thấy những tâm huyết của các nghệ nhân trong nỗ lực dệt nên từng tấm lụa óng ả, hảo hạng với mong muốn khẳng định chất lượng, bảo tồn thương hiệu truyền thống vốn có.
Làng nghề truyền thống tìm hướng tháo gỡ khó khăn trong mùa dịch Covid-19 Khơi dậy tiềm năng du lịch làng nghề của Hà Nội Nơi hội tụ tinh hoa các làng nghề truyền thống Bài 8: “Quê lụa” khoác lên mình tấm áo mới Bài 118: Lụa Vạn Phúc - nơi “chắp cánh” cho thương hiệu Việt
Làng lụa Vạn Phúc lưu truyền thương hiệu “Đệ nhất tinh xảo”
Cổng làng lụa Vạn Phúc

Hơn 1.000 năm thăng trầm “Long gấm tiến vua”

Ngôi làng cổ thanh bình, rực rỡ sắc màu của những tấm lụa được bày bán trong các cửa tiệm san sát nhau, Vạn Phúc luôn mở cửa chào đón khách du lịch. Họ đến đây vì yêu mến, muốn chiêm ngưỡng những sản phẩm được làm từ lụa Hà Đông mà từ lâu đã đi vào thi ca như một biểu tượng của nét đẹp văn hóa. Đứng trước khung cảnh nên thơ ấy, ít ai biết rằng, để có thể duy trì và phát triển, những người giữ lửa nghề dệt của làng Vạn Phúc đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách.

Làng lụa Vạn Phúc lưu truyền thương hiệu “Đệ nhất tinh xảo”

Để tìm hiểu lịch sử của làng nghề, chúng tôi ghé thăm xưởng dệt của nghệ nhân Phạm Khắc Hà - Chủ tịch Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội). Bên cạnh những âm thanh lách cách nhịp nhàng của máy dệt, ông Hà bồi hồi kể lại: “Cách đây hơn 1.000 năm, người dân ở ngôi làng ven sông Nhuệ thanh bình đã trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Lụa gấm Vạn Phúc được sử dụng để may long bào, quốc phục triều đình trong các triều đại phong kiến Việt Nam.

Từ năm 1931, lụa Vạn Phúc đã được giới thiệu tại các hội chợ ở Pháp và được người Pháp đánh giá là sản phẩm “Đệ nhất tinh xảo” của vùng Đông Dương. Khoảng những năm 1958 - 1988, hầu hết sản phẩm lụa Vạn Phúc được xuất sang các nước Đông Âu và sau này mở rộng tới nhiều quốc gia trên thế giới”.

Làng lụa Vạn Phúc lưu truyền thương hiệu “Đệ nhất tinh xảo”
Lụa Vạn Phúc - “Long gấm tiến vua”

Lụa Vạn Phúc nổi tiếng bởi độ tinh xảo, vẻ đẹp đặc biệt với rất nhiều mẫu: Gấm, vóc, vân, the, lĩnh, sa, đũi... Trong đó, nổi tiếng nhất là lụa vân với hàng chục mẫu khác nhau. Đây là loại lụa mà hoa văn được dệt nổi chìm trên mặt lụa mượt, có đặc điểm ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè.

Vang bóng một thời nhưng vào những năm đầu của thập niên 90, làng lụa Vạn Phúc bắt đầu rơi vào thoái trào khi kinh tế tập thể không theo kịp xu hướng phát triển của xã hội. Nguồn thu nhập quá bấp bênh khiến nhiều người trong làng đã bỏ nghề dệt lụa. Thời gian đó vẫn có những nghệ nhân “cố sống, cố chết với nghề” khi bỏ nhiều vốn liếng đầu tư máy dệt bằng động cơ để phát triển kinh tế gia đình.

Làng lụa Vạn Phúc lưu truyền thương hiệu “Đệ nhất tinh xảo”

Quá trình đô thị hóa cũng khiến quỹ đất để trồng dâu không còn nhiều dẫn đến khan hiếm trầm trọng nguồn nguyên liệu làm tơ. Khó khăn chồng chất khó khăn, một số thương nhân còn nhập lụa Trung Quốc về gắn mác lụa Hà Đông để bán ra thị trường đã ảnh hưởng đến danh tiếng truyền thống của lụa Vạn Phúc.

Làng lụa Vạn Phúc lưu truyền thương hiệu “Đệ nhất tinh xảo”
Những sản phẩm từ lụa Vạn Phúc

Nỗ lực bảo vệ thương hiệu

Dành nhiều tâm huyết, tình cảm cho nghề dệt truyền thống của cha ông để lại nhưng những khó khăn liên tiếp đã khiến nhiều nghệ nhân băn khoăn, trắc trở với nghề. Việc phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm trôi nổi, giá thành rẻ trong khi nguồn nguyên liệu và nhân lực tay nghề cao ngày càng ít, đồng thời thế hệ kế cận không còn nhiều người mặn mà với nghề đã khiến nghề dệt lụa Vạn Phúc bị mai một dần. Trắc trở là vậy nhưng ông Hà cùng những nghệ nhân trong làng vẫn luôn không ngừng tìm ra những đường hướng mới để phát triển.

Làng lụa Vạn Phúc lưu truyền thương hiệu “Đệ nhất tinh xảo”
Nghệ nhân Phạm Khắc Hà

Về vấn đề giải quyết thiếu hụt nguồn nguyên liệu chất lượng, được sự cho phép của Quận ủy Hà Đông, các nghệ nhân làng lụa đã cất công vào tận các nhà máy sản xuất tơ đạt tiêu chuẩn quốc tế ở TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) để ký kết hợp đồng cung cấp tơ dệt dài hạn. Nguồn nguyên liệu tốt cộng với những kỹ thuật nhuộm, dệt thượng thừa của các nghệ nhân khiến Vạn Phúc tiếp tục vươn lên với những sản phẩm bền đẹp, đa dạng, đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng khó tính.

Làng lụa Vạn Phúc lưu truyền thương hiệu “Đệ nhất tinh xảo”
Tấm lụa có dòng chữ “Lụa Hà Đông”

Để thương hiệu sản phẩm không bị lẫn với hàng nhái, hàng giả, Ban Chấp hành Hội làng nghề Vạn Phúc đã tập huấn và quán triệt các hộ sản xuất dệt hoa văn có tên thương hiệu “Lụa Hà Đông” và tên của chính các hộ ở mép sản phẩm bằng kỹ thuật dệt đặc biệt. “Sau nhiều lần đưa lụa Vạn Phúc tham gia các hội chợ có quy mô lớn để khẳng định chất lượng, rất nhiều khách hàng từ bốn phương đã biết đến và tìm mua những tấm lụa có dòng chữ “Lụa Hà Đông” được dệt nổi ở mép vải. Những tấm lụa ấy, họ chỉ có thể tìm thấy duy nhất ở đây”, ông Phạm Khắc Hà chia sẻ.

Làng lụa Vạn Phúc lưu truyền thương hiệu “Đệ nhất tinh xảo”
nghệ nhân Phạm Khắc Hà - Chủ tịch Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc giới thiệu sản phẩm lụa tiến vua
Hiện cả làng Vạn Phúc có 164 hộ với 265 máy dệt đang hoạt động. Trong đó, 34 gia đình nghệ nhân và thợ giỏi có trình độ dệt lụa tinh xảo vẫn sản xuất và tiêu thụ ổn định. Nhờ vậy, những thế hệ trẻ của làng Vạn Phúc đã có thêm nhiều động lực để tiếp tục lưu truyền, giữ lửa nghề dệt lụa truyền thống. Từ đó, thương hiệu “Đệ nhất tinh xảo” của làng lụa Vạn Phúc ngày càng phát triển hơn.

Đọc thêm

Ấm áp như người Hà Nội... Nhịp điệu cuộc sống

Ấm áp như người Hà Nội...

TTTĐ - Trong trận bão lịch sử Yagi và đợt ngập lụt diện rộng do hoàn lưu của bão, người Hà Nội ấm áp vô bờ bởi những nghĩa cử vô cùng cao đẹp.
Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội Người Hà Nội

Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội

TTTĐ - Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã góp phần xây đắp những hệ giá trị mới của các công dân đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, khẳng định vốn quý của Hà Nội được gìn giữ, phát huy tích cực trong thời hiện đại.
Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Xem thêm