Người nổi tiếng đối mặt với chứng bệnh trầm cảm
Ca sĩ nổi tiếng Sulli đã tử sát ở tuổi 25 do mắc bệnh trầm cảm
Bài liên quan
Những ngôi sao nổi tiếng thế giới có anh chị em sinh đôi
Áp lực học hành, nhiều sinh viên Mỹ trầm cảm
Phát hiện thi thể nam giới nổi lập lờ trên sông Chu
Vượt qua chứng bệnh trầm cảm để trở thành diễn giả
Biểu hiện của căn bệnh trầm cảm
Trầm cảm là một triệu chứng rối loạn tâm trạng, gây ra cảm giác buồn chán và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất.
Nếu nỗi buồn kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, nó có thể khiến người bệnh khó làm việc hoặc vui vẻ với gia đình hoặc bạn bè, thậm chí có những trường hợp nghiêm trọng, trầm cảm có thể dẫn người bệnh đến ý định tự tử.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, hiện nay có khoảng 350 triệu người bị trầm cảm tức là cứ 20 người có một người đã từng trải qua một lần trầm cảm dù mức độ nặng hay nhẹ.
Tình trạng rối loạn trầm cảm thường xảy ra ngay khi tuổi đời còn trẻ, làm giảm khả năng lao động và thường dễ tái phát ở những năm về sau. Trầm cảm ở mức độ nặng chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến gánh nặng ngân sách bệnh tật toàn cầu sau tự tử và bệnh tim mạch. Mỗi năm, có khoảng một triệu người tìm đến cái chết do ám ảnh về căn bệnh trầm cảm.
Các biểu hiện trầm cảm tái diễn nhiều lần và dần trở thành mãn tính, dẫn tới suy giảm khả năng tự chăm sóc, hay nghĩ đến việc tự tử.
Lứa tuổi nào cũng thể mắc bệnh, thông thường nữ có nguy cơ mắc nhiều hơn nam khoảng 2 lần. Trầm cảm có thể gây nguy hiểm đối với người khác bởi từ chính những suy nghĩ về cái chết, ý tưởng tự tử của người bệnh.
Ở Việt Nam, nhiều trường hợp người mẹ giết con mới sinh (trầm cảm loạn thần sau sinh), thanh thiếu niên giết cha mẹ, giết người cao tuổi, giết người hàng loạt...
Một số hoàn cảnh dễ dẫn tới trầm cảm như những cú sốc tinh thần, sang chấn tâm lý, áp lực công việc học hành, sự nghiệp đổ vỡ, đối diện với những khó khăn quá lớn, bất hòa kéo dài, phụ nữ sau sinh...
Người lớn tuổi thường có biểu hiện phiền muộn đau đớn, chậm chạp, ít nói, quên lẫn; dễ lầm tưởng với bệnh già.
Người bệnh đôi khi còn không kiểm soát được hành vi của bản thân. Họ nghĩ rằng tự tử là điều duy nhất có thể giải thoát bản thân mình khỏi những nỗi ám ảnh, sự đau khổ dằn vặt. Thực tế thì, ý nghĩ tự tử hay hành vi tự tử, làm hại người khác chính là một triệu chứng của bệnh trầm cảm nặng.
Vì sao người nổi tiếng dễ bị trầm cảm
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất, không phân biệt tuổi tác, giới tính, chủng tộc, văn hóa hay nghề nghiệp. Mọi người đều có thể mắc căn bệnh này vào bất kể thời điểm nào trong đời.
Ngay cả những người nổi tiếng, họ có trong tay tất cả mọi thứ, tiền bạc, danh vọng, sự ái mộ... nhưng nhiều ngôi sao đã lựa chọn cái chết để giải thoát khỏi căn bệnh trầm cảm. Đằng sau sự nổi tiếng ấy, họ cũng phải chịu đựng không biết bao nhiêu là áp lực từ cuộc sống, công việc, từ dư luận xã hội.
Như trường hợp của ca sĩ nổi tiếng Sulli, trước khi mất, Sulli từng nhiều lần khiến các fan hâm mô vô cùng hoang mang khi thường xuyên livestream và có những biểu hiện lạ.
Ngày 21/6 mới đây, Sulli đã livestream suốt 10 phút nhưng lại không nói gì với người hâm mộ.Thay vào đó, cô nằm trên giường với gương mặt buồn bã, bỗng nhiên rưng rưng, bật khóc với biểu cảm ấm ức.
Trong show thực tế "Jinri Store", Sulli khiến người hâm mộ không kìm được nước mắt khi chia sẻ về áp lực của một người nổi tiếng hoạt động lâu năm trong làng giải trí. "Em đã rất sợ hãi và cảm thấy không chắc chắn khi nhìn vào tương lai phía trước nên em đã nghĩ rằng mình phải bảo vệ nó bằng mọi giá. Em cố gắng bảo vệ bản thân. Em nói rằng bản thân kiệt sức rồi nhưng không một ai lắng nghe em cả. Thực sự thì em cảm thấy vô cùng cô đơn".
Đối với những người nổi tiếng như Sulli, cô cũng luôn nhận phải những bình luận chỉ trích tiêu cực từ anti-fan. Căn bệnh trầm cảm của ngừoi nổi tiếng cũng xuất phát một phần từ chính khán giả.
Nhiều ngôi sao nổi tiếng có thể vượt qua những cảm xúc này, và tự mình thoát khỏi trạng thái trầm cảm tạm thời, nhưng một số lại không thể.
Trước khi tự tử vào ngày 18/12/2017, chàng ca sĩ trẻ Kim Jong Hyun đã hoàn thành những hoạt động cá nhân và của từng thành viên trong nhóm, đăng ký hiến nội tạng và để lại tài sản cho chị gái. Trong một phỏng vấn không lâu trước đó, khi được hỏi dự định trong tháng 12, anh đã trả lời: “Tôi sẽ nghỉ ngơi”.
Năm 2016, tài tử nổi tiếng Kiều Nhậm Lương tự sát tại nhà riêng ở tuổi 28. Nhiều bạn bè đồng nghiệp cho hay anh bị trầm cảm vài năm nay cùng với chứng mất ngủ kéo dài. Áp lực từ dư luận khiến anh rơi vào trạng thái mệt mỏi hơn, bệnh có dấu hiệu trở nặng. Đây được cho là nguyên nhân khiến nam diễn viên hành động dại dột.
Cô ca sĩ với nhiều ca khúc nổi tiếng Lady Gaga đã thú nhận mình phải chiến đấu với chứng trầm cảm trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Billboard. Cô nói: “Tôi bị trầm cảm và luôn cảm thấy lo âu với mọi thứ xảy ra trong cuộc sống của mình". Đó cũng là lý do cô sáng lập nên quỹ từ thiện mang tên Born This Way.
Ngoài việc tham gia các hoạt động thiện nguyện để có cái nhìn cởi mở hơn về cuộc sống, nhiều người nổi tiếng đã lựa chọn hoạt động thể thao lành mạnh như yoga, thiền, dance...
Kristen Bell là nữ diễn viên xinh đẹp nổi tiếng người Mỹ, đảm nhiệm lồng tiếng cho vai công chúa Anna trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng Frozen, và gần đây nhất là vai diễn hài hước trong bộ phim hài Bad Moms.
Qua một cuộc phỏng vấn với Youtube trong chương trình “Off-Camera”, cô đã chia sẻ rằng mình từng phải uống thuốc để chữa trị căn bệnh trầm cảm và chứng lo âu vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Cô cũng đề cập rằng mẹ, bà và nhiều thành viên khác trong gia đình cũng gặp phải vấn đề tương tự. Bên cạnh sự giúp đỡ, động viên từ bạn bè, người thân, Kristen đã lựa chọn Yoga và Thiền định, giúp cô đẩy lùi những phiềm muộn, căng thẳng.