Tag

Mắc uốn ván do bị thương khi đắp tường phòng lũ

Tin Y tế 25/09/2024 15:44
aa
TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận bệnh nhân N.V.K (52 tuổi, Hưng Yên) được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên chuyển đến với chẩn đoán mắc uốn ván do bị thương trong quá trình đắp tường phòng lũ do bão số 3 vừa qua.
Tự cắt trĩ tại nhà, bệnh nhân mắc uốn ván Ghi nhận 24 ca mắc uốn ván, 3 ca tử vong Nguy cơ mắc uốn ván nguy hiểm do vết thương hở Tiêm miễn phí vắc xin uốn ván cho người dân các tỉnh vùng lũ

Qua khai thác tiền sử được biết, đầu tháng 9 vừa qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ông K cùng người dân tham gia xây đắp tường phòng lũ.

Trong quá trình xây đắp, ông gặp tai nạn nhỏ ở mu bàn chân phải do bị viên gạch rơi vào chân. Ông tự xử lý, băng bó vết thương và không tiêm phòng uốn ván.

Gạch rơi vào chân khi đắp tường phòng lũ, người đàn ông cứng miệng không thể há to
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

6 ngày sau, ông K xuất hiện triệu chứng khó há miệng tăng dần, khó nuốt, bụng cứng. Đến ngày 16/9, bệnh nhân vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên khám và điều trị bệnh với chẩn đoán mắc uốn ván.

Tuy nhiên, tình trạng bệnh không thuyên giảm, đến ngày 23/9, bệnh nhân K được chuyển tuyến điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương với chẩn đoán mắc bệnh uốn ván trong tình trạng tăng trương lực cơ không kiểm soát, miệng cứng, chỉ há được 1,5cm.

Vết thương ở mu bàn chân phải có kích thước nhỏ 0,5cm, miệng khô, đóng vảy, không bị sưng hay viêm mủ.

Bác sĩ Trương Tư Thế Bảo, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván gây ra.

Nguyên nhân mắc uốn ván thường do bị trầy xát và viết thương tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani có trong đất, cát bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ.

Vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương, vết xây xước phát triển thành ổ nhiễm trùng gây bệnh uốn ván…

Bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh thường từ 3 đến 21 ngày. Cũng có thể từ 1 ngày cho tới vài tháng, phụ thuộc vào đặc điểm, độ lớn và vị trí của vết thương. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 10 ngày.

Hầu hết các trường hợp bệnh xuất hiện trong vòng 14 ngày. Nói chung, các vết thương bị nhiễm bẩn nặng thì thời gian ủ bệnh ngắn hơn và bệnh cũng nặng hơn, tiên lượng xấu hơn.

Bác sĩ Thế Bảo khuyến cáo: Việc điều trị uốn ván phải mất ít nhất vài tuần. Bệnh nhân được tiêm huyết thanh điều trị uốn ván để xử lý độc tố ở trong máu. Những độc tố gắn vào tế bào thần kinh phải để cơ thể tự đào thải.

Chính vì thế, với những người dân khi có các vết thương tiếp xúc thường xuyên với môi trường bẩn như bùn đất, nước bẩn, môi trường chăn nuôi gia súc… thì nên đi tiêm phòng uốn ván định kỳ 5 năm/lần vì các vi khuẩn uốn ván sẽ ủ bệnh trong các vết thương và tiến triển thành bệnh.

Đọc thêm

Tăng cường đáp ứng công tác y tế trong dịp nghỉ Tết Tin Y tế

Tăng cường đáp ứng công tác y tế trong dịp nghỉ Tết

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Công văn số 6541/CV-SYT gửi các đơn vị trực thuộc Sở về việc đảm bảo công tác y tế trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Thanh Hoá: Đình chỉ hoạt động đối với 2 cơ sở vi phạm trong lĩnh vực y tế Sức khỏe

Thanh Hoá: Đình chỉ hoạt động đối với 2 cơ sở vi phạm trong lĩnh vực y tế

TTTĐ - Ngày 30/12, Công an tỉnh Thanh Hoá thông tin, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hoá vừa xử phạt hành chính 90 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 18 tháng đối với 2 cơ sở vi phạm trong lĩnh vực y tế.
Chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin sởi đầy đủ, đúng lịch Tin Y tế

Chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin sởi đầy đủ, đúng lịch

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 20/12 đến ngày 27/12), toàn thành phố ghi nhận 76 trường hợp mắc sởi tại 24 quận, huyện; không có ca tử vong, tăng 26 trường hợp so với tuần trước.
Suýt mất mạng vì dại dột ngậm thuốc diệt chuột “dọa” gia đình Tin Y tế

Suýt mất mạng vì dại dột ngậm thuốc diệt chuột “dọa” gia đình

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Medlatec đã tiếp nhận trường hợp nữ bệnh nhân đến thăm khám trong tình trạng đau đầu nặng. Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết đã ngậm thuốc diệt chuột trước khi vào viện 3 giờ.
Số ca mắc sởi tăng 130 lần so với năm 2023 Tin Y tế

Số ca mắc sởi tăng 130 lần so với năm 2023

TTTĐ - Theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024, số ca mắc sởi tăng nhanh so với năm trước. Số ca sốt phát ban nghi sởi là 38.364 (tăng hơn 94 lần so với năm 2023) và số ca dương tính với sởi là 6.725 ca (tăng hơn 130 lần so với năm 2023).
Giải mã gen giúp nâng cao y học dự phòng Sức khỏe

Giải mã gen giúp nâng cao y học dự phòng

TTTĐ - Trung tâm Xét nghiệm và Chẩn đoán Y khoa Kỹ thuật cao VSK Đà Nẵng tiên phong trong truyền thông y học dự phòng, thăm khám sức khoẻ chủ động, và ứng dụng giải mã gen chính là “cánh cửa” mở ra hàng trăm sự thật về cơ thể, giúp dự báo trước nguy cơ về bệnh lý, khởi đầu cho hành trình chăm sóc sức khỏe trọn đời cho hàng triệu người dân Việt Nam.
Cứu sống bệnh nhân ngừng tim ngoại viện Tin Y tế

Cứu sống bệnh nhân ngừng tim ngoại viện

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa TP Vinh (Nghệ An) vừa lập kỳ tích khi cứu sống bệnh nhân nam ngừng tuần hoàn ngoại viện do vết thương thấu ngực và mất máu nghiêm trọng. Đây là một ca bệnh đặc biệt, thể hiện trình độ chuyên môn cao và sự phối hợp nhịp nhàng của đội ngũ y, bác sĩ.
Thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc, vắc xin tại Việt Nam Tin Y tế

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc, vắc xin tại Việt Nam

TTTĐ - Viện Chiến lược và Chính sách Y tế - Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo Đối thoại chính sách với chủ đề “Thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc, vắc xin tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất giải pháp”.
Chung tay chăm sóc sức khỏe cán bộ, hội viên Hội Nhà báo Tin Y tế

Chung tay chăm sóc sức khỏe cán bộ, hội viên Hội Nhà báo

TTTĐ - Ngày 27/12, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, viên chức, người lao động tại các cơ quan báo chí.
Chủ động phòng từ sớm, từ xa để hạn chế dịch bệnh lây lan Tin Y tế

Chủ động phòng từ sớm, từ xa để hạn chế dịch bệnh lây lan

TTTĐ - Sáng 26/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025 để hưởng ứng ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị.
Xem thêm