Tag

Ôm "cục tức" khi mua thực phẩm online

Chung tay vì an toàn thực phẩm 06/06/2023 16:02
aa
TTTĐ - Những năm gần đây, với sự phát triển vượt bậc của các nền tảng mạng xã hội việc mua sắm online đã và đang trở thành xu hướng vô cùng thịnh hành. Tuy nhiên, nguồn gốc của những hàng hoá thực phẩm online có được kiểm duyệt và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm hay không cũng đang là điều khiến khiến người tiêu dùng băn khoăn, lo ngại.
Phòng ngộ độc botulinum từ thực phẩm đóng hộp Mối nguy hại từ thức ăn thừa Thành lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm Ăn trứng ra sao để không bị ngộ độc thực phẩm?

"Hoa mắt" với các loại thực phẩm được bán online

Khi tìm kiếm cụm từ “thực phẩm online", chưa đầy 1 giây đã cho ra 14.384.095 kết quả. Trên các chợ ảo, nhiều loại thực phẩm được chào bán, trao đổi với những hình ảnh bắt mắt, với những cụm từ hấp dẫn như “rẻ nhưng chất lượng”, “đảm bảo an toàn”… thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng.

Dạo quanh các trang mạng xã hội, có thể thấy, tất cả các loại sản phẩm, hàng hóa, từ rau, củ, quả đến thịt gia súc, gia cầm… đều được rao bán trên chợ Online. Chỉ cần ngồi nhà, lướt mạng vài phút rồi bấm điện thoại, người tiêu dùng có thể mua bất kỳ thực phẩm gì và được giao hàng đến tận cửa nhà.

Chị Vũ Thị Lan, trú tại phường Định Công, quận Hoàng Mai cho biết: “Mình làm nghề may, còn chồng làm nghề sửa xe, nhiều lúc bận rộn không có thời gian để đi chợ. Việc mua thực phẩm online giúp mình tiết kiệm rất nhiều thời gian. May mắn hơn, mình tìm được cơ sở bán thực phẩm ngon, sạch như nhà làm nên cũng thường hay mua để sử dụng cho gia đình”.

Ôm
Những sản phẩm không rõ nguồn gốc được chào bán trên mạng xã hội

Tương tự, anh Vũ Quang Hiếu, người dân sinh sống tại Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội cũng chọn hình thức mua thực phẩm online để tiết kiệm thời gian. Anh Hiếu chia sẻ: “Trước đây, tôi rất ít khi mua thực phẩm, hàng hóa trên mạng, tuy nhiên, thời gian gần đây, công việc của tôi bận rộn hơn nên đã lựa chọn mua thực phẩm trên các trang mạng xã hội để tiết kiệm thời gian di chuyển. Mặc dù biết rõ, chất lượng cũng như nguồn gốc các loại thực phẩm này đều không rõ ràng, thậm chí có nguy cơ mua phải sản phẩm kém chất lượng, tuy nhiên, vì những tiện lợi trước mắt nên tôi cũng nhắm mắt liều mua”.

Nếu như mua hàng tại các chợ truyền thống, siêu thị hay trung tâm thương mại, người mua sẽ được tận mắt nhìn thấy, tận tay lựa chọn sản phẩm. Tuy nhiên, khi mua hàng online, tất cả đều phụ thuộc vào cái tâm của người bán hàng. Chính vì thế, đã có rất nhiều câu chuyện “dở khóc, dở cười” khi mua thực phẩm online.

Trên thực tế, hầu hết các sản phẩm đưa lên mạng đều mang trong mình hình ảnh ba không: Không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không có thông tin dinh dưỡng, không hạn sử dụng. Mọi câu từ quảng cáo, thu hút khách hàng đều được cân nhắc bằng giá cả, ưu đãi... Người bán chỉ để lại thông tin sản phẩm, số điện thoại đặt hàng và nhận giao hàng đến khách.

Ôm
Hầu hết các sản phẩm đưa lên mạng đều không rõ nguồn gốc và chất lượng

Chị Vũ Thị Lưu (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi đã từng “vỡ mộng” khi nhận hoa quả mua trên mạng. Tôi đặt mua quả bơ sáp, trên hình ảnh quả bơ tươi ngon, da căng bóng nhưng khi nhận, quả bơ héo, da nhăn. Gọi cho chủ hàng thì nhận được lời hứa sẽ “bù” trong lần mua sau. Tuy nhiên, tôi không bao giờ còn dám mua của nhà đó nữa”.

Hay như trường hợp của bà Trần Thị Thu (Thanh Xuân, Hà Nội), trong một lần, nhờ người thân đặt pa tê qua mạng. “Khi đặt hàng, nhìn hình ảnh sản phẩm đăng lên thì ngon và đầy đặn nhưng khi hàng đến nơi, hộp patê vơi, màu tối, nếm thử thấy có mùi lạ nên tôi không dám ăn”, bà Thu chia sẻ.

Người dân nên kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi nhận hàng

Hiện nay, việc mua sắm online trên các trang thương mại điện tử, mạng xã hội thu hút đông đảo sự quan tâm của người tiêu dùng mọi lứa tuổi do sự đa dạng và tiện dụng. Tuy nhiên hầu hết hàng hoá bán trên mạng xã hội không đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ không được kiểm soát, chưa kể, vì lợi nhuận, người bán hàng sẵn sàng quảng cáo sai sự thật, các điểm kinh doanh online không có địa chỉ cụ thể hoặc không có giấy tờ, hóa đơn hợp lệ… khiến người tiêu dùng hoang mang, khi xảy ra sự cố không biết liên hệ với ai để giải quyết.

Ôm
Người dân cần cảnh giác khi mua sắm online

Thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã rất quyết liệt trong công tác kiểm tra, giám sát và có những biện pháp xử lý những địa chỉ bán hàng thực phẩm online không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, tuy nhiên, việc xử lý này cũng rất khó khăn.

Do vậy, để bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe, trước hết là người dân cần nâng cao nhận thức trong việc mua sắm online. Khi có nhu cầu mua sắm thực phẩm, hàng hóa trên mạng, người dân cần tìm hiểu, lựa chọn cơ sở uy tín, nguồn gốc rõ ràng, có giấy chứng nhận về vấn đề an toàn thực phẩm và phải có cam kết rõ ràng nếu không may xảy ra sự cố liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng.

Đặc biệt, người tiêu dùng cần yêu cầu người kinh doanh cho kiểm tra sản phẩm trước khi thanh toán để đánh giá chất lượng sản phẩm và kiểm tra lại thông tin sản phẩm (bao bì, nhãn mác, hạn sử dụng, nơi sản xuất,...) có đúng với cam kết, quảng cáo của người bán hay không.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần chú ý đến các thông số cấu thành nên sản phẩm, giá trị dinh dưỡng, yêu cầu về chất lượng sản phẩm theo quy định, thời điểm sản xuất, hướng dẫn sử dụng đối với từng loại sản phẩm và điều kiện bảo quản…

Đọc thêm

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

TTTĐ - Thời gian qua, Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết Trung thu 2024, Sở Y tế Hà Nội và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã liên tục kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu tại nhiều cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố.
Kỳ 2: Cảnh giác với những sản phẩm "nhà làm" Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kỳ 2: Cảnh giác với những sản phẩm "nhà làm"

TTTĐ - Những năm gần đây, thị trường các sản phẩm bánh Trung thu "tự làm" khá sôi động tuy nhiên việc quản lý, kiểm tra lĩnh vực này đang có những khó khăn nhất định.
Thu giữ gần 7.000 chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc Sức khỏe

Thu giữ gần 7.000 chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc

TTTĐ - Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Ninh vừa phối hợp với lực lượng chức năng bắt vụ vận chuyển bánh Trung thu trái phép với số lượng lớn.
Kỳ 1: Liên tiếp thu giữ các sản phẩm“nhiều không” Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kỳ 1: Liên tiếp thu giữ các sản phẩm“nhiều không”

TTTĐ - Càng gần đến dịp Trung thu, thị trường các sản phẩm bánh kẹo, bánh Trung thu càng tiêu thụ mạnh, sức mua cũng tăng lên nhanh chóng. Lực lượng chức năng cũng kịp thời truy xuất, thu hồi các sản phẩm không bảo đảm vệ sinh ATTP, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên địa bàn.
Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm hàng cứu trợ vùng bão lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm hàng cứu trợ vùng bão lũ

TTTĐ - Sở Y tế giao cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội thực hiện biện pháp kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các thực phẩm tài trợ, hỗ trợ, ủng hộ… cho Nhân dân trong vùng lụt bão.
Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh

TTTĐ - Cuối tuần vừa qua, hàng nghìn người dân Hà Nội đổ xô tới các siêu thị, chợ dân sinh mua nhu yếu phẩm, rau củ quả, thịt tươi sống tích trữ trước bão Yagi (bão số 3).
Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng

TTTĐ - Dù việc sản xuất kinh doanh bánh Trung thu handmade mang tính thời vụ, chỉ kéo dài trong khoảng hơn 1 tháng nhưng vấn đề an toàn thực phẩm được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu.
Không sử dụng gia súc, gia cầm chết để chế biến thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Không sử dụng gia súc, gia cầm chết để chế biến thực phẩm

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân vùng ngập lụt, ảnh hưởng mưa bão tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.
Những lưu ý để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lũ lụt Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những lưu ý để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lũ lụt

TTTĐ - Lũ trên sông Hồng ở Hà Nội vượt báo động 2 khiến Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc bị ảnh hưởng nặng nề. Lúc 0 giờ ngày 11/9, mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,54m, trên báo động 2 là 0,04m. Mưa lụt là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố. Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, người dân cần chú ý những điều sau:
Hỗ trợ người dân nhu yếu phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hỗ trợ người dân nhu yếu phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa lũ

TTTĐ - Nhằm đảm bảo nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh, quản lý chất thải sau bão số 3 và mưa lũ năm 2024, Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 4301/SYT-NVY ngày 9/9/2024 gửi các đơn vị y tế trong và ngoài công lập trực thuộc để triển khai thực hiện.
Xem thêm