Những "đại sứ" vun đắp tình hữu nghị Việt - Lào
Các đại biểu chụp ảnh với thầy và trò trường Hữu nghị T78
Bài liên quan
Đồng chí Bí thư Thành đoàn Hà Nội làm Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Lào thành phố
Đoàn đại biểu huyện Naxaythong thăm và làm việc với Thành đoàn Hà Nội
10 sự kiện nổi bật của Đoàn Thanh niên TP Hà Nội năm 2018
Năm 2019: Hà Nội phấn đấu có thêm 30 xã đạt chuẩn NTM
Thiêng liêng lễ kỷ niệm 70 năm Liên minh chiến đấu Việt - Lào
Trường Lê Duẩn đón nhận Huân chương Lao động hạng ba của Chủ tịch nước CHDCND Lào
Những tiết mục văn nghệ đặc sắc của lưu học sinh Lào tại chương trình |
Tới dự hội nghị có các đại biểu: Ông Ăm Phay Văn Quẳng Ma Ni Văn - Tham tán Văn hóa giáo dục Đại sứ quán Lào tại Việt Nam; ông Nguyễn Hải Thanh – Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế; bà Phùng Thị Hồng Vân – Phó Trưởng phòng Giáo dục, Cục Hợp tác Quốc tế; Trung tá Nguyễn Tiến Long – Phó Chủ tịch Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam – Lào; bà Trần Thị Phương – Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hà Nội; ông Nguyễn Ngọc Việt – UVBTV Trung ương Đoàn, Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào TP Hà Nội.
Các đại biểu đi thăm nhà dân đón nhận lưu học sinh Lào đến sinh hoạt, học tập |
Tại hội nghị, các đại biểu đã tổng kết công tác Hội hữu nghị Việt Nam – Lào TP Hà Nội năm 2018 đồng thời đề ra phương hướng hoạt động năm 2019.
Với tổng số 20 chi hội trực thuộc với hơn 20.000 hội viên, năm 2018, Hội hữu nghị đã tích cực tham gia nhiều hoạt động có ý nghĩa. Các Hội, Chi hội tổ chưc nhiều hoạt động hữu nghị: Thăm và chia sẻ kinh nghiệm tại các tỉnh Xiêng Khoảng, Luông Pha Băng và Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào (tháng 5/2018); tổ chức chương trình văn nghệ hữu nghị tăng cường tình đoàn kết. Trường Hữu nghị T78, T80 và các trường đại học, các đơn vị hợp tác với Lào luôn tạo điều kiện tốt cho học sinh, sinh viên Lào học tập, nghiên cứu, chăm lo, bồi dưỡng về văn hóa, phong tục tập quán, luật pháp. Trường T78 thực hiện thành công mô hình “Đưa lưu học sinh đi thực tế tại nhà dân”, qua đó giúp các em hòa nhập cộng đồng, hiểu thêm về phong tục tập quán của người Việt Nam. Trường Hữu nghị T80 thực hiện chương trình nhận cha mẹ đỡ đầu lưu học sinh Lào với quy mô rộng lớn (17 cha mẹ đỡ đầu 96 lưu học sinh)...
2 tập thể đón nhận khen thưởng vì thực hiện tốt chương trình Đưa lưu học sinh Lào đi thực tế tại nhà dân |
Những chương trình, hoạt động dày đặc ấy là minh chứng rõ nét cho mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, giúp đỡ lẫn nhau từ bao đời nay giữa hai dân tộc Việt – Lào.
Cũng tại buổi lễ, Trường Hữu nghị T78 đã tổng kết 5 năm chương trình “Đưa lưu học sinh Lào đi thực tế tại nhà dân”.
Chương trình được trường bắt đầu triển khai từ năm học 2014 - 2015, đến nay đã được 5 năm với 6 đợt. Khoảng gần 600 lượt lưu học sinh tham gia chương trình với các đợt và quy mô ngày càng được mở rộng trên địa bàn xã Thọ Lộc - huyện Phúc Thọ. Từ 10 hộ dân trong chương trình đến nay đã có hơn 100 hộ dân tham gia đón nhận lưu học sinh Lào về sinh sống và học tập. Chương trình đã tạo được hiệu ứng tích cực trong lưu học sinh và bà con địa phương.
Các hộ dân nhận khen thưởng vì thực hiện tốt chương trình ý nghĩa vun đắp tình hữu nghị |
Riêng trong năm học 2018 - 2019, trường tổ chức cho lưu học sinh tham gia Homestay trong 25 ngày (6/3 -31/3/2019). Đây là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội, nhiều hoạt động liên quan đến phong tục văn hóa của người dân Việt Nam. Đã có 166 lưu học sinh tham gia chương trình, sống ở 80 gia đình trong 4 thôn.
Chương trình đã nâng cao hiệu quả trong việc rèn luyện các kỹ năng Tiếng Việt của Lưu học sinh Lào, phát huy khả năng tự học của lưu học sinh đồng thời góp phần gìn giữ và vun đắp tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào.
Phayvanh Seng Panya - lưu học sinh Lào tại trường Hữu nghị T78 |
Đến từ tỉnh Xiêng Khoảng, Phayvanh Seng Panya (20 tuổi) đã có hơn 5 tháng sinh sống và học tập tại Việt Nam. Cô gái trẻ chia sẻ, những ngày đầu đến Việt Nam, em vô cùng buồn, nhớ nhà, nhớ cha mẹ và cảm thấy lạ lẫm với đất nước, con người nơi đây.
Thế nhưng, cảm giác buồn bã nhanh chóng qua đi khi Phayvanh nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên, chia sẻ của thầy cô, bạn bè. Mới đây, Phayvanh được tham gia trải nghiệm chương trình Homestay tại gia đình người Việt. Đó là khoảng thời gian thực sự ý nghĩa với cô gái trẻ. Phayvanh đã hiểu được thêm nhiều điều về cuộc sống, văn hóa của người dân Việt Nam. Cũng nhờ đó, khả năng Tiếng Việt của em khá lên trông thấy.
Làm công tác giảng dạy ở trường Hữu nghị T78 được 17 năm, côNguyễn Thị Hiền đảm nhiệm công tác chủ nhiệm và dạy Tiếng Việt cho lưu học sinh Lào. Học sinh của cô là đủ mọi lứa tuổi, thành phần. Từ học sinh vừa tốt nghiệp THPT đến các cán bộ Nhà nước Lào, học viên chuẩn bị học cao học.
Các đại biểu chụp ảnh với thầy và trò trường Hữu nghị T78 |
Chị Hiền chia sẻ, cũng như nhiều giáo viên khác, khó khăn lớn nhât của chị đến từ việc bất đồng ngôn ngữ với lưu học sinh. Thế nhưng bằng tinh thần trách nhiệm với công việc, chị luôn tự tìm tòi, học hỏi để thuận lợi hơn trong giao tiếp. “Tôi cảm thấy rất tự hào với công việc mình đang làm. Không chỉ là tình cảm, trách nhiệm, tôi luôn cố gắng nỗ lực để tăng cường tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Lào”, chị Hiền tâm sự
Phát biểu tại lễ tổng kết, ông Ăm Phay Văn Quẳng Ma Ni Văn - Tham tán Văn hóa giáo dục Đại sứ quán Lào tại Việt Nam đánh giá đây là mô hình học tập hiệu quả và ý nghĩa giúp lưu học sinh hiểu được truyền thống văn hóa của người dân Việt Nam từ đó tăng cường ình đoàn kết hữu nghị. Ông mong muốn chương trình tiếp tục được triển khai, nhân rộng trong thời gian tới.
Tại hội nghị, Hội hữu nghị Việt - Lào khen thưởng 2 tập thể và 6 hộ gia đình, Hội hữu nghị Việt - Lào TP Hà Nội khen thưởng 10 hộ dân, Đại sứ quán Việt - Lào khen thưởng 10 hộ dân có thành tích xuất sắc trong triển khai chương trình “Đưa lưu học sinh Lào đi thực tế tại nhà dân”.