Tag

Tiềm ẩn nhiều rủi ro khi “o đờ” đồ ăn trên mạng cho con

Chung tay vì an toàn thực phẩm 30/05/2022 17:39
aa
TTTĐ - Kỳ nghỉ hè vừa bắt đầu, chị Oanh (ở quận Hà Đông, Hà Nội) lòng rối như tơ vò vì chuyện ăn uống buổi trưa của con. Chị tìm đến các trang mạng xã hội, group chợ cư dân đặt đồ ăn chế biến sẵn…
Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn VSTP từ đồ ăn vặt cổng trường Những thực phẩm không nên ăn vào buổi tối Các đối tượng nên hạn chế ăn vải

Lên mạng ăn gì cũng có

Đó không chỉ là giải pháp của chị Oanh mà còn là biện pháp “chữa cháy” của nhiều ông bố bà mẹ bận rộn, đi làm xa nhà, không có thời gian chuẩn bị sẵn đồ ăn cho con trong dịp hè.

Chị Thanh Hằng (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) có hai con lớp 3 và 7 vừa được nghỉ hè. Trong năm học, cả 2 con đều ăn bán trú nên chị Hằng rất yên tâm. Ba hôm nay, con được nghỉ hè, ngày nào chị Hằng cũng vò đầu bứt tai vì chuyện ăn uống của con. Bất đắc dĩ, chị tìm đến các group, chợ cư dân trên mạng để đặt đồ ăn chế biến sẵn.

Chị Hằng chia sẻ: “Cơ quan tôi cách nhà hơn 10km. Trưa chỉ có thời gian nghỉ một tiếng, nếu quanh đi quanh về thì quá vất vả mà không kịp giờ làm. Vì vậy, tôi đã tham khảo một số nick Facebook bán đồ ăn chế biến sẵn và đặt ship về nhà cho con”.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro khi “o đờ” đồ ăn trên mạng cho con
Thực phẩm chín được bày bán tràn lan trên mạng...

Có thể dễ dàng nhận thấy, từ khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đã khiến tâm, lý và thói quen mua sắm của người dân thay đổi đáng kể. Từ việc đi chợ truyền thống, siêu thị mua hàng trực tiếp, nhiều người đã hình thành thói quen mua hàng online. Việc mua, bán thực phẩm online trên các website, Zalo, Facebook trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết kể cả khi cuộc sống đã trở lại trạng thái bình thường.

Chỉ cần lên mạng tìm từ khóa gõ từ khóa “thực phẩm online”, ngay lập tức, bạn nhận được 210.000.000 kết quả trong thời gian chỉ có 0,57 giây.

Lướt một vòng “chợ ảo” là vô số những sản phẩm được chào bán, nào là hàng thủy hải sản tươi, ngon, bảo đảm chất lượng được đánh bắt và vận chuyển đến tận “công trình”; Cơm hộp văn phòng ngon, bổ, rẻ; Bánh, đồ uống... kèm theo hình ảnh vô cùng bắt mắt về những món đồ ăn, thực phẩm tươi sống, hấp dẫn người mua, làm cho thực khách không thể cưỡng nổi nhu cầu. Từ thức ăn bình dân cho đến đặc sản cao cấp từ các vùng miền, chỉ cần alo là có.

Để tiện cho các con và không làm khó chính mình, chị Hằng thường tìm đến các tài khoản bán đồ ăn sẵn như bún chả, cháo, miến, phở, cơm văn phòng đặt ship về tận nhà cho con. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chất lượng của những mặt hàng thực phẩm đang được đăng bán công khai trên mạng, đặc biệt là đồ ăn chín được chế biến và bán sẵn đã có cơ quan chức năng nào kiểm soát? Điều đó đang tiềm ẩn nguy cơ cao mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Hiện hữu nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm

Dễ và tiện dụng nhưng chất lượng lại không đi đôi với quảng cáo. Đó là nhận xét của chị Chuyên (ở quận Hà Đông, Hà Nội) sau nhiều lần nếm “quả đắng” vì đặt đồ ăn online cho con. Chị Chuyên chia sẻ: “Đã nhiều lần tôi đặt mua bún chả, bún nem hay cơm văn phòng cho con ở trên mạng. Xem giới thiệu là thế, thậm chí, tôi còn nhắn riêng với chủ shop là mua cho con nhỏ ăn nên chất lượng phải cam kết. Tuy nhiên khi nhận được hàng thì “vỡ mộng” vì không như quảng cáo.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro khi “o đờ” đồ ăn trên mạng cho con
Người tiêu dùng khó kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm chín được bán trên mạng (Ảnh minh họa)

“Một lần tôi đặt mua bún chả. Nhìn hình quảng cáo rất ngon, miếng chả vàng ươm, béo ngậy, rau cũng được nhặt sạch sẽ. Khi nhận hàng thì hỡi ôi, tôi phải đổ đi không dám cho con ăn vì chả miếng thì cháy đen, miếng thì bị đỏ bên trong, rau còn nguyên lá sâu, lá úa, lá thối. Đó là mình ở nhà nhìn thấy thì cấm con ăn. Nếu tôi đi làm, để mặc con ở nhà thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra”, chị Chuyên nói.

Tại nhiều trang mạng, trên lời quảng cáo sản phẩm luôn khẳng định đảm bảo chất lượng vì được lấy từ các nhà cung cấp lớn hoặc các hợp tác xã rau sạch. Tuy nhiên, theo lời anh Nguyễn Văn L - chủ một hàng rau tại chợ đầu mối Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội), nhiều đơn vị cung cấp thực phẩm sạch vẫn lấy rau của anh rồi đem về sơ chế, đóng gói, bán với giá gấp đôi, gấp ba lần giá nhập ban đầu.

Mặc dù các cơ quan chức năng đã rất quyết liệt điều tra, theo dõ và xử lý những địa chỉ bán hàng thực phẩm online không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc xử lý này chỉ như “bắt cóc bỏ đĩa”, thậm chí, rất khó khăn để xác định vì đại chỉ kinh doanh ghi trên mạng và địa chỉ thật lại hoàn toàn khác biệt.

Hiện nay, việc mua bán thực phẩm online chủ yếu được thực hiện dựa trên niềm tin giữa người bán và người mua. Hơn nữa, trên thực tế, công tác quản lý, kiểm soát việc mua - bán online là rất khó khăn. Đôi khi, khách hàng mua phải thực phẩm kém chất lượng nhưng rất khó kiện. Do vậy, để bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe, điều đầu tiên là người dân cần nâng cao nhận thức trong mua sắm online.

Theo một bác sĩ công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền, người tiêu dùng nên cân nhắc khi sử dụng những loại thức ăn được bán qua mạng không rõ nguồn gốc, nhất là đồ ăn ngay, ăn nhanh. Bởi những loại thực phẩm đó trong quá trình vận chuyển đến tay người dùng thường không bảo đảm, thậm chí không được bảo quản trong những thiết bị vận chuyển chuyên dụng theo quy định về vệ sinh ATTP, có thể nhiễm vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu chảy cấp.

Chính vì vậy, nếu thực khách dễ dàng tin vào lời quảng cáo “của nhà làm, đảm bảo bảo an toàn” mà vô tư sử dụng thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Đây là vấn đề khó có thể ngay lập tức giải quyết được.

Đọc thêm

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

TTTĐ - Thời gian qua, Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết Trung thu 2024, Sở Y tế Hà Nội và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã liên tục kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu tại nhiều cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố.
Kỳ 2: Cảnh giác với những sản phẩm "nhà làm" Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kỳ 2: Cảnh giác với những sản phẩm "nhà làm"

TTTĐ - Những năm gần đây, thị trường các sản phẩm bánh Trung thu "tự làm" khá sôi động tuy nhiên việc quản lý, kiểm tra lĩnh vực này đang có những khó khăn nhất định.
Thu giữ gần 7.000 chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc Sức khỏe

Thu giữ gần 7.000 chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc

TTTĐ - Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Ninh vừa phối hợp với lực lượng chức năng bắt vụ vận chuyển bánh Trung thu trái phép với số lượng lớn.
Kỳ 1: Liên tiếp thu giữ các sản phẩm“nhiều không” Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kỳ 1: Liên tiếp thu giữ các sản phẩm“nhiều không”

TTTĐ - Càng gần đến dịp Trung thu, thị trường các sản phẩm bánh kẹo, bánh Trung thu càng tiêu thụ mạnh, sức mua cũng tăng lên nhanh chóng. Lực lượng chức năng cũng kịp thời truy xuất, thu hồi các sản phẩm không bảo đảm vệ sinh ATTP, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên địa bàn.
Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm hàng cứu trợ vùng bão lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm hàng cứu trợ vùng bão lũ

TTTĐ - Sở Y tế giao cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội thực hiện biện pháp kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các thực phẩm tài trợ, hỗ trợ, ủng hộ… cho Nhân dân trong vùng lụt bão.
Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh

TTTĐ - Cuối tuần vừa qua, hàng nghìn người dân Hà Nội đổ xô tới các siêu thị, chợ dân sinh mua nhu yếu phẩm, rau củ quả, thịt tươi sống tích trữ trước bão Yagi (bão số 3).
Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng

TTTĐ - Dù việc sản xuất kinh doanh bánh Trung thu handmade mang tính thời vụ, chỉ kéo dài trong khoảng hơn 1 tháng nhưng vấn đề an toàn thực phẩm được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu.
Không sử dụng gia súc, gia cầm chết để chế biến thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Không sử dụng gia súc, gia cầm chết để chế biến thực phẩm

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân vùng ngập lụt, ảnh hưởng mưa bão tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.
Những lưu ý để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lũ lụt Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những lưu ý để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lũ lụt

TTTĐ - Lũ trên sông Hồng ở Hà Nội vượt báo động 2 khiến Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc bị ảnh hưởng nặng nề. Lúc 0 giờ ngày 11/9, mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,54m, trên báo động 2 là 0,04m. Mưa lụt là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố. Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, người dân cần chú ý những điều sau:
Hỗ trợ người dân nhu yếu phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hỗ trợ người dân nhu yếu phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa lũ

TTTĐ - Nhằm đảm bảo nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh, quản lý chất thải sau bão số 3 và mưa lũ năm 2024, Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 4301/SYT-NVY ngày 9/9/2024 gửi các đơn vị y tế trong và ngoài công lập trực thuộc để triển khai thực hiện.
Xem thêm