Tag

Người nhà đựng axit trong chai nước muối sinh lý, em bé bị bỏng nặng

Sức khỏe 26/10/2019 08:55
aa
TTTĐ- Do nhầm chai axit dùng để tẩy nốt ruồi là nước muối sinh lý, bà mẹ đã làm con 4 tháng tuổi bị bỏng nặng. Đến khi được 2 tuổi em bé đã được các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ, BV Tai Mũi Họng Trung ương tiến hành phẫu thuật nội soi tách dính niêm mạch hốc mũi, đồng thời tạo hình chít hẹp cửa mũi trước.

Người nhà đựng axit trong chai nước muối sinh lý, em bé bị bỏng nặng

ThS.BS Nguyễn Nhật Linh thăm khám cho bệnh nhân.

Bài liên quan

Nước muối sinh lý, oxy già, dung dịch cồn... bị Bộ Y tế siết chặt

Đình chỉ lưu hành, thu hồi muối sinh lý đa năng của Công ty TNHH Vinamask

Thu hồi nước muối sinh lý SAT BB do không đạt chuẩn

Kinh hoàng sản xuất nước muối sinh lý bằng công nghệ... thủ công

Dung dịch đựng axit tẩy nốt ruồi có hình dáng y hệt chai nước muối sinh lý

Theo lời kể của mẹ bé, gia đình vẫn thường xuyên vệ sinh mũi họng cho con bằng nước muối sinh lý (dung dịch natri chloride 0,9%) đựng trong lọ nhỏ.

Khi được 4 tháng tuổi, bé được đưa về nhà bà ngoại chơi, mẹ bé lấy lọ thuốc nước muối sinh lý còn nguyên nhãn mác để nhỏ cho con để chữa sổ mũi. Tuy nhiên, dung dịch bên trong không phải là nước muối sinh lý mà là axit chloaxetic 80% thường để tẩy nốt ruồi.

“Khi nhỏ thuốc vào mũi cho cháu thấy có khói trắng mỏng bốc lên từ mũi, con khóc thét. Gia đình hốt hoảng không hiểu tại sao, hỏi ra mới biết dì cháu mua axit về dùng nhưng lại đổ sang lọ nước muối sinh lý nhỏ mũi (còn nguyên nhãn mác) cho dễ sử dụng và để luôn vào tủ thuốc của gia đình mà không hề có cảnh báo gì...”- người mẹ trẻ nhớ lại.

Quá hoảng sợ mà không kịp sơ cứu gì, gia đình đã đưa con vào BV ở địa phương rồi được chuyển lên Viện Bỏng Quốc gia điều trị trong tình trạng niêm mạc mũi họng phù nề, tổn thương hoại tử trắng, sung huyết, tiết dịch mạnh. Vùng má phải có hai vết bỏng do axit (theo hình nước chảy) xuống vùng dưới cằm cổ, hoại tử da độ II, III..

Sau một thời gian điều trị ổn định, gần đây thấy con cứ có biểu hiện khó thở, phải thở bằng miệng, ăn uống khó khăn nên gia đình đưa trẻ đến BV Tai Mũi Họng Trung ương thăm khám. Lúc này bé đã được 2 tuổi.

ThS.BS Nguyễn Nhật Linh – Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ, BV Tai Mũi Họng Trung ương cho biết, lúc vào viện, tiền đình mũi trái của trẻ bị hẹp, hốc mũi phù nề nên khó quan sát, việc thở bằng mũi bên trái khó khăn. Trên má cháu bé có 2 vết sẹo to và khá dài do axit chảy xuống.

Với trường hợp trẻ nhỏ thế này, BS Linh cho hay, chưa thể đánh giá được chức năng ngửi nhưng cũng không quá đáng ngại vì ít bị ảnh hưởng, trẻ vẫn có khả năng ngửi được.

Các bác sĩ đã hội chẩn cùng đoàn chuyên gia nước ngoài (hiện đang có chương trình khám, tư vấn, phẫu thuật cho bệnh nhân tại BV Tai Mũi Họng Trung ương), và chẩn đoán trẻ bị sẹo hẹp tiền đình mũi trái sau khi bỏng axit. Từ đó, các bác sĩ đi đến quyết định tiến hành phẫu thuật chỉnh hình sẹo hẹp mũi trái cho trẻ.

"Các chuyên gia đã tiến hành nội soi tách dính cuốn dưới và vách ngăn 2 bên, rạch phần sẹo cửa mũi trái, mở rộng cửa mũi. Tiếp đó, đặt ống nong bằng silicon vào hốc mũi 2 bên cho trẻ trong vòng một tháng. Đây là một trường hợp tương đối phức tạp vì nguy cơ sẹo hẹp tiền đình mũi có tỉ lệ tái phát rất cao. Các nghiên cứu ở nước ngoài cũng cho thấy rõ điều này"- chuyên gia phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ cho hay.

Do đó, các bác sĩ đã phải tiêm thuốc chống sẹo lồi cho trẻ trong quá trình phẫu thuật. Và sau phẫu thuật, trẻ tiếp tục được tiêm định kỳ thuốc chống sẹo lồi mỗi tháng một lần trong vòng 6 tháng. Đồng thời, các bác sĩ sẽ theo dõi, xem xét mức độ tiến triển của bệnh nhi để có kế hoạch điều trị tiếp theo đạt hiệu quả như mong muốn.

Cẩn trọng khi dùng thuốc cho trẻ

Không ít những vụ việc bà mẹ nhỏ nhầm nước muối sinh lý nhỏ mắt, nhỏ mũi cho con để lại hậu quả nghiêm trọng. Một số trường hợp trẻ ngộ độc do uống nhầm hóa chất đựng vào các chai nước lọc, nước ngọt hoặc cha mẹ nhỏ nhầm axit, cồn 90 độ vào mũi, miệng trẻ... trong đó không ít ca rơi vào tình trạng cấp cứu nguy kịch tính mạng.

Mặc dù đã liên tục cảnh báo rất nhiều lần trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhưng nhiều BV liên tục phải tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi bị các sự cố do sơ suất trong gia đình như: bị nhỏ nhầm cồn vào mũi, uống nhầm dầu máy khâu, dầu hỏa... do đựng vào chai trà xanh, Lavie, C2…

Do đó, các bác sĩ đưa ra khuyến cáo phụ huynh nên hết sức chú ý khi vệ sinh mũi cho con vì chai nước muối sinh lý hay chai cồn rất giống nhau về hình thức và kích cỡ. Nếu chẳng may có sơ suất, nhầm lẫn thì gia đình nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được xử trí cấp cứu đúng phương pháp. Tuyệt đối, phụ huynh không tự ý xử trí tại gia vì việc xử trí không đúng sẽ dẫn đến việc hóa chất ngấm vào cơ thể nhanh hơn hoặc gây những biến chứng nguy hiểm.

Với trường hợp bỏng axit như cháu bé này là do không được sở cứu ban đầu nên tổn thương khá sâu và phức tạp.

BS Linh tư vấn, cha mẹ cần bình tĩnh, có thể sơ cứu ban đầu bằng cách làm loãng axit tại vị trí tổn thương đó đi bằng cách dùng đúng loại nước muối sinh lý để nhỏ vào mũi cho trẻ. Ngoài ra còn có nước vôi loãng cũng giúp trung hòa axit, hạn chế tổn thương do axit gây ra.

Người lớn khi sang, chiết các dung dịch dùng ngoài phải dán nhãn mác cẩn thận cần để riêng biệt, xa tầm với của mọi người, nhất là trẻ em, tuyệt đối không để chung các loại hóa chất trong tủ thuốc gia đình hoặc ở vị trí dễ lấy do tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc cao.

Ngoài ra, để tránh nhầm lẫn, phụ huynh chú ý không nên để thuốc, hoá chất gần thức ăn, thức uống; không cất giữ hóa chất nếu không cần đến; nhất là không nên nói dối với trẻ thuốc là kẹo, vì sau này trẻ nghĩ các loại thuốc là kẹo, có thể ăn và bị ngộ độc; Tránh cất giữ các loại hóa chất, nước tẩy rửa gia dụng trong các vỏ chai vốn đựng nước uống, nước ngọt khiến trẻ nhầm tưởng là nước uống được....

Đọc thêm

Tập huấn truyền thông phòng chống bệnh lây nhiễm Sức khỏe

Tập huấn truyền thông phòng chống bệnh lây nhiễm

TTTĐ - Ngày 30/7, Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức truyền thông nguy cơ các bệnh lây nhiễm cho cán bộ chuyên trách truyền thông và cộng tác viên các phường trên địa bàn.
Việt Nam "khát" nhân lực chăm sóc sức khỏe Tin Y tế

Việt Nam "khát" nhân lực chăm sóc sức khỏe

TTTĐ - Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade) đón tiếp phái đoàn Giáo dục và Đào tạo Nghề (VET) Australia đã tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Đào tạo nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe chất lượng cao”.
Lạm dụng thuốc Đông y dẫn đến men gan tăng gấp hơn 1.000 lần Tin Y tế

Lạm dụng thuốc Đông y dẫn đến men gan tăng gấp hơn 1.000 lần

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị tổn thương gan nghiêm trọng do sử dụng thuốc uống không rõ nguồn gốc và áp dụng không đúng cách, đúng liều lượng bài thuốc cổ truyền.
Cảnh báo thuốc kháng sinh Cefixim 200 giả xuất hiện trên thị trường Tin Y tế

Cảnh báo thuốc kháng sinh Cefixim 200 giả xuất hiện trên thị trường

TTTĐ - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc thuốc giả Cefixim 200, trong đó đề nghị phối hợp với các cơ quan điều tra, xác minh thông tin và truy tìm nguồn gốc về sản phẩm Cefixim 200 giả, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm...
6 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 36 vụ ngộ độc thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

6 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 36 vụ ngộ độc thực phẩm

TTTĐ - Theo thông tin cập nhật từ Bộ Y tế, trong 6 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 36 vụ ngộ độc thực phẩm làm 2.138 người mắc và 6 trường hợp tử vong.
Từ tháng 8/2024, Hà Nội tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trường học Chung tay vì an toàn thực phẩm

Từ tháng 8/2024, Hà Nội tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trường học

TTTĐ - Ngày 30/7, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn thẩm định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.
Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng do thói quen ăn gỏi cá sống Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng do thói quen ăn gỏi cá sống

TTTĐ - Những năm gần đây, các món ăn chế biến từ gỏi cá sống hay sashimi kiểu Nhật trở thành món nhậu khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, không ít người đã bị nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm do thói quen ăn hải sản sống.
Thu hồi nhiều loại mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng Tin Y tế

Thu hồi nhiều loại mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành 3 văn bản thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
Quận Cầu Giấy tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết Tin Y tế

Quận Cầu Giấy tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết

TTTĐ - Thời gian qua, quận Cầu Giấy (Hà Nội) luôn tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong việc phối hợp với ngành Y tế trong phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.
Hà Nội tiếp tục ghi nhận thêm 2 ca mắc liên cầu lợn Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội tiếp tục ghi nhận thêm 2 ca mắc liên cầu lợn

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội , trong tuần qua, thành phố ghi nhận thêm 2 ca mắc liên cầu lợn.
Xem thêm