Tag

Đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm ngay từ bếp ăn gia đình

Tin Y tế 13/06/2024 13:00
aa
TTTĐ - Phòng bếp là nơi thực hiện công việc chế biến thực phẩm và cất giữ đồ ăn. Do đó, nó có mối liên hệ mật thiết tới sức khỏe mọi người trong gia đình. Nếu không giữ gìn vệ sinh thì rất dễ phát sinh các mầm bệnh có hại. Một căn bếp sạch bóng luôn mang đến niềm hứng thú nấu ăn cho người nội trợ cùng với sự vui vẻ và thoải mái cho các thành viên.

Nơi tiềm ẩn nguy cơ mất ATTP

Tại khu vực bếp, vi khuẩn gây bệnh có mặt ở khắp nơi. Bởi, đây là khu vực thường chế biến đồ sống. Vì vậy, vi khuẩn từ thức ăn sống rất dễ xâm nhập và sinh sôi trong môi trường ẩm ướt của bếp hoặc lây nhiễm chéo từ đồ sống vào thức ăn chín gây ra những bệnh về đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng của bữa ăn.

Đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm ngay từ bếp ăn gia đình

TS Nguyễn Quốc Anh, Khoa Vi sinh và Sinh học phân tử (Viện Dinh dưỡng quốc gia) chỉ ra những đặc điểm dễ nhận biết khi căn bếp tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Đó là khi tường bếp, bồn rửa bát và khu vực để thực phẩm bị bẩn, ẩm mốc, ố vàng và bốc mùi. Các mảng ố vàng là các màng biofilm, cung cấp nơi trú ẩn cho các vi sinh vật gây bệnh. Trong quá trình chế biến thức ăn, những vi sinh vật gây bệnh này có thể nhiễm vào thực phẩm và gây ngộ độc.

Ngoài ra, khi khăn lau bị bẩn, bị mốc, đổi màu hoặc ẩm ướt, rách cũng trở thành ổ chứa vi khuẩn, vi nấm có thể nhiễm chéo lên các bề mặt và có nguy cơ xâm nhập vào thức ăn.

Trong căn bếp, tủ lạnh cũng là vật dụng không thể thiếu. Nhờ có nó đã giúp cho thực phẩm tươi lâu hơn, thức ăn khó hỏng hơn... Tuy nhiên, trong quá trình bảo quản thực phẩm không đúng cách, vô tình lại biến tủ lạnh trở thành mối nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe con người.

PGS, TS Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam thông tin, vi khuẩn listeria được xem là “sát thủ vô hình trong tủ lạnh”.

Vi khuẩn này có thể tồn tại một năm ở nhiệt độ âm 20 độ C. Khi xâm nhập vào đường ruột, listeria gây ngộ độc hoặc gây viêm màng não, các vấn đề khác về thần kinh trung ương, nguy hiểm hơn là dẫn đến hôn mê, tử vong.

Đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm ngay từ bếp ăn gia đình

“Những thói quen sai lầm vô tình đã biến tủ lạnh thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc, thậm chí là vi khuẩn listeria phát triển. Đó là sau bữa ăn từ 2 đến 3 giờ đồng hồ, thức ăn thừa (thịt, cá…) mới được cất vào tủ lạnh.

Trong khoảng thời gian này, khi thức ăn không được bảo quản, lại được để ở nhiệt độ bên ngoài thì vi khuẩn đã phát triển, sau đó mới được bảo quản trong tủ lạnh là thói quen không có lợi.

Ngoài ra, việc đưa bát đựng thức ăn thừa, thậm chí đưa nguyên cả xoong nồi đựng thực phẩm chưa dùng hết vào tủ lạnh cũng làm tăng khả năng nhiễm khuẩn chéo làm hỏng thức ăn, khiến con người dễ bị ngộ độc.

Thêm vào đó, khi đi chợ về, các bà nội trợ thường cho hết cá, thịt, rau… chưa được rửa sạch có thể bị nhiễm bẩn, vi khuẩn vào tủ lạnh. Đặc biệt, nhiều gia đình có thói quen tích trữ rất nhiều thực phẩm trong tủ lạnh, khiến không khí không lưu thông, nhiệt độ không bảo đảm, dẫn đến thực phẩm dễ bị hỏng, thậm chí tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển”, PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh phân tích.

Nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm từ căn bếp

TS Nguyễn Quốc Anh, Khoa Vi sinh và Sinh học phân tử (Viện Dinh dưỡng quốc gia) đã đưa ra 4 nguyên tắc giữ gìn vệ sinh căn bếp sạch sẽ, bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng, tránh ngộ độc.

Nguyên tắc đầu tiên là vấn đề vệ sinh. Cụ thể, trước và sau khi chế biến thực phẩm cần rửa sạch tay với nước và xà phòng. Các dụng cụ làm bếp cũng phải được rửa sạch sẽ với dung dịch tẩy rửa sau khi sử dụng và ngay trước lần sử dụng tiếp theo.

Ngoài ra, vệ sinh sạch sẽ các bề mặt bếp, tường, bồn rửa hằng ngày. Đối với các loại thực phẩm, như: Rau, củ, quả phải được rửa sạch dưới vòi nước chảy. Riêng với trứng, sau khi mua về cần rửa sạch bằng nước ấm và lau khô, bảo quản trong tủ lạnh… Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh và các vị trí tay thường tiếp xúc trong khu vực bếp (tay cầm tủ bếp…).

Đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm ngay từ bếp ăn gia đình

Nguyên tắc thứ hai là tuân thủ việc phân loại. Cụ thể, sử dụng dao và thớt riêng để tránh nhiễm chéo từ thực phẩm sống vào đồ ăn chín. Dao, thớt cho đồ ăn chín trước khi dùng cần rửa và tráng lại bằng nước sôi để bảo đảm loại trừ vi khuẩn, vi rút. Không sử dụng lại đĩa vừa đựng thực phẩm sống để chứa các loại thức ăn chín…

Thứ ba là tuân thủ việc chế biến. Cần nấu chín kỹ các loại thịt, hải sản, trứng gia cầm để bảo đảm tiêu diệt các mầm bệnh. Nấu các loại tôm, cua đến khi vỏ chuyển sang màu đỏ và màu thịt chuyển sang màu như trắng. Nấu các loại có vỏ như trai, ốc đến khi mở miệng. Nấu chín trứng đến khi lòng đỏ và lòng trắng trở nên cứng. Khi làm nóng bằng lò vi sóng, đậy kín thực phẩm, đảo trộn thực phẩm sau đó làm nóng lại.

Thứ tư là bảo quản thực phẩm đúng cách. Do các vi sinh vật phát triển nhanh trong môi trường nhiệt độ từ 4 độ C đến 60 độ C. Vì vậy, việc bảo quản lạnh ở một nhiệt độ thích hợp giúp làm chậm sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh. Thực hiện nguyên tắc 2 giờ, đó là thức ăn chín sau khi nấu 2 giờ hoặc thức ăn mua về nếu chưa ăn cần để trong tủ lạnh hoặc tủ đông. Nếu là mùa hè thì thực phẩm không để ngoài quá 1 giờ. Điều chỉnh tủ lạnh ở nhiệt độ thích hợp theo khuyến cáo.

Để riêng các loại thịt, gia cầm, hải sản, trứng sống ra khỏi các thực phẩm khác khi bảo quản trong tủ lạnh. Với thức ăn thừa, nếu để sử dụng cho bữa ăn sau cần đậy kín trong hộp đựng thực phẩm, rồi bảo quản trong ngăn đá hoặc ngăn mát. Trước khi sử dụng lại các thức ăn thừa cần được đun sôi đủ thời gian.

Đẩy mạnh triển khai dự án, mô hình điểm về an toàn thực phẩm Đẩy mạnh triển khai dự án, mô hình điểm về an toàn thực phẩm

TTTĐ - Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội nghiên cứu, đề xuất cơ ...

Nâng cao ý thức phòng chống ngộ độc thực phẩm tại các doanh nghiệp Nâng cao ý thức phòng chống ngộ độc thực phẩm tại các doanh nghiệp

TTTĐ - Sáng 12/6, Sở Y tế phối hợp với Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đã tổ chức ...

Đảm bảo an toàn thực phẩm tại các điểm thi THPT Đảm bảo an toàn thực phẩm tại các điểm thi THPT

TTTĐ - Chỉ còn hơn 2 tuần nữa, các học sinh sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Do đó, tại các điểm thi, ...

Đọc thêm

Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi Tin Y tế

Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Báo động tình trạng giả mạo lương y lừa đảo bán thuốc gia truyền Tin Y tế

Báo động tình trạng giả mạo lương y lừa đảo bán thuốc gia truyền

TTTĐ - Thời gian qua, Cục quản lý Y, Dược Cổ truyền (Bộ Y tế) nhận được nhiều phản ánh, khiếu nại của các cơ sở y học cổ truyền làm ăn chân chính, lương y sở hữu bài thuốc y học cổ truyền bị các đối tượng mạo danh, quảng cáo các bài thuốc công dụng "ảo" trên mạng xã hội
Xử phạt, tước giấy phép hoạt động Công ty TNHH Bệnh viện Mary Nhịp sống phương Nam

Xử phạt, tước giấy phép hoạt động Công ty TNHH Bệnh viện Mary

TTTĐ - Thông tin từ Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, cơ quan này đã ra quyết định xử phạt Công ty TNHH Bệnh viện Mary số tiền 95 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở trong thời hạn 3 tháng vì có nhiều vi phạm trong quá trình hoạt động.
Tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết Tin Y tế

Tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 25/10 đến ngày 31/10), toàn thành phố ghi nhận 612 ca mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong.
Tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện Tin Y tế

Tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội có công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Phẫu thuật bệnh nhi gãy xương đùi bằng phương pháp ít xâm lấn Tin Y tế

Phẫu thuật bệnh nhi gãy xương đùi bằng phương pháp ít xâm lấn

TTTĐ - Bệnh viên Nhi Hà Nội tiếp nhận bệnh nhi (7 tuổi, trú tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội) chuyển từ bệnh viện tuyến dưới đến với tình trạng chân trái không vận động được, đau nhói đùi và không đi lại được đã được nẹp tạm thời.
Hàng loạt doanh nghiệp bị xử lý vi phạm lĩnh vực y tế Tin Y tế

Hàng loạt doanh nghiệp bị xử lý vi phạm lĩnh vực y tế

TTTĐ - Công ty Cổ phần thương mại OPEN PHARMA, Công ty TNHH MTV 120 Armephaco, Công ty Cổ phần Pymepharco, Công ty TNHH Dược phẩm Quốc tế Gia Phú... là những doanh nghiệp vừa bị xử lý vi phạm trong lĩnh vực y tế.
Thành tựu của y học cổ truyền lan tỏa qua những bài thuốc quý Tin Y tế

Thành tựu của y học cổ truyền lan tỏa qua những bài thuốc quý

TTTĐ - Sáng 3/11, Hội thảo khoa học về hiệu quả chữa bệnh bằng phương pháp và các bài thuốc y học cổ truyền” đã diễn ra với sự tham dự đông đảo các lương y, thầy thuốc Nhân dân khắp cả nước tại Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội.
Lâm Đồng ghi nhận 4 trường hợp mắc viêm màng não mô cầu Tin Y tế

Lâm Đồng ghi nhận 4 trường hợp mắc viêm màng não mô cầu

TTTĐ -Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ghi nhận 4 trường hợp mắc viêm màng não mô cầu. Trong đó, có 3 trường hợp xuất phát từ một quán karaoke ở huyện Cát Tiên.
Tăng cường phòng chống tai nạn thương tích lứa tuổi học sinh Tin Y tế

Tăng cường phòng chống tai nạn thương tích lứa tuổi học sinh

TTTĐ - Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Hoài Đức đã tổ chức phát động “Xã hội chung tay phòng chống tai nạn thương tích - Xây dựng cộng đồng an toàn” năm 2024.
Xem thêm