Số ca cấp cứu do tai nạn giao thông giảm, số ca khám, cấp cứu do tai nạn pháo nổ tăng 9,2%
Số ca khám cấp cứu liên quan đến tại nạn giao thông giảm 10,6% so với cùng kỳ Tết Tân Sửu 2021, số ca tử vong do tai nạn giao thông giảm 90,5%.
Ngoài ra, số ca khám, cấp cứu do tai nạn pháo nổ tăng 9,2%. Số ca cấp cứu tai nạn đánh nhau giảm 26,8%; Số ca tai nạn do đánh nhau phải nhập viện giảm 46,2%.
Các bác sĩ không thể cứu bàn tay dập nát do pháo nổ của bệnh nhân, buộc phải cắt bỏ |
Báo cáo này được tổng hợp từ báo cáo của các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, 63 Sở Y tế các tỉnh, thành phố và y tế ngành trên toàn quốc.
Tính đến sáng 5/2, tổng số bệnh nhân hiện đang điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh là hơn 84.000 người.
Sau 6 ngày (từ ngày 29 Tết đến mùng 5 Tết) đã có 24.588 ca khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông, trong đó có 7.986 trường hợp phải nhập viện điều trị (chiếm 32,5% trong tổng số khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông, giảm 20,6% so với cùng kỳ Tết Tân Sửu 2021).
Ngoài ra, đã có 1.556 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông, bao gồm cả tử vong trên đường đến bệnh viện và tiên lượng tử vong xin về, ít hơn 26 ca so với cùng kỳ Tết năm ngoái.
Cũng trong 6 ngày (từ ngày 29 Tết đến mùng 5 Tết Nhâm Dần 2022) đã có 2.838 ca cấp cứu tai nạn do đánh nhau, chiếm 2% trong tổng số cấp cứu của các bệnh viện, 39% trong số đó 1.245 ca phải nhập viện điều trị/theo dõi và đã có 195 trường hợp tử vong.
Ngoài ra, trong 6 ngày nghỉ Tết đã có tổng cộng 12.364 trường hợp khám, cấp cứu do tai nạn sinh hoạt, lao động (chiếm 8,4% trong tổng số khám, cấp cứu bệnh viện), trong đó 527 trường hợp đã tử vong.
Về tình hình rối loạn tiêu hoá, ngộ độc thức ăn cũng đã ghi nhận 73 trường hợp, giảm 48,6% so với cùng ngày Tết Tân Sửu 2021, trong đó có 43 trường hợp được xác định là ngộ độc, say rượu, bia (giảm 59,8% so với cùng ngày Tết Tân Sửu 2021).
Cũng trong 6 ngày nghỉ Tết đã có 316 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ các loại, nhiều hơn 29 ca so với cùng kỳ Tết Tân Sửu 2021, không có ca tử vong.