Trầm cảm: Sát thủ thầm lặng
Cấp cứu nữ bệnh nhân trầm cảm bị chấn thương thận trái nặng |
Danh tiếng, áp lực và sự kết thúc
Theo truyền thông quốc tế, biến cố gia đình khiến danh ca người Mỹ gốc Hoa hàng đầu rơi vào trầm cảm kéo dài. Cô liên tục gặp vấn đề khiến tinh thần sa sút. Dù nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia, cô không thể vượt qua trầm cảm, chọn cách cực đoan để chấm dứt cuộc sống.
Trước đó, nhiều ngôi sao giới showbiz quốc tế phải vật lộn để chống lại chứng bệnh được gọi là sát thủ thầm lặng nhưng không phải ai cũng có thể chiến thắng.
Trầm cảm ở giới nghệ sĩ cao gấp đôi so với người thường. Khi nổi tiếng, họ có tiền bạc và danh vọng, nhưng đổi lại, áp lực của ngôi sao thường khiến họ gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần, tìm đến ý định tự kết liễu cuộc sống.
Theo Independent, trong nhiều năm qua, số lượng người nổi tiếng âm thầm chiến đấu với sức khỏe tâm thần ngày càng tăng. Một số ngôi sao phát hành phim tài liệu làm sáng tỏ cuộc chiến chống lại căn bệnh trầm cảm, một trong nhiều nguyên nhân là sự giám sát gắt gao của truyền thông, định kiến trong ngành công nghiệp âm nhạc và biến cố cuộc sống.
Nữ danh ca Coco Lee qua đời sau thời gian dài mắc bệnh trầm cảm |
Nkini Phasha, diễn giả về sức khỏe tâm thần cho biết, ngành giải trí và trầm cảm có mối quan hệ lớn: "Ngành công nghiệp hào nhoáng đi kèm danh tiếng và tiền tài, nhưng khi đèn tắt, nhiều nghệ sĩ cô đơn và buồn bã".
Phasha cho biết áp lực và kỳ vọng trở thành ngôi sao ảnh hưởng đến nhiều nghệ sĩ. Cùng với nỗi thất bại, họ căng thẳng khi nghĩ về hậu quả nghiêm trọng. Nghiên cứu của Tổ chức trầm cảm và lo âu SA (SADAG) cho thấy người làm giới giải trí có nguy cơ bị trầm cảm cao đến gấp đôi.
40 giây lại có một người chết vì tự tử
Nhưng không vì thế mà người thường lại thờ ơ với căn bệnh này. Vậy trầm cảm là căn bệnh gì mà đáng sợ như vậy?
Theo thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2019, cứ 40 giây lại có một người chết vì tự tử trên thế giới. Năm 2011, WHO dự đoán đến năm 2030, trầm cảm sẽ là nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu trên toàn cầu. Ước tính mỗi năm có gần 40.000 ca tự tử vì trầm cảm tại Việt Nam.
Trầm cảm là bệnh lý rối loạn thần kinh có nguy cơ đe dọa tính mạng và ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người trên thế giới. Bệnh nhân thường không thể tự nhận ra những dấu hiệu trầm cảm của bản thân và mọi người xung quanh cũng khó nhận biết được các dấu hiệu này.
Trầm cảm là bệnh lý rối loạn thần kinh có nguy cơ đe dọa tính mạng. Ảnh Internet |
Người bệnh cảm thấy buồn rầu, chán nản, không còn hứng thú với cuộc sống. Họ ăn không ngon, mất ngủ, làm việc không hiệu quả, mặc cảm thua kém, liên tục rầu rĩ và nghĩ đến cái chết. Trầm cảm thường kèm theo lo lắng, nặng đầu, đau mỏi vai gáy, đau ngực, hồi hộp, tay chân lạnh.
Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân dẫn tới trầm cảm có thể là do rối loạn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh có trong não bộ (như noradrenaline, serotonin...), sang chấn tâm lý (như phá sản, mất người thân, hôn nhân đổ vỡ, thay đổi chổ ở, thay đổi việc làm...), căng thẳng kéo dài (phụ nữ sau sinh, áp lực học tập, áp lực công việc...) làm sản sinh nhiều gốc tự do tấn công gây tổn thương tế bào thần kinh, suy giảm chức năng não bộ.
Phòng chống cách nào?
Người mắc bệnh trầm cảm cần tiến hành điều trị từ sớm với bác sỹ tâm lý để được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Người bệnh cần tìm cách tự bước qua những nỗi lo sợ đang hiện hữu trong tâm trí, có lối sống tích cực như ngủ đủ giấc từ 7-9 tiếng mỗi ngày; thường xuyên luyện tập thể dục thể thao ngoài trời trong ít nhất 30 phút đến một tiếng mỗi ngày để tăng cường trao đổi chất và kích thích não thoát khỏi cảm xúc u buồn. Trò chuyện với bạn bè, người thân, đi du lịch hoặc tham gia các hoạt động xã hội giúp giảm bớt cảm xúc tiêu cực, nâng cao sức khỏe tinh thần. Người bệnh cũng nên tránh xa các bản nhạc buồn, các bộ phim tâm lý, tình cảm ủy mị...
Ngoài ra, các chuyên gia gửi lời khuyên: Chúng ta nên ăn uống đủ bữa, đủ chất, tăng cường các thực phẩm giàu omega-3, khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Người bệnh có thể bổ sung thêm các hoạt chất thiên nhiên có khả năng trung hòa các gốc tự do gây hại cho cơ thể như anthocyanin, pterostilbene trong quả blueberry hay các hoạt chất từ ginkgo biloba...