Tag

Khát vọng của kỹ sư bỏ phố lên rừng, mong đưa sâm Ngọc Linh ra thế giới

Nông thôn mới 04/01/2022 07:30
aa
TTTĐ - Không chỉ gìn giữ, phát triển cây sâm Ngọc Linh - món quà trời ban cho Việt Nam, ông Nguyễn Tuấn Vũ còn đang tạo kế sinh nhai cho hàng trăm đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum. Tất cả đều mong muốn cùng đưa sâm Ngọc Linh vươn rộng, vươn xa khắp thế giới.
Nutifood đầu tư vào sâm Ngọc Linh, cú hích lớn cho sự phát triển "quốc bảo" Việt Nam Sâm Ngọc Linh sẽ tạo nên dấu ấn lịch sử mới Phát triển ngành công nghiệp trồng và chế biến sâm Ngọc Linh Cần bảo hộ thương hiệu sâm Ngọc Linh trên thị trường quốc tế Thủ tướng khánh thành trung tâm sản xuất sâm Ngọc Linh quy mô lớn tại Kon Tum

Cơ duyên với “lộc trời” - sâm Ngọc Linh

Đến với cây sâm Ngọc Linh, ông Nguyễn Tuấn Vũ - Giám đốc Công ty CP Đầu tư Sâm Việt Nam (Công ty Sâm Việt Nam) ví như một cơ duyên và mang nặng cả nỗi niềm về trách nhiệm. Ông chia sẻ: “Vốn là một kỹ sư xây dựng, khi tận mắt thấy bố mắc bệnh mất, không cách gì cứu chữa, tôi đã rất buồn. Trong tâm trí tôi từ lúc đó đã đau đáu một suy nghĩ là sẽ làm bất cứ điều gì để nghiên cứu các loại dược liệu để cứu người, giúp đời”.

ông Nguyễn Tuấn Vũ bên vườn sâm Ngọc Linh do người dân Kon tum trồng
Ông Nguyễn Tuấn Vũ bên vườn sâm Ngọc Linh do người dân Kon Tum hợp tác trồng

Theo ông Vũ, thực tế thiên nhiên đã ưu đãi cho Việt Nam rất nhiều loại thảo dược quý hiếm, có thể hỗ trợ bảo vệ sức khỏe rất tốt, nhất là tại các khu vực có nhiều núi cao, rừng sâu như Tây Nguyên, Quảng Nam... Trong một lần tình cờ đọc được thông tin về sâm Ngọc Linh, biết được những giá trị to lớn của loại sâm này đối với sức khỏe, ông Vũ đã quyết định bán nhà ở TP Hồ Chí Minh, “đổ vốn” thành lập doanh nghiệp chuyên về đầu tư, phát triển cây sâm nói riêng và các loại cây thảo dược nói chung.

Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu thực tế về sâm Ngọc Linh, ông Vũ đã quyết định chọn Kon Tum là nơi khởi nghiệp. “Đến Kon Tum cũng là một cái duyên đối với tôi. Bởi lẽ, Kon Tum là một trong các tỉnh nghèo nhưng cũng được trời phú cho một loại dược liệu quý nhất cả nước. Bên cạnh đó, tôi cũng mong muốn có thể hỗ trợ người dân và đồng bào dân tộc thiểu số sống quanh khu vực núi Ngọc Linh có được công việc ổn định, cuộc sống no đủ hơn. Xa hơn là phụng sự cộng đồng và mang sâm Việt Nam vươn rộng, vươn xa hơn nữa trên thế giới”.

Để thực hiện hóa ước mơ của mình, ông Vũ đã thành lập Công ty CP Dược liệu Núi Ngọk (tiền thân của Công ty Cổ phần Đầu tư Sâm Việt Nam).

Ngoài ra, Công ty Sâm Việt Nam còn ký hợp đồng liên kết đầu tư, phát triển vườn sâm với nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số (người Xơ Đăng). Cụ thể, trong năm 2020, Công ty Sâm Việt Nam ký hợp đồng liên kết với hộ ông A.K (xã Ngọc Lây, huyện Tu Mo Rông) để cùng đầu tư và phát triển 5ha sâm; Ký kết hợp tác với hộ ông A.L (xã Tê Xăng, huyện Tu Mo Rông) đầu tư trồng vườn sâm tại 2 khu đất thôn Đăk Viên và thôn Tu Thó (đều thuộc xã Tê Xăng). Trong năm 2021, Công ty Sâm Việt Nam ký hợp đồng liên kết đầu tư, phát triển vườn sâm với hộ ông A.P (xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông)…

Đưa sâm Ngọc Linh vươn ra thế giới

Theo ông Vũ, việc liên kết, hợp tác đầu tư và phát triển vườn sâm Ngọc Linh với các hộ dân rất được khuyến khích và Công ty Sâm Việt Nam thực hiện theo đúng quy định của luật pháp. Doanh nghiệp cam kết bỏ vốn, chi phí mua giống, chi phí chăm sóc, bảo vệ vườn cây. Các hộ dân thì bỏ công chăm sóc, bảo vệ và theo dõi vườn cây phát triển… Toàn bộ thành phẩm thu hoạch được doanh nghiệp bao tiêu cho các hộ dân.

Theo chia sẻ của đại diện Công ty Sâm Việt Nam: “Hiện nay, doanh nghiệp đã liên kết với các hộ dân là người đồng bào dân tộc thiểu số nhằm cải thiện đời sống, kế sinh nhai với diện tích rừng trồng sâm khoảng 10ha. Bên cạnh đó, chúng tôi có đội ngũ nghiên cứu và phát triển nguồn giống từ phương pháp cấy mô trong phòng thí nghiệm, với tổng diện tích khu nghiên cứu là 1.700m2, tọa lạc tại khu nông nghiệp công nghệ cao, thuộc thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum.

Ngoài đầu tư cho cây sâm, doanh nghiệp còn có vùng nguyên dược liệu hàng chục héc ta, là nơi chăm sóc và phát triển các loại dược liệu quý như: Giảo cổ lam, tử diệp thảo, đương quy, hồng đẳng sâm, trà dây, sa nhân, ba kích tím...”.

đội ngũ nghiên cứu và phát triển nguồn giống từ phương pháp cấy mô trong phòng thí nghiệm
Đội ngũ nghiên cứu và phát triển nguồn giống từ phương pháp cấy mô trong phòng thí nghiệm Công ty Sâm Việt Nam

Nói về cây sâm Ngọc Linh, ông Vũ cho biết, ông đã đi nhiều vùng trồng sâm của Hàn Quốc, được tiếp xúc, làm việc với nhiều chuyên gia về sâm của nước này và đều được nghe họ khen ngợi hết lời về cây sâm Ngọc Linh.

Đặc biệt, sâm Ngọc Linh là một trong những niềm tự hào và cũng là đóng góp quan trọng của Việt Nam đối với nền y học thế giới. Đó cũng là lý do mà trong lễ khánh thành công trình xây dựng “Trung tâm quốc gia nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh” diễn ra ngày 5/9/2018, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (khi đó là Thủ tướng Chính phủ) nêu rõ: Sâm Ngọc Linh là quốc bảo của Việt Nam.

Ông Vũ cũng chia sẻ thêm, theo các nhà nghiên cứu dược liệu, các dược chất quý trong sâm Ngọc Linh là “độc nhất vô nhị”, bởi thân rễ sâm Ngọc Linh chứa tới 52 hợp chất saponin; Trong đó, có tới 26 hợp chất saponin không có trong các loại sâm khác. Vì thế, giới chuyên gia về sâm đã xếp sâm Ngọc Linh là một trong 5 cây sâm quý nhất trên thế giới.

Cậy sâm Ngọc Linh khi ươm tạo
Cây sâm Ngọc Linh khi ươm tạo...
Cây sâm Ngọc Linh xanh tốt dưới tán rừng già Kon Tum
Sâm vươn mình xanh tốt dưới tán rừng già Kon Tum

Có điều khiến ông Vũ vẫn đau đáu cho đến nay là dù có được loại sâm quý nhất thế giới nhưng các chuyên gia lại cho rằng Việt Nam vẫn chưa đạt được đẳng cấp như Hàn Quốc là đưa cây sâm trở thành loại cây biểu tượng để cả thế giới biết đến. Việt Nam vẫn chưa phát triển cây sâm thành một ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia.

Vì vậy, việc Công ty Sâm Việt Nam nỗ lực đầu tư và phát triển sâm Ngọc Linh ở Kon Tum cũng nhằm mục đích góp phần cùng địa phương phát triển một ngành kinh tế đặc thù - lấy cây sâm làm một trong những ngành chủ đạo, mũi nhọn; Nỗ lực phát triển cây sâm thành loại cây hàng hóa, phổ biến cho người dân cùng tham gia đầu tư, phát triển các vườn sâm quý, vừa như một phương cách tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số có công ăn việc làm, có thu nhập, vừa xóa đói - giảm nghèo. Đặc biệt, qua đó cũng góp phần sớm đưa sâm Ngọc Linh Việt Nam sánh vai cùng thương hiệu đẳng cấp như một số loại sâm quý khác trên thế giới.

Đọc thêm

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc Nông thôn mới

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc

TTTĐ - Sáng 3/10, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai mạc "Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 năm 2024". Hội chợ có quy mô 100 gian hàng tiêu chuẩn và trên 1.000 m2 diện tích đất trưng bày được thiết kế, trang trí đặc biệt.
Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1057/QĐ-TTg ngày 30/9/2024 công nhận huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu Nông thôn mới

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Có thể thấy, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, việc nghiên cứu đưa ra các phương pháp canh tác nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai Nông thôn mới

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai

TTTĐ - Sau khi bão và hoàn lưu bão đi qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã và đang chuẩn bị mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả, khôi phục lại sản xuất nông nghiệp sau khi nước lũ rút nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trong thời gian sớm nhất.
Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3 Nông thôn mới

Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

TTTĐ - TP Hà Nội đã triển khai một số chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất với tổng số kinh phí trong giai đoạn 2024-2025 là 2.346,18 tỷ đồng.
Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ Nông thôn mới

Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ

TTTĐ - Từng là nhữn g vùng quê trù phú, giờ đây, nhiều cánh đồng, trang trại, bãi bồi… tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trở nên tan hoang, xơ xác sau cơn bão số 3 và trận mưa lũ lịch sử. Phần lớn lúa, hoa màu, cây cảnh, vật nuôi… của bà con nông dân đều ra đi sau cơn thịnh nộ của đất trời. Ước tính thiệt hại của ngành nông nghiệp Thủ đô sau trận bão, lũ vừa qua lên tới trên 2.286 tỷ đồng.
Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ Nông thôn mới

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ

TTTĐ - Hơn hai tuần kể từ khi cơn bão số 3 (YAGI) đổ bộ vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nền nông nghiệp Thủ đô dường như trở về “con số 0”. Lúa, hoa màu, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm… đều bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, kéo theo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung hàng hóa, thực phẩm cho người dân Thủ đô trong những tháng cuối năm. Vậy thành phố, các ban, ngành có giải pháp, chính sách như thế nào trong công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, giúp ngành nông nghiệp“vượt bão”, tiếp tục giữ vững vai trò là lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô?
Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Với những lợi thế sẵn có tỉnh Quảng Nam hoàn toàn có thể xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.
Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ Nông thôn mới

Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, đề xuất nhu cầu hỗ trợ để phát triển sản xuất cây vụ Đông, khôi phục sản xuất, bù đắp sản lượng lương thực, thực phẩm bị thiếu hụt do ảnh hưởng của bão, lũ.
Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước Nhịp sống phương Nam

Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước

TTTĐ - Tỉnh Bạc Liêu đã đứng đầu cả nước về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm (Khu công nghệ cao phát triển tôm) với mục tiêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.
Xem thêm