Tag

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ thừa cân, béo phì

Chung tay vì an toàn thực phẩm 14/09/2023 15:00
aa
TTTĐ - Hiện nay, tình trạng trẻ bị thừa cân béo phì đang tăng nhanh, đặc biệt ở các thành phố lớn. Với trẻ thừa cân, béo phì, phụ huynh cần phải có một chế độ dinh dưỡng khoa học giúp giảm lượng mỡ thừa mà vẫn đảm bảo dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Chế độ dinh dưỡng góp phần rút ngắn thời gian nằm viện của bệnh nhân Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu "Nguyên tắc vàng" trong chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi Thay đổi chế độ dinh dưỡng, giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính không lây

Nguyên nhân khiến trẻ thừa cân, béo phì

Theo các chuyên gia y tế Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương, có nhiều nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em. Béo phì cũng có tính chất di truyền rõ rệt trong gia đình. Tuy nhiên rối loạn nội tiết và gen chỉ chiếm số lượng nhỏ trong trẻ em bị béo phì.

Ngoài một số yếu tố về di truyền thì nguyên nhân chủ yếu do lối sống ít vận động, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, nhất là việc sử dụng thực phẩm chứa nhiều calo, đường và chất béo không lành mạnh trong chế độ ăn uống hàng ngày…

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ thừa cân, béo phì
Lạm dụng thực phẩm giàu calo, đồ uống có đường khiến trẻ béo phì (Ảnh minh họa)

Một số nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ béo phì ở trẻ em là do trẻ ít vận động. Trẻ em xem tivi lâu hơn một giờ mỗi ngày có xu hướng có chỉ số khối cơ thể (BMI) cũng như huyết áp cao hơn.

Thông thường, thời gian ngồi trước tivi nhiều hơn cũng có liên quan đến việc lựa chọn thực phẩm kém chất lượng, dẫn đến thừa cân và béo phì ở trẻ. Trẻ thay đổi hành vi ăn uống như ăn kể cả khi không đói, ăn khi đang xem tivi hoặc làm việc khác.

Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng không hợp lý với việc lựa chọn thực phẩm giàu calo cũng có liên quan đến chứng béo phì ở trẻ em. Việc tiêu thụ đồ uống có đường nhận được rất nhiều sự quan tâm và nghiên cứu, chỉ ra rất nhiều mối liên quan giữa việc tiêu thụ chúng và bệnh béo phì cả ở trẻ em và người lớn.

Béo phì còn có thể gây ra do tác dụng của thuốc hay bệnh nội tiết, đó là do sự mất cân bằng hoocmon trong cơ thể, gây ra thay đổi bất thường quá trình dự trữ mỡ trong cơ thể. Tuy nhiên, nguyên nhân này chiếm tỷ lệ này thấp.

Ngoài ra, trẻ có cân nặng lúc sinh thấp, ngủ ít cũng là nguyên nhân có thể gây nên béo phì. Đáng lo ngại, thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ trẻ mắc các bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, tim mạch và các bệnh mạn tính khác.

Những thức ăn không nên dùng cho trẻ béo phì

Do đó, để kiểm soát cân nặng và hạn chế những rủi ro về sức khỏe, trẻ béo phì cần được khám các chuyên khoa Nhi, dinh dưỡng, tâm lý… để có giải pháp can thiệp phù hợp. Trong đó quan trọng là cha mẹ cần tạo cho trẻ một lối sống khoa học, tăng cường vận động thể chất và thực hiện chế độ ăn uống phù hợp để giảm cân lành mạnh.

Khẩu phần ăn của trẻ cần cân đối, hợp lý, nên phối hợp nhiều loại thức ăn, tránh ăn một loại thực phẩm nào đó; Nếu uống sữa nên uống không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ); Không nên uống sữa đặc có đường.

Phụ huynh nên cho trẻ ăn đều đặn các bữa, tránh bỏ bữa; Không nên vì trẻ cần giảm cân mà để trẻ quá đói. Bởi khi trẻ bị đói thì trẻ sẽ ăn nhiều hơn vào các bữa sau.

Chế biến thức ăn cần hạn chế các món rán, xào, nên làm các món luộc, hấp, kho. Phụ huynh nên nhắc trẻ nhai kỹ và ăn chậm (nếu ăn quá nhanh thì sẽ ăn nhiều hơn nhu cầu cần thiết), mỗi bữa ăn kéo dài 30 phút.

Trẻ béo phì cần hạn chế tối đa thức ăn nhanh, các loại quà vặt bày bán tại cổng trường
Trẻ béo phì cần hạn chế tối đa thức ăn nhanh, các loại quà vặt bày bán tại cổng trường

Trẻ cần được ăn no vào bữa sáng để tránh ăn quà vặt ở cổng trường, ăn các loại thức ăn nhanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tiếp đến trẻ cần giảm ăn về chiều và tối; Ăn nhiều rau xanh, quả ít ngọt; Giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là những thức ăn cơ bản giàu chất xơ; Chọn ngũ cốc hoặc bánh mỳ có ít hoặc không có chất béo.

Gia đình nên ăn cùng nhau, thời gian trong bữa ăn là thời gian thoái mái, trao đổi và chia sẻ những việc đã xảy ra trong ngày.

Những thức ăn nên tránh cho trẻ bị thừa cân, béo phì sử dụng như: Các loại nước ngọt có gas; Bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường; Không nên dự trữ sẵn các loại thức ăn giàu năng lượng như: Bơ, pho mát, bánh, kẹo, chocolate, kem, nước ngọt trong nhà.

Ngoài ra, phụ huynh cũng cần chú ý không nên cho trẻ ăn vào lúc tối trước khi đi ngủ; Không cho trẻ nhai kẹo cao su làm cho trẻ lúc nào cũng muốn nhai; Không nên bắt trẻ học quá nhiều, nên tạo điều kiện để trẻ được vui đùa chạy nhảy sau những giờ học căng thẳng.

Tạo điều kiện để trẻ tăng cường vận động cũng là một biện pháp kiểm soát cân nặng hợp lý và khoa học, các bậc cha mẹ cần quan tâm ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp trẻ năng động; Tạo niềm thích thú của trẻ đối với các hoạt động thể thao.

Bố mẹ nên chú trọng những sở thích của trẻ tham gia các môn thể thao dễ dàng gần gũi với cuộc sống như: đi bộ đến trường, chạy, nhảy dây, đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu, leo cầu thang…

Ngoài, trẻ có thể làm các công việc ở nhà phụ giúp gia đình như: Lau dọn nhà cửa, xách nước tưới cây, bưng bê đồ đạc…

Trẻ cũng cần uống đủ nước để bù lại lượng nước trẻ mất qua mồ hôi trong quá trình luyện tập; Hạn chế ngồi xem tivi, video, trò chơi điện tử…

Việc tăng cường các hoạt động thể lực ở trẻ, phối hợp cùng điều chỉnh chế độ ăn hợp lý sẽ giúp kiểm soát tốt cân nặng, giúp trẻ phát triển chiều cao và duy trì sức khỏe tốt.

Đọc thêm

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

TTTĐ - Thời gian qua, Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết Trung thu 2024, Sở Y tế Hà Nội và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã liên tục kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu tại nhiều cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố.
Kỳ 2: Cảnh giác với những sản phẩm "nhà làm" Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kỳ 2: Cảnh giác với những sản phẩm "nhà làm"

TTTĐ - Những năm gần đây, thị trường các sản phẩm bánh Trung thu "tự làm" khá sôi động tuy nhiên việc quản lý, kiểm tra lĩnh vực này đang có những khó khăn nhất định.
Thu giữ gần 7.000 chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc Sức khỏe

Thu giữ gần 7.000 chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc

TTTĐ - Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Ninh vừa phối hợp với lực lượng chức năng bắt vụ vận chuyển bánh Trung thu trái phép với số lượng lớn.
Kỳ 1: Liên tiếp thu giữ các sản phẩm“nhiều không” Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kỳ 1: Liên tiếp thu giữ các sản phẩm“nhiều không”

TTTĐ - Càng gần đến dịp Trung thu, thị trường các sản phẩm bánh kẹo, bánh Trung thu càng tiêu thụ mạnh, sức mua cũng tăng lên nhanh chóng. Lực lượng chức năng cũng kịp thời truy xuất, thu hồi các sản phẩm không bảo đảm vệ sinh ATTP, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên địa bàn.
Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm hàng cứu trợ vùng bão lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm hàng cứu trợ vùng bão lũ

TTTĐ - Sở Y tế giao cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội thực hiện biện pháp kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các thực phẩm tài trợ, hỗ trợ, ủng hộ… cho Nhân dân trong vùng lụt bão.
Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh

TTTĐ - Cuối tuần vừa qua, hàng nghìn người dân Hà Nội đổ xô tới các siêu thị, chợ dân sinh mua nhu yếu phẩm, rau củ quả, thịt tươi sống tích trữ trước bão Yagi (bão số 3).
Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng

TTTĐ - Dù việc sản xuất kinh doanh bánh Trung thu handmade mang tính thời vụ, chỉ kéo dài trong khoảng hơn 1 tháng nhưng vấn đề an toàn thực phẩm được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu.
Không sử dụng gia súc, gia cầm chết để chế biến thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Không sử dụng gia súc, gia cầm chết để chế biến thực phẩm

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân vùng ngập lụt, ảnh hưởng mưa bão tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.
Những lưu ý để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lũ lụt Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những lưu ý để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lũ lụt

TTTĐ - Lũ trên sông Hồng ở Hà Nội vượt báo động 2 khiến Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc bị ảnh hưởng nặng nề. Lúc 0 giờ ngày 11/9, mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,54m, trên báo động 2 là 0,04m. Mưa lụt là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố. Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, người dân cần chú ý những điều sau:
Hỗ trợ người dân nhu yếu phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hỗ trợ người dân nhu yếu phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa lũ

TTTĐ - Nhằm đảm bảo nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh, quản lý chất thải sau bão số 3 và mưa lũ năm 2024, Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 4301/SYT-NVY ngày 9/9/2024 gửi các đơn vị y tế trong và ngoài công lập trực thuộc để triển khai thực hiện.
Xem thêm