Cùng nhau nỗ lực vì sức khỏe tinh thần của cộng đồng trong thời đại kỷ nguyên số
Khôi phục sức khỏe tinh thần sau thời kỳ đối phó với đại dịch Covid-19 Yoga và sức khỏe tinh thần dành cho người khiếm thị |
Ngày Sức khỏe tinh thần thế giới (được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 10) là sự kiện để toàn thế giới cùng nhau giải quyết những thách thức xung quanh vấn đề sức khỏe tinh thần |
Theo Tổ chức Y tế thế giới, gần 1 tỷ người đang phải đối mặt với những vấn đề về tâm lý, nhưng phần lớn các quốc gia chỉ dành gần 2% ngân sách y tế phục vụ mục tiêu cải thiện sức khỏe tinh thần của người dân.
Điều đó dẫn đến tình trạng nhiều người không tiếp cận được đến các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tinh thần đạt chất lượng. Tại Việt Nam, sức khoẻ tinh thần cũng là một thực trạng ngày càng cấp bách, đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), khoảng 8% - 29% trẻ em trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam gặp các vấn đề về sức khoẻ tâm lý.
Ngày Sức khỏe tinh thần thế giới (được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 10) là sự kiện để toàn thế giới cùng nhau giải quyết những thách thức xung quanh vấn đề sức khỏe tinh thần của xã hội.
Năm nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Liên đoàn thế giới về Sức khỏe tâm thần (WFMH) và Tổ chức Sức khỏe tâm thần toàn cầu (UnitedGMH) đã hợp tác để kêu gọi cộng đồng thế giới thảo luận về các biện pháp xung quanh thách thức sức khỏe tinh thần qua chiến dịch "Vì sức khỏe tinh thần: Hãy hành động" - Move for mental health: let’s invest.
Chiến dịch cho thấy đại dịch Covid-19 và những ảnh hưởng kéo theo - bao gồm các biện pháp giãn cách xã hội và suy thoái kinh tế - đã gây ra tình trạng âu lo và sợ hãi, tác động đến sức khỏe tinh thần của cộng đồng.
Một hệ quả khác là gia tăng số giờ làm việc, giải trí cũng như nhu cầu cập nhật thông tin trực tuyến ngay tại nhà. Thời gian trực tuyến quá lâu đã kéo theo hàng loạt thách thức mới, cụ thể là vấn đề lạm dụng thiết bị điện tử và bắt nạt qua mạng, khiến việc đảm bảo một môi trường trực tuyến an toàn và lành mạnh càng trở nên cấp bách.
Bên cạnh những nỗ lực của chính phủ và mỗi cá nhân, các nền tảng số cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc “trang bị” cho người dùng khả năng “đề kháng tinh thần” trong môi trường trực tuyến tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, gần 1 tỷ người đang phải đối mặt với những vấn đề về tâm lý |
Khai khác tiềm năng của nền tảng số để thúc đẩy vấn đề sức khỏe tinh thần
Từ những nội dung giản đơn nhất như là chia sẻ bí quyết giữ vững tâm lý, hay câu chuyện cá nhân về cách vượt lên vấn đề tinh thần; các nền tảng số đóng vai trò thiết yếu trong việc nâng cao kiến thức và nhận thức của người dùng về vấn đề này.
Có thể kể đến TikTok với thử thách #thinkbe4youdo đã truyền đi thông điệp ý nghĩa cho người dùng Việt Nam cũng như cộng đồng toàn cầu: hãy suy xét kỹ trước khi thực hiện những hành vi tiêu cực hoặc thậm chí gây nguy hiểm như bắt nạt qua mạng, ngược đãi bản thân. Những chiến dịch như vậy đã thôi thúc cộng đồng
Khi mà cộng đồng dành nhiều thời gian hơn trên mạng, thì cũng ngày càng có nhiều người nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn trong môi trường mạng và đang tận dụng các nền tảng số để nâng cao ý thức.
Điển hình là câu chuyện của chị Nguyễn Thuý Thuý, một nhà sáng tạo nội dung trên TikTok thường xuyên chia sẻ về những vấn đề thiết thực trong cuộc sống, nhằm đưa ra gợi ý hữu ích cho cộng đồng để giải quyết những khó khăn thường nhật.
Kênh TikTok của chị thu hút sự quan tâm của nhiều người với những video về các vấn đề và giải pháp liên quan đến sức khỏe tinh thần như: “Điều mà một người bố cần phải học khi có con gái” hay “Yêu bản thân mình”.
Vai trò của nền tảng số không chỉ dừng lại ở việc lan tỏa thông tin. Điều cần thiết không kém là đảm bảo một môi trường an toàn để người dùng có thể khám phá, sáng tạo và kết nối với nhau.
Hướng đến mục tiêu này, TikTok liên tục cải tiến các tính năng, chẳng hạn như đưa ra Chế độ hạn chế và quản lý thời gian màn hình, giúp người dùng có thêm công cụ kiểm soát mức độ sử dụng của bản thân và hạn chế những nội dung không phù hợp.
Ngày càng có nhiều người nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn trong môi trường mạng |
Tinh thần lành mạnh đến từ sự quyết tâm của mỗi cá nhân
Chia sẻ về những khó khăn về mặt tinh thần là một hành trình hết sức đặc biệt đối với nhiều người nhưng cộng đồng sẽ cảm thấy được tạo động lực và cố vũ niềm tin, từ đó để can đảm chia sẻ các câu chuyện của riêng mình và tiếp tục truyền cảm hứng cho những người cần sự giúp đỡ.
Với sức mạnh của các nền tảng số, cộng đồng có cơ hội chứng kiến vô vàn những câu chuyện tích cực được chia sẻ, cũng là nguồn động lực tinh thần lớn lao. Để từ đó, mỗi người hiểu rằng bản thân phải có trách nhiệm chăm lo toàn diện cho sức khỏe tinh thần của chính mình và mọi người xung quanh. Trong đó, nền tảng công nghệ đã mở ra cơ hội thiết thực để chúng ta thực hiện những điều đó, cụ thể:
Giảm thời gian trực tuyến - Chúng ta có thể chủ động hạn chế thời gian trực tuyến bằng cách tắt các thiết bị điện tử vào những thời điểm nhất định trong ngày, chẳng hạn như khi ngủ hoặc lúc dành thời gian cho những người thân yêu.
Việc tắt thông báo các thiết bị điện tử có thể giúp mỗi người tránh xa được “sức cám dỗ” của những tin nhắn không cần thiết. Hiện có rất nhiều công cụ hữu ích để mỗi người chủ động quản lý thời gian trực tuyến cá nhân một cách hiệu quả.
Thay đổi mối quan tâm - Nhiều người trong chúng ta sử dụng các thiết bị điện tử như một thói quen để giết thời gian. Tuy nhiên, liệu rằng bạn có đang tự “giấu mình” vào một thế giới ảo để thoát khỏi cuộc sống thực tại?
Việc tìm đến các ứng dụng như mạng xã hội hay diễn đàn trực tuyến có thể dễ dàng và thuận tiện đấy,có những cách khác để mỗi người tận hưởng quỹ thời gian bản thân một cách. Khi cảm thấy buồn chán, bạn hãy cân nhắc tập thể dục hoặc bắt đầu một sở thích mới. Bí quyết ở đây là cân bằng giữa hãy ghi nhớ rằng bạn không nhất thiết phải dán mắt vào màn hình 24/7 để có thể tận hưởng cuộc sống.
Việc tách bản thân ra khỏi các thiết bị điện tử sẽ cho mỗi người nhiều thời gian hơn để học cách tập trung. Hãy thử viết nhật ký hoặc ngồi thiền. Tập ghi lại những kỉ niệm đẹp hoặc những điều tích cực và học cách bày tỏ sự biết ơn với mọi người và cuộc sống xung quanh.
Trên đây không phải là tất cả giải pháp nhưng điều quan trọng nhất là mỗi người cần có sự ưu tiên cần thiết và đúng mực đối với sức khỏe tinh thần của mình. Chúng ta cần phải bắt đầu hiểu rõ những gì bản thân có thể làm được với tư cách cá nhân trước khi thực sự hành động, để tất cả không chỉ dừng lại là những lời nói.
Cần sự chung tay và ý thức của cả cộng đồng để cải thiện sức khỏe tinh thần |
Cần cả một cộng đồng để giải quyết vấn đề sức khỏe tinh thần
Hành trình nâng cao nhận thức về sức khỏe tinh thần và xóa bỏ những rào cản xung quanh vấn đề này đòi hỏi những nỗ lực của toàn xã hội. , đồng thời cũng có thể truyền động lực tích cực cho gia đình và bạn bè - những người đang phải đối mặt với nhiều vấn đề tinh thần. Ví dụ, lãnh đạo doanh nghiệp có thể xây dựng những chương trình nâng cao sức khỏe tinh thần, nhằm nuôi dưỡng một môi trường lao động lành mạnh cho các nhân viên trong tổ chức của mình.
Họ cũng có thể hợp tác chặt chẽ hơn với các cơ quan tư nhân hoặc cộng đồng để nắm rõ về tình hình hiện tại, từ đó để ra những giải pháp thiết thực cho những vấn đề còn bỏ ngỏ.
Các cơ quan tư nhân và nhà nước sẽ cần phải hợp tác chặt chẽ hơn để nâng cao nhận thức về vấn đề này. Các chương trình và quan hệ đối tác công - tư chẳng hạn như Báo cáo Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam, có thể hỗ trợ các bên nỗ lực nâng cao nhận thức về sức khỏe tinh thần.
Sự bùng nổ của thời đại kỹ thuật số đã mang đến nhiều thách thức mới, đòi hỏi các nền tảng cần nỗ lực để giúp người dùng cân bằng sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, đây không phải là bài toán của riêng cá nhân, tổ chức hay một bên cụ thể nào.
Nói đòi hỏi sự chung tay và ý thức của cả cộng đồng để cải thiện sức khỏe tinh thần trước hết của chính mình, sau đó nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của toàn xã hội.