Tag

Chuyện lạ lùng về giếng nước linh thiêng chữa "mất sữa" ở Sơn Tây

Phóng sự 11/10/2022 08:45
aa
TTTĐ - Sự linh nghiệm của giếng “sữa” bắt nguồn từ một truyền thuyết từ lâu đời và đến nay, chuyện đó đã trở thành điều khó tin nhưng có thật tại Đường Lâm (Sơn Tây).
Người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ các hoạt động văn hóa, du lịch tại Sơn Tây Thị xã Sơn Tây tuyên truyền phòng cháy chữa cháy cho phụ huynh, học sinh

Giếng linh thiêng dưới chân núi Cấm

Giếng “sữa” (thôn Cam Lâm, Đường Lâm, Hà Nội) nằm trong quần thể đền Mẫu, tọa lạc sâu hun hút trong một thung lũng nhỏ bên dưới chân đồi Cấm. Giếng “sữa” khá nhỏ, đường kính chừng 100cm, sâu không quá 150cm, miệng giếng được xây bằng đá ong. Giếng thuộc dạng thiên thành, tức là xuất hiện một cách tự nhiên, do mạch nước trào lên mặt đất.

Theo các cụ cao niên, trước kia, giếng chỉ là một ang nước nhỏ, nằm sát các thuở ruộng. Nước trào từ dưới lòng đất lên, không bao giờ cạn, luôn trong vắt. Khoảng năm 70 của thế kỷ trước, sau một trận lũ, ruộng đồng xung quanh bị cuốn trôi hết. Cả khu vực thung lũng tan hoang, chỉ còn mạch nước vẫn chảy đều đặn và trong vắt. Để bảo vệ cho mạch nước, mà bây giờ gọi là giếng “sữa”, người dân Đường Lâm đã kiến thiết nên miệng giếng và dựng một miếu nhỏ bên cạnh để thờ cúng như hiện nay.

Chuyện lạ lùng về giếng nước linh thiêng chữa
Giếng "sữa" chứa đựng nhiều câu chuyện ly kỳ

Truyền thuyết về giếng “sữa” không nhất quán, có nhiều dị bản. Tuy nhiên, hầu hết các vị cao niên ở Đường Lâm đều thống nhất rằng, khả năng chữa bệnh mất sữa của chiếc giếng đặc biệt này xuất phát từ thời Ngô Quyền (vị trí của giếng “sữa” chỉ cách lăng Ngô Quyền chừng trên 100m).

Chuyện rằng, hồi đó loạn lạc, dân chúng đói khát, khổ sở, có nhà bỏ con để chạy loạn. Một bà lão hành khất chống gậy lang thang qua đất mảnh đất này thấy đứa bé còn đỏ hỏn bị bỏ ngang đường. Thương tình, bà bế đứa nhỏ theo. Đến địa phận đất Chuông Sa (tên gọi khác của vùng đất này - PV) thì đứa bé đói quá nên khóc ròng không sao dỗ được.

Không có nhà dân nào xung quanh để xin cho đứa bé miếng nước, bà phải cố dỗ dành. Bỗng đâu chiếc gậy của bà cắm xuống mảnh đất mềm thì một dòng nước trào tóe lên. Bà mừng quá lấy nước cho đứa bé uống thì đứa bé nín khóc và ngủ ngon lành. Kể từ đó, bà ở lại đây sống và nuôi đứa bé. Khi bà mất, Nhân dân lập miếu thờ và giếng nước có từ đó.

Ban phát sự độ trì của Mẫu tới các bà mẹ "mất sữa"

Theo chia sẻ của những người dân làng Đường Lâm, mỗi ngày có hàng chục người từ các vùng lân cận và tỉnh xa đến xin nước tại giếng “sữa”. Đồng thời, cũng có hàng chục người khác đến làm lễ tạ vì người thân đã khỏi bệnh mất sữa. Thậm chí, nước lấy ở Giếng “sữa” có thể dùng để nấu cháo cho người mẹ, đồng thời có thể đun sôi để nguội, uống thay nước lọc hàng ngày. Sử dụng theo cách này, chắc chắn sữa sẽ “về”.

Chuyện lạ lùng về giếng nước linh thiêng chữa
Người dân xin nước tại giếng "sữa"

Gặp chúng tôi tại giếng “sữa”, chị Trần Phương Thảo (ở Sơn Tây, Hà Nội) cho biết đến đây để lễ tạ và xin nước về cho bạn. Người bạn này mới đẻ con trai được mười ngày nhưng không có sữa. Đứa bé khát sữa nên rất quấy, cả ngày cứ khóc ngằn ngặt. Gia đình bạn đã chạy chữa nhiều nơi, cho bà mẹ trẻ uống nhiều thứ thuốc, kể cả thuốc Tây đắt tiền nhưng không hiệu quả.

Vì biết chuyện công năng đặc biệt của giếng “sữa” từ lâu, chị Thảo đã đến đây để xin nước. Ba ngày trước, chị đã xin về hai chai (loại 1 lít) cho bạn. Quả nhiên, người bạn này đã bắt đầu có sữa, tuy không nhiều nhưng đủ cho con bú và rất phấn khởi. Lần này, chị Thảo mang hẳn một can 20 lít đến giếng để lấy nước.

Báu vật của làng cổ Đường Lâm

Về tác dụng đặc biệt của giếng “sữa”, hiện tại chưa có một kết luận khoa học nào. Năm 1965, một đoàn các nhà khoa học đã đến lấy nước ở đây về nghiên cứu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu ra sao thì không được thông báo đến người dân.

Chuyện lạ lùng về giếng nước linh thiêng chữa
Đền Mẫu và giếng "sữa" là điểm thu hút đặc biệt đối với khách du lịch gần xa đến Sơn Tây

Đối với những người dân Đường Lâm, họ không cần một kết luận khoa học để chứng minh rằng giếng “sữa” quả nhiên có tác dụng kỳ lạ đối với căn bệnh mất sữa của phụ nữ. Điều đó đã được chứng minh hàng trăm năm qua, bởi hàng ngàn người phụ nữ đã sử dụng và khỏi bệnh mất sữa nhờ nước ở giếng này.

“Chúng tôi vẫn tin rằng, Mẫu đã ban cho giếng này khả năng mang sữa về cho người phụ nữ vì không muốn những đứa trẻ khát sữa, những người mẹ không có sữa để nuôi con. Đấy là tấm lòng của Mẫu. Người dân Đường Lâm đã được chọn để phân phát, chia sẻ phúc đức đó cho tất cả mọi người”, bà Sót tâm sự.

Đọc thêm

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử Phóng sự

Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử

TTTĐ - Với vóc dáng nhỏ bé nhưng Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh - nguyên Chính ủy Trung đoàn 141 của Sư đoàn 7, Quân đoàn 4, nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4 - một trong đội hình 5 cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - Gia Định lại có quá khứ chiến đấu đầy anh dũng, kiên cường, nhiều lần phải cận kề với cái chết…
Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất Phóng sự

Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất

TTTĐ - Đoàn công tác báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có dịp ghé thăm Khu di tích lịch sử Bệnh xá Đặng Thùy Trâm tại tỉnh Quảng Ngãi.
Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024 Phóng sự

Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024

TTTĐ - Hội Báo toàn quốc 2024 là sự kiện đặc biệt với các dấu mốc đáng nhớ như lần đầu tiên được tổ chức tại phía Nam; quy mô, tầm vóc lớn nhất từ trước tới nay. Đồng thời, Hội Báo năm nay còn có sự tham gia lần đầu tiên của 64 gian hàng sản phẩm OCOP các tỉnh, thành trên cả nước. Hội Báo toàn quốc năm 2024 có chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân”, với hơn 100 gian trưng bày báo Xuân và các ấn phẩm báo chí tiêu biểu năm 2023, quý I/2024. 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, hàng trăm cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, các cơ sở đào tạo báo chí cùng hàng ngàn phóng viên, nhà báo, người dân tham quan ngày hội lớn của người làm báo cả nước.
Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương Phóng sự

Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương

TTTĐ - “Mỗi người dân là một cột mốc sống” là lời khẳng định của các cấp ủy, chính quyền và lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đang ngày, đêm vững tay súng bảo vệ từng tấc đất đường biên, cột mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân Phóng sự

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

TTTĐ - Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cán bộ, chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc các chiến dịch xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp… theo lộ trình đề ra. Đón Tết Giáp Thìn năm nay, người dân, doanh nghiệp có thêm niềm vui khi các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Xem thêm