Bão lũ và "bão" giá rau xanh
Những việc cần làm để bảo vệ sức khỏe khi mưa lũ Gần 29 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hãi do bão lũ |
Ba mớ rau bằng nửa kg thịt
Cơn bão Yagi vừa qua đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho nhiều tỉnh thành, nhất là ngành nông nghiệp. Hàng ngàn héc ta rau màu bị tàn phá, khiến nguồn cung rau xanh trên thị trường giảm sút nghiêm trọng. Điều này kéo theo một hệ lụy tất yếu: giá rau củ tăng chóng mặt, khiến cuộc sống của người dân, cụ thể là sinh viên trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Theo ghi nhận của phóng viên tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy), giá rau xanh đã tăng chóng mặt sau bão. Cụ thể, rau muống tăng gấp đôi, lên tới 20.000-25.000 đồng/một bó, cà chua tăng từ 20.000 đồng/1kg lên đến 45.000 đồng/1kg.
Tại chợ Mai Lâm (Đông Anh) dù là gần một số vùng trồng rau nhưng giá cả cũng đang tăng đột biết. Rau ngót từ 7-8.000 đồng, hai ngày nay lên 15.000 đồng/1 mớ, rau cải từ mức 15.000 đồng, nay nhảy lên mức 25.0000 đồng/1 mớ. Trước bão, giá khoai tây dao động từ 15 – 17.000 đồng/1kg, nay tăng lên thành 25.000 đồng/1kg….
Rau tăng giá khiến sinh viên, người lao động ít sự lựa chọn |
Giá cả tăng cao khiến bữa ăn của người dân trở nên đắt đỏ. Bạn Trịnh Thị Thảo, sinh viên năm thứ ba, trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương đã đi khắp các quầy bán rau tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy) nhưng chưa thể mua rau cho bữa tối của mình vì quá đắt. “Tôi đã lựa chọn mua rau muống cho bữa tối nay nhưng hỏi tới giá thì quá sốc, quầy nào cũng bán 25 tới 30.000 đồng/1 mớ. Bình thường, mỗi bữa chúng mình sẽ ăn 1 bó rau, bây giờ 2 bữa ăn 1 bó vậy”, bạn Thảo cho hay.
Anh Trần Văn Quân, tài xế xe ôm công nghệ cũng cho biết, chỉ sau bão lũ 1,2 ngày nhưng giá rau củ tăng cao đột biến. “Rau muống mình mua tại chợ Mai Lâm (Đông Anh) có giá 20.000/1 bó, mình thấy đây là giá đã tăng gấp đôi so với bình thường, Mình dự định sẽ chia nhỏ rau ra ăn cho các bữa vì giá rau củ đang đắt”.
Vừa xuống Hà Nội học tập ít ngày vẫn chưa hết sợ vì cơn bão YAGI gây ra thì nay bạn Nguyễn Thu Trang sinh viên năm nhất lại gặp phải “bão” giá. Trang chia sẻ: “Em thường đi chợ và tự nấu ăn, hai hôm nay ra chợ mua rau thấy “sốc”, không tin nổi, có nửa cái bắp cải mà giá tận hơn 40.000 đồng. Em định chuyển qua mua đậu đũa xem giá rẻ hơn không nhưng giá đậu đũa lên tới 45.000 đồng/1kg. Giá rau này đang quá đắt so với bữa ăn của em”.
Khan hiếm nguồn cung khiến giá rau xanh tăng |
Tình trạng đắt đỏ còn kéo dài
Ghi nhận thêm tại các chợ cóc trên địa bàn phường Mai Dịch (Quận Cầu Giấy), giá rau muống từ 10.000 đồng/mớ nay tăng lên 22.000 đồng/mớ, mồng tơi tăng lên 17.000 đồng/mớ trong khi ngày thường chỉ 5.000-6.000 đồng, rau ngót 15.000 đồng/mớ, cải ngọt và cải chíp giá 35.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá các loại thực phẩm khác đều không tăng. Hiện tại, giá thịt lợn vẫn dao động từ 110 – 130.000 đồng, thịt bò từ 200-300.000 đồng/1kg, cá chép từ 70 – 80.000 đồng/1 kg; cá trắm cỏ hiện đang là 65-70.000 đồng/1kg…
Theo chị Nguyễn Thị Ánh, tiểu thương ở chợ Mai Lâm, giá rau xanh tăng đột biến là do mưa bão khiến rau, hoa màu bị hỏng. Dự kiến giá rau sẽ tăng khá lâu bởi sau bão không chỉ mưa mà bây giờ lại bị ngập úng, vì thế người nông dân chưa thể trồng rau lại ngay được”.
Nếu tình hình bão lũ còn tiếp tục, nguồn cung rau củ không sớm được khôi phục, việc tăng giá sẽ còn kéo dài. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến đời sống của nhiều người dân, đặc biệt là người lao động có thu nhập thấp và bạn sinh viên.
Huyện Quốc Oai: Gần 300 ha rau màu bị ảnh hưởng do bão số 3 Sau cơn bão số 3, toàn huyện Quốc Oai có gần 300 ha ngô, rau màu và hơn 800 ha lúa bị ngập, đổ; nhiều diện tích cây ăn quả, hải sản bị ảnh hưởng… Để ứng phó với với lũ và mưa lớn, các đơn vị chức năng tại huyện triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực trũng thấp, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động khơi thông dòng chảy, tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra. Lãnh đạo huyện Quốc Oai và các huyện ngoại thành Hà Nội cũng đề nghị ngay sau bão, lũ, bà con Nhân dân vừa lo ứng phó các sự cố về đê, khắc phục hậu quả mưa, bão, lũ, thiên tai trên địa bàn huyện vừa nhanh chóng có các phương án ổn định sản xuất. |