Tag

Cơ hội để đưa tỷ lệ hút thuốc xuống dưới 30%

Tin Y tế 09/02/2024 04:48
aa
TTTĐ - Theo mô hình giả định, từ 2024 trở đi, nếu áp dụng đồng thời biện pháp cai thuốc và giảm tác hại thuốc lá, Việt Nam có thể giảm gánh nặng bệnh tật của cộng đồng và gánh nặng kinh tế do thuốc lá gây ra.
Australia: Cấm hút thuốc lá và thuốc lá điện tử ở một số nơi công cộng Sau 25 năm hút thuốc, phát hiện mắc bệnh lý động mạch vành

Cụ thể, ngân sách Nhà nước có thể tiết kiệm 1.500 tỷ đồng chi phí điều trị các bệnh liên quan thuốc lá. Cùng với đó, 4.700 trường hợp tử vong mỗi năm có thể được ngăn chặn. Đây là kết luận dựa trên mô hình giả định được PGS.TS.BS Trần Khánh Toàn - Giảng viên cao cấp, Bộ môn Y học gia đình, Trường Đại học Y Hà Nội chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến “Cai thuốc và giảm tác hại: Hai giải pháp bổ trợ để kiểm soát thuốc lá” mới đây.

PGS.TS.BS Trần Khánh Toàn - Giảng viên cao cấp, Bộ môn Y học gia đình, Trường Đại học Y Hà Nội
PGS.TS.BS Trần Khánh Toàn - Giảng viên cao cấp, Bộ môn Y học gia đình, Trường Đại học Y Hà Nội chia sẻ

Vì sao cần xem xét đến giải pháp giảm tác hại thuốc lá?

Tại tọa đàm, các chuyên gia y tế thống nhất quan điểm, cai thuốc là giải pháp tối ưu để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hút thuốc lá. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc cai thuốc lá tại Việt Nam vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn với tỷ lệ thành công còn rất thấp. Theo TS.BS. Phạm Tuấn Anh, Phó Trưởng khoa Điều trị A, Bệnh viện K Trung ương, tỷ lệ hút thuốc tại Việt Nam chỉ giảm được thêm khoảng 1% trong 5 năm qua.

Cũng tại tọa đàm, PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Hô hấp TP Hồ Chí Minh đã phân tích mặt lợi và hại của các giải pháp giảm tác hại khói thuốc (như dược phẩm thay thế nicotine hoặc các sản phẩm thuốc lá mới). Theo ông, mặc dù các sản phẩm này vẫn chứa nicotine, nhưng hàm lượng các chất độc hại được giảm đáng kể nhờ vào nguyên lý không đốt cháy.Tuy nhiên, PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc cho biết, các biện pháp giảm tác hại bằng thuốc lá chỉ nên được áp dụng cho những người đã cố gắng cai thuốc nhưng thất bại, đặc biệt là các bệnh nhân COPD được bác sĩ chỉ định cai thuốc nhưng không hợp tác. Ông Ngọc cũng nhấn mạnh rằng, tất cả mọi loại thuốc lá đều có hại, do đó cần tránh tuyệt đối việc tiếp xúc của giới trẻ với thuốc lá.

Mô hình

Mang đến lợi ích kinh tế lẫn y tế

Tính hiệu quả của việc áp dụng song song biện pháp giảm tác hại cùng chiến lược cai thuốc hiện hành cũng được PGS.TS.BS Trần Khánh Toàn thảo luận sâu tại tọa đàm. Theo PGS.TS.BS Toàn, nếu Việt Nam triển khai cùng lúc hai biện pháp này có thể mang đến lợi ích về kinh tế cũng như y tế.

Thuốc lá gây ra gánh nặng kinh tế lớn cho toàn cầu, với chi phí điều trị các bệnh liên quan lên đến 1.400 tỉ đô la mỗi năm. Tại Việt Nam, chi phí này chiếm khoảng 1% GDP quốc gia, cụ thể là 1.17 tỉ đô la. Do đó, việc thực hiện biện pháp kép trong chiến lược kiểm soát thuốc lá sẽ giúp giảm áp lực cho hệ thống y tế, đồng thời tạo ra nguồn ngân sách đáng kể cho các hoạt động an sinh xã hội khác.

Việc áp dụng các biện pháp giảm tác hại thông qua sự chấp nhận các sản phẩm thuốc lá mới qua kiểm nghiệm khoa học chứng minh có hàm lượng các chất gây hại thấp hơn sẽ là cơ hội để cải thiện chất lượng sống cho những người chưa thể cai được thuốc lá, đồng thời giảm thiểu tác động của thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng.

Cơ hội để đưa tỷ lệ hút thuốc xuống dưới 30%

Cụ thể, PGS.TS.BS Toàn phân tích một mô hình giả định, nếu từ năm 2024, mỗi năm có 10% những người đang hút thuốc lá điếu chuyển sang dùng thuốc lá làm nóng, với mức giảm 70% nguy cơ mắc bệnh so với thuốc là thông thường. Mỗi năm, Việt Nam có thể giảm 1.500 nghìn tỉ chi phí điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá, ngăn chặn 4.700 trường hợp tử vong, đồng thời đưa tỷ lệ hút thuốc lá điếu xuống dưới 30% vào năm 2030 (đạt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nhóm nam từ 15 tuổi xuống dưới 36%, theo Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030).

Đồng tình và minh họa thực tiễn cho các phân tích của PGS.TS.BS Toàn, Ths. BS Lê Đình Phương, Trưởng khoa Nội tổng quát, Bệnh viện FV chia sẻ thêm, mô hình chuyển đổi từ thuốc lá điếu sang các sản phẩm thuốc lá mới giảm tác hại đã chứng thực hiệu quả tại nhiều quốc gia.

Trong đó, Nhật Bản là quốc gia tiêu biểu có tỷ lệ nhập viện của bệnh nhồi máu cơ tim và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) giảm đi đáng kể, khi áp dụng biện pháp giảm tác hại thuốc lá bằng thuốc lá làm nóng.

Tại Hàn Quốc, một nghiên cứu trên 5 triệu người cũng chỉ ra, nguy cơ các bệnh liên quan đến khói thuốc (như đột quỵ, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim…) đã giảm đi một nửa ở nhóm người chuyển từ thuốc lá điếu sang thuốc lá làm nóng.

Trên phương diện toàn cầu, PGS.TS.BS Toàn cho biết, đa phần các nước thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban hành chính sách quản lý các loại thuốc lá mới, bao gồm thuốc lá làm nóng. Một số quốc gia khuyến khích việc chuyển đổi nên đã quản lý sản phẩm này với các điều luật cởi mở hơn. Theo đó, chính phủ Thụy Điển áp thuế thuốc lá làm nóng chỉ bằng 36% thuốc lá điếu thông thường. Đây cũng là quốc gia gần cán đích của mục tiêu không khói thuốc – tức giảm tỷ lệ người hút thuốc lá xuống 5%.

Một số ý kiến cho rằng, ngược lại tại Việt Nam, các sản phẩm thuốc lá mới đang lưu hành đều là hàng lậu từ “chợ đen”, không đảm bảo nguồn gốc, chất lượng. Việc thiếu khung pháp lý đã khiến thuốc lá mới bị kẻ gian lợi dụng và sử dụng sai mục đích, gây ra những vấn nạn khó lường cho xã hội. Do đó, các chuyên gia đều đồng ý rằng, cần phải xem thuốc lá mới như một loại hàng hóa và quản lý chặt chẽ như mọi loại thuốc lá khác, thay vì lo lắng quản không được thì cấm.

Song song đó, việc phân loại rõ các loại thuốc lá mới là việc cần được ưu tiên hàng đầu. Từ đó, các cơ quan chức năng có thể đưa ra giới hạn kiểm soát phù hợp cho từng loại thuốc lá mới một cách nhanh chóng. Điều này không chỉ phù hợp với thực tiễn xã hội, điều kiện trong nước, mà còn tương ứng với hệ thống quy định của pháp luật hiện hành.

Đọc thêm

Tăng cường năng lực thực hiện Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá Tin Y tế

Tăng cường năng lực thực hiện Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá

TTTĐ - Ngày 3/10, Bộ Y tế tổ chức hội thảo cung cấp thông tin báo chí về tăng cường năng lực triển khai thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) và điều 5.3 FCTC tại Việt Nam.
Bé gái 3 tuổi nhập viện do tai nạn trong siêu thị Tin Y tế

Bé gái 3 tuổi nhập viện do tai nạn trong siêu thị

TTTĐ - Các y bác sĩ Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận bé gái (3 tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng búp ngón tay bị đứt lìa do bị kẹp tay vào cửa.
Chuyển đổi số là việc khó, mới nên cần có cả nhiệt tình, kiến thức và trách nhiệm Công nghệ số

Chuyển đổi số là việc khó, mới nên cần có cả nhiệt tình, kiến thức và trách nhiệm

TTTĐ - Chiều 2/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc.
Triển khai hiệu quả nhiều mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Tin Y tế

Triển khai hiệu quả nhiều mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

TTTĐ - Sáng 2/10, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức Hội nghị biểu dương người cao tuổi vận động con cháu thực hiện tốt chính sách dân số, con cháu hiếu thuận với chủ đề “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội”.
Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 33.000 người cao tuổi Tin Y tế

Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 33.000 người cao tuổi

TTTĐ - Trung tâm Y tế (TTYT) Hoài Đức tổ chức truyền thông lưu động trên các trục đường chính trong huyện hưởng ứng Ngày Quốc tế người cao tuổi 1/10 năm 2024 với chủ đề “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội”.
Nâng cao năng lực trong chẩn đoán, điều trị bệnh nhân ung thư Tin Y tế

Nâng cao năng lực trong chẩn đoán, điều trị bệnh nhân ung thư

TTTĐ - Sáng 2/10, tại cơ sở Tân Triều, Bệnh viện K và Công ty TNHH Merck Healthcare Việt Nam đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ giữa hai đơn vị. Hoạt động này hướng tới mục đích tăng cường quan hệ hợp tác trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư.
Tập huấn cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin Công nghệ số

Tập huấn cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin họp và xử lý công việc thành phố (iCabinet).
Thúc đẩy kết nối công nghệ, đổi mới sáng tạo ngành Y tế Công nghệ số

Thúc đẩy kết nối công nghệ, đổi mới sáng tạo ngành Y tế

TTTĐ - Sự kiện "Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024" (Techconnect and Innovation Vietnam) với chủ đề “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo - Động lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững” do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức trong hai ngày 30/9-1/10 tại Hà Nội.
Nam thanh niên yếu liệt cơ sau thời gian "nghiện" bóng cười Tin Y tế

Nam thanh niên yếu liệt cơ sau thời gian "nghiện" bóng cười

TTTĐ - Sa đà vào thú vui hút bóng cười trong suốt 1 năm, nam thanh niên 23 tuổi nhận hậu quả tê bì tay chân, khó vận động và cầm nắm đồ vật, đau đầu, mất ngủ.
Ghi nhận trường hợp thứ 12 bị chó dại cắn Tin Y tế

Ghi nhận trường hợp thứ 12 bị chó dại cắn

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 20/9 đến 27/9), toàn thành phố ghi nhận 279 ca mắc sốt xuất huyết; 65 ca tay chân miệng; 7 ca sởi; 1 ca uốn ván; 1 ca ho gà; 1 trường hợp chó dại cắn...
Xem thêm