Tag
Những kỳ án rúng động dư luận miền Nam:

Gã con trai mang trọng tội khiến cả nhà vướng vòng lao lý - Kỳ 1: Tên sát nhân máu lạnh lột da mặt nạn nhân để che giấu tội ác

Phóng sự 12/12/2020 11:00
aa
TTTĐ - Sáng ngày 5/6/2009, tại bến đò trên sông Bến Tre thuộc khu vực phường 2, thị xã Bến Tre (nay là TP Bến Tre) một chủ ghe phát hiện bao nilon (loại bao đựng phân bón) vướng vào chân vịt ghe máy. Khi cắt bao để gỡ chân vịt ra, người này suýt ngất xỉu khi phát hiện một đầu người thò ra...

Khủng khiếp tử thi bị lột da mặt

Ngay sau khi phát hiện tử thi trong bao nilon, người chủ ghe ý thức sự việc nghiêm trọng nên ngay lập tức được báo lên công an. Người dân hiếu kỳ xúm đông xúm đỏ tại bến đò, ai cũng bàn tán râm ran về tử thi kia, song, không ai dám đưa ra nhận định cụ thể. Họ chỉ lờ mờ đoán rằng một tội ác khủng khiếp vừa xảy ra.

Sau khi nhận tin báo, lực lượng chức năng lập tức đến và tổ chức bảo vệ chặt chẽ hiện trường. Các cơ quan chức năng của ngành công an, Viện Kiểm sát bắt tay tiến hành khám nghiệm tử thi. Kết quả ban đầu cho thấy: Tử thi nằm trong bao nilon là một phụ nữ khoảng từ 20-25 tuổi đã chết trước đó khoảng 48 tiếng và đang trong quá trình phân hủy mạnh. Cô gái chết trong tình trạng không bận quần áo, thái dương bên trái hộp sọ bị bể, trên cổ có nhiều vết cắt do một vật sắc bén gây ra.

Điều đặc biệt là da mặt nạn nhân từ trán đến cằm và 2 vành tai đều bị biến mất. Có người nhận định, tử thi đã bị chân vịt của ghe làm biến dạng. Tuy nhiên, chủ của chiếc ghe trên khẳng định, khi phát hiện chiếc bao vào chân vịt thì chiếc bao này vẫn còn nguyên vẹn, không bị rách nát. Như vậy chỉ có một khả năng, khuôn mặt nạn nhân đã bị đối tượng nào đó cố tình phá hủy.

Cơ quan chức năng nhận định đây là một vụ án giết người cực kỳ dã man. Sau khi gây án, hung thủ đã mang xác nạn nhân quăng xuống sông để phi tang. Kẻ thủ ác đã cố tình lột da mặt nạn nhân để gây khó khăn cho cơ quan điều tra trong quá trình nhận dạng. Song bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ sau gần 2h, cơ quan công an đã xác định được lai lịch của nạn nhân là chị Nguyễn Thị Th. (SN 1990, xã Khánh Thạnh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre). Nhân thân, việc làm và các mối quan hệ của cô gái cũng được xác minh để phục vụ công tác điều tra.

Tên người tình máu lạnh đào huyệt mộ trong vườn nhà

Rất nhanh chóng, lực lượng điều tra đã tìm được địa chỉ nhà trọ mà nạn nhân Nguyễn Thị Th. từng ở trước lúc bị sát hại. Theo thông tin từ chủ nhà trọ tại Thị xã Bến Tre, nạn nhân Nguyễn Thị Th. cùng một nam thanh niên mới đến thuê phòng trọ ở gia đình được một thời gian ngắn. Chủ nhà trọ không quá để ý tới đôi nam nữ này, bởi họ cũng chỉ giống như những cặp tình nhân bình thường khác, họ thường quấn quít yêu thương nhau và hầu như không xảy ra cãi vã. Tuy nhiên, có điều lạ là khoảng 2 ngày qua, chủ nhà không thấy đôi nam nữ về phòng.

Đối tượng Phạm Duy Hân
Đối tượng Phạm Duy Hân

Dù chủ nhà trọ khẳng định đôi nam nữ chưa trả phòng nhưng kiểm tra phòng trọ trên, các trinh sát nhận thấy căn phòng sạch sẽ một cách bất thường. Sàn nhà được lau sáng bóng, tường được quét sơn mới, dù nhiều vật dụng sinh hoạt vẫn còn nhưng mùng mền chiếu gối thì không có ở trong phòng. Phía chủ nhà khẳng định, trước khi đôi nam nữ đến, phòng trọ của gia đình họ sơn màu trắng. Vậy ai đó đã sơn lại phòng và có cái gì đó cần che giấu sau lớp sơn kia?

Phòng Kỹ thuật hình sự (PC54) công an tỉnh Bến Tre đã tiến hành khám nghiệm hiện trường. Từ đây, cơ quan điều tra phát hiện nhiều dấu vết quan trọng: Tại mặt trong cánh cửa, trên chiếc radio, chiếc quạt máy, chiếc áo sơ mi nam dài tay sọc màu trắng, xám, nâu là máu của một nữ giới có lưu giữ tế bào mang kiểu gen trùng hoàn toàn với kiểu gen phân tích từ tế bào của nạn nhân Nguyễn Thị Th. Cơ quan điều tra nhận định, phòng trọ số 6 là hiện trường chính của vụ án và nghi can số 1 là nam thanh niên ở cùng với cô gái.

Được biết thanh niên ở cùng cô gái là Phạm Duy Hân (SN 1989, xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre). Đôi nam nữ này đã gặp và yêu nhau, sau đó thuê phòng trọ sống chung như vợ chồng từ khoảng tháng 4/2009. Hân và Th. thuê phòng trọ ở nhiều nơi trên địa bàn TP. Bến Tre. Ban đầu, Hân đi làm thuê, Th. làm tiếp viên cho nhiều nhà hàng. Đến ngày 29/5/2009, cả hai đến thuê phòng trọ số 6 trên đường Nguyễn Văn Tư, khu phố 4, phường 7, thị xã Bến Tre (nay là khu phố Mỹ Tân, phường 7, TP. Bến Tre) của gia đình ông Nguyễn Văn Hải để ở. Theo những người trong xóm trọ, từ khi chuyển đến đây Hân không có việc làm. Hàng ngày nam thanh niên nằm dài ở nhà chờ đến tối bạn gái đi làm về. Công việc của cô gái là tiếp khách uống rượu, sao cho “khách càng uống càng nhiều rượu càng tốt”.

Mở rộng điều tra được biết, khoảng 6h sáng ngày 3/6, Hân đến tiệm tạp hóa gần nhà trọ mua 1 chai dầu xịt phòng giá 18 ngàn đồng. Sau đó nam thanh niên này đạp xe về nhà ở xã Hữu Định, huyện Châu Thành. Ngay buổi tối ngày 5/6, công an tỉnh đã đến nhà của Phạm Duy Hân.

Làm việc với cơ quan điều tra, Hân tỏ ra khá bình tĩnh. Hân khai, cả ngày 2/6 Hân ở phòng trọ một mình đợi bạn gái về. Buổi tối khi Th. đi làm về đến phòng, Hân chở bạn gái bằng xe đạp về nhà mình ở huyện Châu Thành. Hân để bạn gái đứng ngoài đường vào nhà còn mình vào nhà lấy mấy bộ quần áo rồi cùng đạp xe về TP. Bến Tre. Sau đó, cả hai đi ăn tối và cùng về phòng để ngủ.

Huyệt mộ được đào phía sau vườn của gia đình Phạm Duy Hân (ảnh cơ quan công an cung cấp)
Huyệt mộ được đào phía sau vườn của gia đình Phạm Duy Hân (ảnh cơ quan công an cung cấp)

Tuy nhiên nam thanh niên này cho biết, đêm hôm đó khi thức giấc, Hân không thấy Th. đâu và cũng không biết người yêu mình đi đâu, làm gì?

Khi làm việc với điều tra viên, Hân trả lời các câu hỏi một cách rành rọt, rõ ràng. Ở nam thanh niên này có một sự bình thản đến bất thường. Việc người yêu đột nhiên mất tích 2 ngày nhưng nam thanh niên này không hề lo lắng, tìm kiếm hay trình báo đến cơ quan chức năng. Nghe tin người yêu chết thảm, Hân không có biểu hiện đau đớn hay sốc thậm chí… ngạc nhiên cũng không.

Kiểm tra xung quanh nhà các trinh sát phát hiện một đống tro mới đốt ở sau vườn. Bới tìm trong đống tro, công an phát hiện một số nút (cúc) bằng kim loại. Bà Huỳnh Thị Tâm (SN 1968, mẹ của Hân) giải thích, đó là quần áo cũ một số người thân cho bà. Bà chọn cái nào sử dụng được thì giữ lại, cái nào cũ quá thì đem đốt bỏ.

Tiếp tục dùng đèn pin soi quanh vườn, các trinh sát phát hiện một cái hố mới đào hình chữ nhật, dài 2m, rộng 60cm, sâu 48cm. Cái hố này giống như một cái huyệt để chôn người chết. Tuy nhiên, vợ chồng chủ nhà khăng khăng, đó là hố con trai họ mới đào để trồng cây.

Cơ quan điều tra nhận định, cha mẹ của Phạm Duy Hân đã biết tội ác của con trai mình gây ra, nhưng họ đang cố gắng tìm mọi cách che giấu. Sau nhiều giờ đấu tranh, ngoài những bằng chứng, cơ quan điều tra kiên nhẫn động viên, thuyết phục, cuối cùng bố mẹ của đối tượng đã khai ra tội ác “trời không dung đất trong tha” của con trai mình.

Đọc thêm

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử Phóng sự

Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử

TTTĐ - Với vóc dáng nhỏ bé nhưng Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh - nguyên Chính ủy Trung đoàn 141 của Sư đoàn 7, Quân đoàn 4, nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4 - một trong đội hình 5 cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - Gia Định lại có quá khứ chiến đấu đầy anh dũng, kiên cường, nhiều lần phải cận kề với cái chết…
Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất Phóng sự

Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất

TTTĐ - Đoàn công tác báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có dịp ghé thăm Khu di tích lịch sử Bệnh xá Đặng Thùy Trâm tại tỉnh Quảng Ngãi.
Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024 Phóng sự

Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024

TTTĐ - Hội Báo toàn quốc 2024 là sự kiện đặc biệt với các dấu mốc đáng nhớ như lần đầu tiên được tổ chức tại phía Nam; quy mô, tầm vóc lớn nhất từ trước tới nay. Đồng thời, Hội Báo năm nay còn có sự tham gia lần đầu tiên của 64 gian hàng sản phẩm OCOP các tỉnh, thành trên cả nước. Hội Báo toàn quốc năm 2024 có chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân”, với hơn 100 gian trưng bày báo Xuân và các ấn phẩm báo chí tiêu biểu năm 2023, quý I/2024. 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, hàng trăm cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, các cơ sở đào tạo báo chí cùng hàng ngàn phóng viên, nhà báo, người dân tham quan ngày hội lớn của người làm báo cả nước.
Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương Phóng sự

Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương

TTTĐ - “Mỗi người dân là một cột mốc sống” là lời khẳng định của các cấp ủy, chính quyền và lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đang ngày, đêm vững tay súng bảo vệ từng tấc đất đường biên, cột mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân Phóng sự

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

TTTĐ - Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cán bộ, chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc các chiến dịch xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp… theo lộ trình đề ra. Đón Tết Giáp Thìn năm nay, người dân, doanh nghiệp có thêm niềm vui khi các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Xem thêm