Tag
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường

Người Hà Nội 20/07/2024 08:00
aa
TTTĐ - Giữ gìn văn hóa trà là cách người trẻ ngày nay được hiểu về văn hóa tiền nhân, phát triển nó trong đời sống hiện đại và làm phong phú thêm cho thành phố của mình. Bằng ý thức đó, họ đang góp nên những ngọn gió để hương vị trà lan tỏa xa hơn trong phảng phất phố phường Hà Nội.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An
Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt
Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc

Giữ gìn văn hóa của dân tộc

Khi chia sẻ những câu chuyện về trà, nhà văn Hoàng Quốc Hải từng cho rằng, việc giữ gìn văn hóa trà Việt không chỉ giữ một thứ để uống, mà chính là giữ gìn hồn cốt của dân tộc. Văn minh văn hóa trà trải dài từ tầng lớp cung đình, thượng lưu quý tộc cho đến tầng lớp bình dân, dân dã đều tạo ra văn hóa của riêng mình để trà “sống” trong đời sống.

Nhiều người vẫn cho rằng Việt Nam làm gì có văn hóa trà, làm gì có trà đạo, vậy thì những cuốn sách như “Văn minh trà Việt” của tác giả Trịnh Quang Dũng hay “Dọc ngang đường trà” của Đỗ Quang Tuấn Hoàng sẽ trả lời cho câu hỏi của độc giả.

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường
Cuốn sách "Văn minh trà Việt" của tác giả Trịnh Quang Dũng

Tại Hà Nội, cộng đồng “Yêu trà Việt” cũng được lập ra để những người cùng sở thích chuyện trò, trao đổi kiến thức về trà cũng như văn hóa thưởng thức trà.

Trong khi đó, rất nhiều quán trà được mở ra với những không gian hoài cổ, đậm chất văn hóa được mở ra để người yêu trà đến ngồi, thưởng thức, nghe nhạc, đọc sách… rất thú vị.

Các quán trà không chỉ là nơi thưởng thức một tách trà thơm ngon mà còn là những không gian bảo tồn và phát triển giá trị trà truyền thống, đồng thời kết hợp phong cách hiện đại để thu hút giới trẻ. Một trong những điểm đến nổi bật là Thiên Sơn Trà Quán nằm trên phố Hàng Bè là một quán trà mang đậm phong cách Phật giáo.

Quán được trang trí bằng những bức tượng Phật, nến và hoa sen, tạo nên một không gian thanh tịnh và yên bình. Tại đây, khách hàng có thể tham gia vào các buổi thiền trà, học cách pha trà và thưởng thức trà theo phong cách truyền thống.

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường
Cuốn sách "Ngang dọc đường trà" của tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng

Không xa đó, Thưởng Trà quán trên phố Tông Đản dành cho ai muốn trải nghiệm không gian vừa truyền thống vừa hiện đại. Thưởng Trà Quán nổi bật với không gian trang nhã và ấm cúng, được thiết kế với nội thất gỗ và các chi tiết trang trí tỉ mỉ. Quán có nhiều góc nhỏ yên tĩnh, tạo điều kiện cho khách hàng thư giãn và tận hưởng từng ngụm trà.

Thưởng Trà quán phục vụ nhiều loại trà đặc sản của Việt Nam như trà sen Tây Hồ, trà mạn Tân Cương, trà hoa nhài và trà hoa cúc. Nơi đây cũng thường xuyên tổ chức các buổi học về trà , workshop trải nghiệm làm trà: trà sen, trà bưởi… nơi khách hàng có thể tìm hiểu về lịch sử và nghệ thuật pha trà thu hút nhiều người đến tham gia và trải nghiệm.

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường
Một buổi workshop “Làm trà sen bông hàm tiếu" tại Thưởng Trà quán

Với những ai yêu thích truyền thống, Hiên trà Trường Xuân do nghệ nhân, nhà văn, nhà báo Hoàng Anh Sướng sáng lập là một sự lựa chọn hoàn hảo. Quán được thiết kế với không gian yên tĩnh và thanh bình, mang đậm phong cách truyền thống Việt Nam. Nội thất của quán chủ yếu là gỗ, kết hợp với các chi tiết trang trí như tranh thủy mặc, câu đối chữ Hán, và các bình hoa sen tươi, tạo nên một không gian ấm cúng và trang nhã.

Hiên trà Trường Xuân thường xuyên tổ chức các buổi học về trà đạo, nơi nghệ nhân Hoàng Anh Sướng chia sẻ kiến thức về lịch sử và nghệ thuật pha trà. Ngoài ra, quán còn tổ chức các buổi thiền trà, giúp khách hàng tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn. Các buổi biểu diễn nhạc cụ dân tộc và các sự kiện văn hóa khác cũng được tổ chức tại đây, thu hút nhiều người đến tham gia và trải nghiệm.

Các quán trà tại Hà Nội không chỉ là nơi thưởng thức đồ uống mà còn là những không gian văn hóa, nơi mà những giá trị truyền thống được gìn giữ và phát triển. Những nỗ lực này không chỉ giữ gìn hồn cốt của văn hóa trà Việt mà còn tạo nên sự kết nối giữa thế hệ trẻ và những giá trị truyền thống quý báu, làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của Thủ đô.

Ngồi tại không gian này, chúng ta có cảm giác như thuở xưa tao nhân, mặc khách đất kinh kỳ giao lưu, bình văn, bình thơ, đàm đạo cũng trôi qua như vậy. Thời gian như đọng lại trong từng nốt hương trà, từng làn khói ẩm. Nét sinh hoạt văn hóa thì vẫn vậy, chỉ có không gian, trang phục và những câu chuyện mà chúng ta nói đến may chăng là khác...

Đưa hương trà Việt bay xa

Nghệ nhân Hoàng Anh Sướng, người am hiểu sâu sắc về trà, không chỉ sáng lập Hiên trà Trường Xuân mà còn tích cực mở các lớp học về trà đạo, nhằm quảng bá và truyền bá hương trà Việt xa hơn. Những buổi học của anh không chỉ đơn thuần là những giờ giảng dạy mà còn là những trải nghiệm văn hóa, cảm nhận về nhân sinh quan đầy sâu sắc và ý nghĩa.

Khi bước vào lớp học, học viên sẽ được chào đón bởi một không gian yên tĩnh và trang nhã. Phòng học được thiết kế với những chi tiết tinh tế, từ những bức tranh thư pháp treo tường, những bình hoa sen tươi tắn cho đến những chiếc bàn gỗ mộc mạc. Mỗi buổi học bắt đầu với phần giới thiệu ngắn về lịch sử và nguồn gốc của từng loại trà Việt Nam, giúp học viên có cái nhìn tổng quan về văn hóa trà phong phú của đất nước.

Trong suốt buổi học, nghệ nhân Hoàng Anh Sướng sẽ trực tiếp hướng dẫn, chia sẻ cách pha trà đúng điệu, từ việc chọn lá trà, nhiệt độ nước, cho đến thời gian hãm trà. Anh luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tỉ mỉ và kiên nhẫn trong từng công đoạn, đồng thời chia sẻ những bí quyết và kinh nghiệm quý báu để đạt được hương vị trà hoàn hảo.

Ngoài phần kỹ thuật, lớp học còn là nơi để chia sẻ về lối sống, thực hành chánh niệm bên chén trà truyền thống và thưởng thức nghệ thuật thưởng trà. Hoàng Anh Sướng thường mở đầu mỗi buổi học với một câu chuyện thú vị về truyền thống trà Việt, từ những giai thoại lịch sử cho đến những câu chuyện dân gian đầy màu sắc. Anh còn tổ chức những buổi thử trà, nơi mà học viên có thể cảm nhận và so sánh sự khác biệt giữa các loại trà, từ hương vị cho đến màu sắc và mùi hương.

Đông đảo người yêu thích trà đến lớp học của nghệ nhân Hoàng Anh Sướng
Đông đảo người yêu thích trà đến lớp học của nghệ nhân Hoàng Anh Sướng

Đặc biệt, lớp học của anh thu hút không chỉ người Việt mà còn cả các vị khách nước ngoài. Điều này tạo nên một không gian giao lưu văn hóa, nơi mọi người có thể trao đổi, học hỏi và cùng nhau trải nghiệm vẻ đẹp của nghệ thuật trà đạo Việt Nam. Qua những lớp học này, nghệ nhân Hoàng Anh Sướng không chỉ góp phần giữ gìn văn hóa trà truyền thống mà còn đưa hương trà Việt bay xa, vươn tầm quốc tế

Trong bối cảnh hiện đại, nhiều bạn trẻ đã và đang tích cực lan tỏa văn hóa trà Việt qua các nền tảng mạng xã hội như YouTube và TikTok, tạo nên một làn sóng mới, mang hương trà Việt đến gần hơn với mọi người.

Điển hình là Anh Chi với kênh YouTube “Mr Chi - Đẳng Cấp Trà Việt”, nơi anh chia sẻ về các loại trà Việt, cách pha trà đúng điệu và những câu chuyện thú vị về nguồn gốc và lịch sử của từng loại trà. Với cách trình bày cuốn hút và kiến thức sâu rộng, Anh Chi đã thu hút được sự chú ý của nhiều người, không chỉ trong nước mà còn cả người nước ngoài muốn tìm hiểu về văn hóa trà Việt.

Trên nền tảng TikTok, các Trà nương trẻ của quán Thưởng Trà đã tạo ra tài khoản “Trà nương”, nơi các bạn trẻ hướng dẫn cách pha trà và chia sẻ những mẹo nhỏ để làm tăng hương vị của trà, hay các câu chuyện về trà bên lề. Các video ngắn, hấp dẫn về trà của các trà nương không chỉ đơn thuần là hướng dẫn mà còn là những trải nghiệm thư giãn, giúp người xem cảm nhận được sự thư thái khi thưởng thức trà. Nhờ nội dung sáng tạo và phong cách năng động, “Trà nương” đã thu hút hàng triệu lượt xem và hàng trăm nghìn người theo dõi.

Hay Mai Trang, với tài khoản TikTok “Phú Bà Trà Việt” đã tạo ra những video ngắn gọn và súc tích, giới thiệu về các loại trà và các quán trà mới một cách đơn giản và dễ hiểu. Dù mới chỉ xây dựng tài khoản xây dựng nội dung về trà gần 2 tháng, nhưng đến nay Mai Trang đã thu hút được không ít những khán giả có đam mê về trà và cả chính những bạn trẻ cùng lứa tuổi Mai Trang quan tâm theo dõi. Những video của Mai Trang luôn mang đến cảm giác gần gũi và thân thiện, giúp lan tỏa văn hóa trà đến nhiều người hơn.

Những hoạt động này không chỉ giúp lan tỏa văn hóa trà truyền thống mà còn khuyến khích thế hệ trẻ yêu thích và trân trọng những giá trị văn hóa của dân tộc. Qua các nền tảng mạng xã hội, hương trà Việt ngày càng được biết đến và yêu thích bởi nhiều người, không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới, góp phần đưa văn hóa trà Việt bay xa.

Đọc thêm

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Ký ức hào hùng về ngày hội non sông Người Hà Nội

Ký ức hào hùng về ngày hội non sông

TTTĐ - Thời gian 79 năm đã bào mòn sức khỏe, ký ức và thậm chí là nhân số của Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu - tổ chức tập hợp thanh niên ưu tú của Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, thời gian không thể làm lung lay lòng nhiệt thành với cách mạng của họ, dù có người đã bước qua tuổi 100.
Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập Người Hà Nội

Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập

TTTĐ - Đối với mỗi vùng đất, ngoài cảnh sắc thiên nhiên, ẩm thực, di sản… thì văn hóa người dân sở tại cũng là một điều níu chân khách phương xa, thu hút họ quay trở lại nhiều lần sau mỗi chuyến du lịch. Sự mến khách, thân thiện, tấm lòng yêu chuộng hòa bình, mong muốn kết giao với bốn phương và đặc biệt là nét văn minh, sáng tạo của người Hà Nội chính là “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập, để bạn bè quốc tế tìm đến mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Nam thanh nữ tú mặc áo dài đạp xe, ngắm di sản Hà Nội Người Hà Nội

Nam thanh nữ tú mặc áo dài đạp xe, ngắm di sản Hà Nội

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9, sáng 1/9, Sở Du lịch phối hợp Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và Câu lạc bộ Đình làng Việt tổ chức chương trình diễu hành áo dài với tên gọi “Áo dài kết nối du lịch và di sản năm 2024”.
Có một Hà Nội hào hoa, đậm đà bản sắc giữa TP HCM Người Hà Nội

Có một Hà Nội hào hoa, đậm đà bản sắc giữa TP HCM

TTTĐ - Những giá trị lịch sử, văn hóa, con người Hà Nội, Thủ đô nghìn năm văn hiến đã phần nào được tái hiện một cách chân thật, gần gũi, sâu sắc, ấn tượng tại chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” lần đầu tiên tổ chức.
Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh: Nghĩa tình hai thành phố Người Hà Nội

Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh: Nghĩa tình hai thành phố

TTTĐ - Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” đã khép lại nhưng dư âm vẫn lắng đọng trong lòng người dân và du khách những ấn tượng sâu sắc, khó phai. Một Hà Nội vừa lạ vừa quen, xa đó nhưng cũng gần đó và thắm đượm nghĩa tình hai thành phố.
Đón Trung thu truyền thống trong biệt thự Pháp cổ tại Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Đón Trung thu truyền thống trong biệt thự Pháp cổ tại Hà Nội

TTTĐ - Không gian sân vườn, biệt thự của ngôi biệt thự Pháp cổ trên phố Phan Bội Châu đã biến hóa thành những dãy phố phủ đầy đèn lồng, đèn Trung thu cùng vô số gian hàng đồ chơi truyền thống.
Hướng đi nào cho phát triển du lịch cộng đồng ở Bắc Từ Liêm? Người Hà Nội

Hướng đi nào cho phát triển du lịch cộng đồng ở Bắc Từ Liêm?

TTTĐ - Quận Bắc Từ Liêm là nơi hội tụ nhiều di sản văn hoá cùng với truyền thống khoa bảng từ ngàn đời. Những tiềm năng của quận được các chuyên gia văn hóa, nhà khoa học đánh giá là rất phù hợp để phát triển du lịch cộng đồng.
Gắn biển loạt thiết chế văn hóa chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô Nhịp điệu cuộc sống

Gắn biển loạt thiết chế văn hóa chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Sáng 30/8, UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ gắn biển cụm công trình Trường THCS Đồng Trúc và Trung tâm văn hóa xã Đại Đồng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xem thêm