Tag
Nguồn nhân lực chất lượng cao

Nền móng của hệ sinh thái sáng tạo và đổi mới

Lao động - Việc làm 22/09/2023 08:11
aa
TTTĐ - Phát triển và tối ưu hóa nguồn nhân lực chất lượng cao, cùng việc ứng dụng hiệu quả công nghệ vào thực tiễn, đó chính là trụ cột quan trọng xây dựng hệ sinh thái đổi mới và sáng tạo. Đây cũng là tác động quyết định, nền tảng vững chắc đối với sự phát triển mạnh mẽ của Bình Dương trên hành trình trở thành một thành phố thông minh.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có tay nghề Gắn kết “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp Thành phố thông minh Bình Dương: “Đất lành” để sống

​​Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia, dân tộc, vùng, miền trong mỗi giai đoạn phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế thế giới đang chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức hiện nay. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nêu rõ, một trong 3 đột phá chiến lược đó là phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đảm bảo tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.

Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của nguồn nhân lực, tỉnh Bình Dương đã tập trung vào công tác đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân tài. Giáo dục được xem là ưu tiên hàng đầu, với việc ban hành nghị quyết xây dựng và triển khai các đề án tăng cường cơ sở vật chất và đào tạo đội ngũ. Trong đó, tỉnh coi phát triển giáo dục, nâng cao dân trí là nền tảng, để phát triển kinh tế nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá.

Với quan điểm phát triển giáo dục phải song hành với phát triển kinh tế, Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 133/2001/QĐ-UB ngày 21/8/2001 về phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương đến năm 2020.

Nền móng của hệ sinh thái sáng tạo và đổi mới
Thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã tập trung vào công tác đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân tài

Cùng với đó, tỉnh Bình Dương tiếp tục tập trung triển khai đề án "Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện nguồn nhân lực tỉnh đến năm 2020" với phạm vi, quy mô toàn tỉnh, bao phủ toàn diện về đối tượng đào tạo, bồi dưỡng.

Tại Đại hội lần thứ XI của Đảng bộ tỉnh đã đề ra 4 chương trình đột phá, 9 nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2020-2025. Trong đó, tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao góp phần phát triển thành phố Bình Dương theo hướng thông minh, văn minh, hiện đại. Đặc biệt, tỉnh chú trọng gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực với việc chuyển đổi số toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, xác định việc xây dựng nguồn "nhân lực số" là một nhiệm vụ trọng yếu.

Để đạt được những mục tiêu trên, Tỉnh ủy đã lập kế hoạch tổng thể đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức về công nghệ thông tin, cũng như thu hút nhân tài chất lượng cao để phục vụ chuyển đổi số. Trong tâm là đổi mới và hiện đại hóa các cơ sở giáo dục, đặc biệt các trường nghề, mở rộng hợp tác với doanh nghiệp và khu công nghiệp.

Việc nâng cao chất lượng cán bộ giáo viên và tạo điều kiện học tập hiệu quả cho học sinh là nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và Bình Dương trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hoá.

Nền móng của hệ sinh thái sáng tạo và đổi mới

Bình Dương chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ 'vùng đổi mới sáng tạo'

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhật Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương, ​những kết quả tích cực của công tác đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời gian qua đã giúp nguồn nhân lực được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ lao động qua đào tạo cũng duy trì ở mức cao, góp phần quan trọng thúc đẩy Bình Dương nằm trong nhóm các địa phương duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm

Với các cơ chế đầu tư thoả đáng cho giáo dục và đào tạo, cùng với chính sách thu hút và tạo môi trường cho nguồn nhân lực chất lượng cao tiếp tục duy trì phát triển, đây chắc chắn sẽ là tiền đề vững chắc để Bình Dương có bước đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn tiếp theo.

Thời gian qua, các đơn vị trong tỉnh thông qua liên kết các viện, trường và doanh nghiệp (DN) đã triển khai nhiều phòng thực nghiệm, nghiên cứu sản phẩm như TechLab, Fablab, phòng thí nghiệm 4.0 hướng tới các trải nghiệm công nghệ thực tế, hiện đại, thử nghiệm các ý tưởng nghiên cứu mới.

Hiện nay, các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, vườn ươm DN đang hình thành giai đoạn đầu và đã gặt hái được những kết quả thiết thực. Hơn nữa, tỉnh đang phát triển giáo dục theo mô hình STEM/STEAM (đào tạo kỹ năng về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật, toán, với cách tiếp cận liên môn để giải quyết vấn đề trong cuộc sống) cho bậc phổ thông, sớm nuôi dưỡng và phát huy tinh thần sáng tạo, đam mê khoa học công nghệ cho thanh thiếu niên nhi đồng.

Ông Nguyễn Việt Long, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, cho biết: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu quan trọng nhất để thu hút đầu tư trong thời kỳ mới, đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra tiềm lực nhằm đột phá, hướng tới kinh tế tri thức, kinh tế số, đáp ứng nhu cầu mới trong xây dựng thành phố thông minh. Trong tương lai, các trường đại học, cao đẳng sẽ tiếp tục giữ vai trò hết sức quan trọng để đáp ứng yêu cầu trên”.

Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU) là trường đại học do Tổng Công ty Becamex IDC đầu tư xây dựng, là giải pháp đầu tư chiến lược dài hạn của Becamex IDC, với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, là cầu nối chuyển giao công nghệ cao, phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của tỉnh. EIU là một trong 8 hệ sinh thái Bình Dương đã và đang phát triển.

EIU được xác định là trọng tâm để xây dựng nhiều hệ sinh thái nhỏ cùng hòa quyện với nhau giữa các trường đại học, qua đó làm rõ vai trò trách nhiệm của mỗi bên trên nền tảng mô hình 3 nhà: Nhà khoa học (nhà trường) - nhà nước - nhà doanh nghiệp. Cùng với các trường đại học khác, EIU sẽ cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của DN và thu hút nguồn nhân lực hàm lượng chất xám cao đến địa phương.

Đọc thêm

Long An: Đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm Lao động - Việc làm

Long An: Đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm

TTTĐ - Với quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu đào tạo nghề và giải quyết việc làm, từ đầu năm đến nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Long An đã phối hợp tốt với các ngành, địa phương và các trường đào tạo nghề tập trung thực hiện tốt công tác này; từ đó, góp phần ổn định xã hội, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn tỉnh.
Sôi nổi ngày hội việc làm dành cho sinh viên báo chí, truyền thông Lao động - Việc làm

Sôi nổi ngày hội việc làm dành cho sinh viên báo chí, truyền thông

TTTĐ - Sáng 23/8, trường Cao đẳng Truyền hình tổ chức Ngày hội việc làm thu hút gần 40 cơ quan báo chí, truyền thông, doanh nghiệp với gần 500 sinh viên tham gia.
Giải pháp thoát nghèo bền vững Lao động - Việc làm

Giải pháp thoát nghèo bền vững

TTTĐ - Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động; đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế, xóa đói giảm nghèo.
Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo động lực bứt phá Lao động - Việc làm

Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo động lực bứt phá

TTTĐ - Nguồn nhân lực có chất lượng và kỹ năng nghề có vai trò quan trọng trong phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, những năm gần đây, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
Điều tra tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố Lao động - Việc làm

Điều tra tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố

TTTĐ - Theo kế hoạch điều tra năm 2024 về lao động, tiền lương trong doanh nghiệp của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, việc điều tra sẽ được tiến hành tại 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố, đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước.
Tập trung giải quyết việc làm cho các đối tượng lao động đặc thù Lao động - Việc làm

Tập trung giải quyết việc làm cho các đối tượng lao động đặc thù

TTTĐ - Những năm qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, phát huy các nguồn lực, hỗ trợ vay vốn ưu đãi tạo việc làm, tăng cường kết nối cung - cầu lao động để thêm nhiều nguồn việc làm mới cho người lao động. Nhờ vậy, số lao động được giải quyết việc làm liên tục tăng cao trong những năm gần đây.
Miễn phí học nghề, lao động phi chính thức vẫn thờ ơ Lao động - Việc làm

Miễn phí học nghề, lao động phi chính thức vẫn thờ ơ

TTTĐ - Dù được miễn phí đào tạo nhưng tỉ lệ lao động phi chính thức đăng ký học nghề vẫn rất thấp. Ngoài chính sách chưa đủ hấp dẫn, các chuyên gia cho rằng, cần nâng cao công tác tuyên truyền, đồng thời bổ sung thêm các chế độ hỗ trợ khác để thực sự thu hút người lao động tham gia.
Viện Chiến lược và Chính sách y tế thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024 Lao động - Việc làm

Viện Chiến lược và Chính sách y tế thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024

TTTĐ - Viện Chiến lược và Chính sách Y tế - Bộ Y tế vừa thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024 với số lượng người làm việc ứng với vị trí việc làm cần tuyển là 7 người.
Người lao động là “chìa khóa tương lai” của ngành Công nghệ thông tin Lao động - Việc làm

Người lao động là “chìa khóa tương lai” của ngành Công nghệ thông tin

TTTĐ - ManpowerGroup – công ty cung cấp giải pháp nhân sự hàng đầu thế giới – ra mắt Báo cáo Thị trường lao động ngành Công nghệ thông tin (CNTT) 2024.
Cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi Lao động - Việc làm

Cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 12/2024/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi.
Xem thêm