Tag

Thế khó của ngành thuốc lá

Thị trường - Tài chính 10/09/2024 09:19
aa
TTTĐ - Thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ hạn chế tiêu dùng với mặt hàng thuốc lá và việc tăng thuế cũng đã được các chuyên gia đồng tình là cần thiết. Tuy nhiên, với đề xuất tăng cao và đột ngột, doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp, người lao động, người nông dân và các bên tham gia chuỗi cung ứng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn.

Ngành thuốc lá hợp pháp đang tạo ra khoảng 1,1 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp, bao gồm khoảng 10.000 nhân viên nhà sản xuất, 8.000 nhân viên nhà phân phối, 110.000 đến 120.000 nông dân trồng thuốc lá và khoảng 1 triệu điểm bán lẻ.

Hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng

Ông Nguyễn Chí Nhân, Tổng thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA), cho biết trong giai đoạn 2019 - 2023, các hội viên Hiệp hội đã nộp ngân sách nhà nước với tổng số tiền là 103.108,9 tỷ đồng, tăng 15,1% so với giai đoạn 2014-2018. Riêng trong năm 2023, ngành đã đóng góp vào Ngân sách Nhà nước 26.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng đóng góp vào các khoản thu khác như Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá, Quỹ phòng, chống buôn lậu thuốc lá… Đặc biệt, với Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá, các doanh nghiệp hội viên đã đóng góp tổng số tiền là 2.109,8 tỷ đồng trong giai đoạn 2019-2023, tăng 67,8% so với giai đoạn 2014 - 2018. Tổng hai giai đoạn, Hiệp hội đã đóng góp 3.366,8 tỷ đồng cho Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá trong 10 năm qua.

Tuy nhiên, trong thời tới họ có thể sẽ đối mặt với tình thế cực kỳ khó khăn nếu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với sản phẩm thuốc lá tăng theo 2 phương án của Bộ Tài chính. Nhiều chuyên gia nhận định việc tăng quá nhanh của thuế sẽ khiến giá bán sản phẩm thuốc lá hợp pháp sau tăng thuế tăng đột biến, cụ thể sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2030.

  Ngành thuốc lá hợp pháp đang tạo ra khoảng 1,1 triệu việc làm trực tiếp, gián tiếp và đóng góp vào Ngân sách Nhà nước 26.000 tỷ đồng.
Ngành thuốc lá hợp pháp đang tạo ra khoảng 1,1 triệu việc làm trực tiếp, gián tiếp và đóng góp vào Ngân sách Nhà nước 26.000 tỷ đồng

Điều này sẽ khiến người tiêu dùng chuyển dịch sang thuốc lá lậu, từ đó thuốc lá lậu tăng phi mã khiến mặt trận phòng chống thuốc lá lậu trở nên thách thức và phức tạp hơn rất nhiều, trong khi đó sản lượng thuốc lá hợp pháp sụt giảm nghiêm trọng gây thất thoát nguồn thu thuế của Nhà nước và đặt gánh nặng lên các doanh nghiệp và người lao động trong ngành thuốc lá hợp pháp.

Theo đại diện của Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính - Bộ Tài chính tại Hội thảo “Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm thuốc lá” diễn ra tại Hà Nội mới đây, mô hình phân tích của Viện về tác động của việc tăng thuế cho thấy các nhà sản xuất thuốc lá bắt buộc phải chuyển toàn bộ tác động của thuế tăng sang người tiêu dùng bằng việc tăng giá sản phẩm, từ đó vô tình đẩy người tiêu dùng chuyển sang thuốc lá lậu. Điều này sẽ gây ra thiệt hại nặng nề cho ngành thuốc lá hợp pháp khi doanh thu sụt giảm khoảng 32% - 35% và các doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản trong thời gian ngắn.

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Chủ tịch của PwC Việt Nam cũng chia sẻ tại Hội thảo khi thuế TTĐB thuốc lá tăng quá nhanh như đề xuất, sản lượng thuốc lá hợp pháp có thể sẽ giảm hơn 70% vào năm 2030 so với hiện tại. Hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng nặng nề và rủi ro nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, thậm chí đóng cửa, kéo theo việc làm của người lao động tại các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh thuốc lá, nông dân ở các vùng trồng nguyên liệu và các nhà bán lẻ, bán buôn chịu tác động tiêu cực.

Người nông dân cũng mang nỗi lo sinh kế

Không chỉ doanh nghiệp mà nông dân vùng trồng nguyên liệu và các bên liên quan đang có sinh kế ổn định nhờ cây thuốc cũng mang nhiều nỗi lo trước viễn cảnh thuế tăng cao này.

Tại Việt Nam, cây thuốc lá thường được trồng nhiều ở một số vùng như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Gia Lai, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tây Ninh… với tổng diện tích 12.000 hecta. Cây thuốc lá được đánh giá là một trong những cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân vùng núi vươn lên thoát nghèo, tận dụng được tối đa lao động dôi dư ở những vùng khó khăn.

Riêng tại tỉnh Gia Lai, niên vụ 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh gieo trồng được 4.934 hecta cây thuốc lá với năng suất bình quân đạt 3,19 tấn/hecta, sản lượng thuốc lá nguyên liệu dự kiến đạt gần 15.760 tấn.

Cây thuốc lá mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Gia Lai, được các nhà đầu tư thu mua giá cả rất ổn định trong các năm vừa qua. Như trong niên vụ 2023 - 2024, giá thu mua dự kiến từ 63.000 đồng đến 72.000 đồng/kg. Điều này góp phần lớn vào việc cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống của 2.026 hộ nông dân tại các vùng trồng cây thuốc lá ở Gia Lai.

  Ông Vi Nông Trường, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn cho biết, cây thuốc lá mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần lớn vào việc cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống cho nông dân.
Ông Vi Nông Trường, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn cho biết, cây thuốc lá mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần lớn vào việc cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống cho nông dân

Còn tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, cây thuốc lá được chứng minh có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng ổn định, chống chịu sâu bệnh tốt và phù hợp với trình độ canh tác của người dân địa phương, tạo việc làm ổn định, tăng thêm thu nhập cho người lao động nông thôn.

Chia sẻ tại Hội thảo “Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm thuốc lá”, ông Vi Nông Trường, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, cũng cho biết, cây thuốc lá mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Chi Lăng, được các nhà đầu tư thu mua giá cả rất ổn định trong các năm vừa qua; như trong niên vụ 2023 - 2024, giá thu mua từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng/kg.

Ngoài ra, nhiều người dân khác tại địa phương cũng có thêm công ăn việc làm khi tham gia các công đoạn phân loại và ép kiện cũng như các nguồn thu nhập phụ trợ kèm theo.

Theo thống kê về thu nhập của các hộ nông dân trên toàn quốc, thu nhập bình quân một tháng của một hộ nông dân riêng nhờ vào việc trồng thuốc lá là hơn 14 triệu đồng, trong khi đó tổng thu nhập bình quân một tháng của một hộ nông dân ở mức khoảng 22 triệu đồng. Đồng nghĩa, tỷ lệ thu nhập nhờ vào việc trồng thuốc lá chiếm đến 64% thu nhập của một hộ nông dân.

“Vì vậy, chúng tôi hi vọng Tổng cục thuế, Bộ Tài chính và Chính phủ sẽ cân nhắc đến các tác động của việc tăng thuế thuốc lá lên sinh kế của người nông dân trong quá trình xây dựng Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi đối với sản phẩm thuốc lá”, ông Vi Nông Trường nói.

Ông Nguyễn Chí Nhân, Tổng thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA) cũng đề xuất chỉ nên tăng ở mức vừa phải và có lộ trình tăng phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp thuốc lá hợp pháp có thời gian thích nghi và ổn định sản xuất, từ đó giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực việc làm của người lao động, đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời, phương án tăng này cũng giúp hạn chế tốc độ tăng trưởng của thuốc lá lậu, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng ngân sách bền vững trong dài hạn.

Từ định hướng của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 20/8, có thể thấy chính sách tăng thuế cần hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp, người dân và Nhà nước
Từ định hướng của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 20/8, có thể thấy chính sách tăng thuế cần hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp, người dân và Nhà nước

Đặc biệt từ định hướng của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ hôm 20/8, có thể thấy rằng việc tăng thuế nên được thực hiện từng bước, với mức tăng và lộ trình hợp lý.

Cụ thể, phát biểu tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ ngày 20/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh các chính sách thuế TTĐB phải hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân, Nhà nước không thất thu thuế; hài hòa giữa mục tiêu thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu định hướng tiêu dùng, hạn chế tiêu dùng.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh các quy định về thuế cần có lộ trình áp dụng phù hợp để các chủ thể liên quan có sự chuẩn bị.

Đọc thêm

Eximbank đồng hành khách hàng sau bão Yagi với chương trình ưu đãi Doanh nghiệp

Eximbank đồng hành khách hàng sau bão Yagi với chương trình ưu đãi

TTTĐ - Nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, Eximbank chính thức triển khai chương trình ưu đãi lãi suất vay nhằm đồng hành và chia sẻ khó khăn với khách hàng trong thời gian phục hồi và ổn định hoạt động kinh doanh.
Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định Thị trường - Tài chính

Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định

TTTĐ - Theo báo cáo của Quản lý thị trường Hà Nội, trong ngày 12/9, tình hình thị trường trên địa bàn tương đối ổn định, không xảy ra hiện tượng găm hàng, tăng giá.
Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá Thị trường - Tài chính

Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có buổi dự họp và phát biểu tại phiên đối thoại chính sách, nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh - HEF năm 2024 tổ chức vào cuối tháng 9 tới đây.
Giá xăng dầu giảm mạnh Thị trường - Tài chính

Giá xăng dầu giảm mạnh

TTTĐ - Giá xăng dầu trong nước giảm mạnh trong kỳ điều hành ngày hôm nay (12/9), trong đó các mặt hàng xăng đều giảm hơn 1.000 đồng mỗi lít.
Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng ý nghĩa dẫn đầu Thị trường - Tài chính

Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng ý nghĩa dẫn đầu

TTTĐ - Giai đoạn giữa năm, đặc biệt là mùa hè và dịp tựu trường, đã và đang trở thành thời điểm vàng cho mua sắm trực tuyến.
Tăng cường nguồn cung, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho người dân Thị trường - Tài chính

Tăng cường nguồn cung, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho người dân

TTTĐ - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân sau bão và hoàn lưu bão số 3, Sở Công thương Hà Nội đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp sớm xử lý các sự cố xung quanh khu vực bán hàng, tạo thuận lợi cho hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa được thông suốt, an toàn, kịp thời.
Các siêu thị, chợ truyền thống hoạt động ổn định trở lại sau bão Thị trường - Tài chính

Các siêu thị, chợ truyền thống hoạt động ổn định trở lại sau bão

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội, từ ngày 8/9, cơ bản các điểm bán đã mở cửa bán hàng bình thường, đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân; chỉ còn một số điểm bán hàng bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ngập lụt và hoặc có hư hỏng về cơ sở vật chất, các điểm này sẽ hoạt động lại ngay sau khi được khắc phục.
Ngành Công thương tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3 Kinh tế

Ngành Công thương tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Sáng 8/9, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã chỉ đạo lãnh đạo các đơn vị về tình hình triển khai công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 với 3 nhiệm vụ trọng tâm.
Nguồn hàng dồi dào, người dân không cần tích trữ quá mức cần thiết Thị trường - Tài chính

Nguồn hàng dồi dào, người dân không cần tích trữ quá mức cần thiết

TTTĐ - Lo ngại ảnh hưởng của siêu bão Yagi, người dân Hà Nội đã tăng cường mua hàng hóa, tích trữ với lượng mua tăng 200 - 300% so với ngày thường. Sở Công thương Hà Nội khẳng định trong bất kỳ tình huống nào thì hệ thống siêu thị và chợ truyền thống sẽ đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân.
Siêu thị tăng cường hàng hóa phục vụ Nhân dân khi bão đổ bộ Thị trường - Tài chính

Siêu thị tăng cường hàng hóa phục vụ Nhân dân khi bão đổ bộ

TTTĐ - Trước những diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 YAGI, nhiều siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tăng cung ứng hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của người dân khi cơn bão số 3 dự báo sắp đổ bộ.
Xem thêm