Tag

Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng

Người Hà Nội 14/11/2024 10:27
aa
TTTĐ - Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực thi luật, giúp các quy định pháp luật thực sự đi vào đời sống.
Gợi mở các định hướng, cơ chế, chính sách triển khai Luật Thủ đô Huy động mọi nguồn lực để Thủ đô Hà Nội bứt phá đi lên

Sáng 14/11, tại Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, tham luận của TS. Đoàn Thị Tố Uyên, Trưởng Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội đã chỉ ra những điểm cần quan tâm trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn này nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành.

Tầm quan trọng của việc ban hành văn bản quy định chi tiết

Ban hành văn bản quy định chi tiết không chỉ là bước "lập pháp bổ sung" mà còn giúp các quy định pháp luật "khung" được thực thi một cách đồng bộ, nhất quán và hiệu quả. Đây là một trong những hoạt động không thể thiếu trong quy trình tổ chức thi hành Luật Thủ đô và các văn bản pháp luật khác.

Theo TS. Đoàn Thị Tố Uyên, trong quá trình này, cần đảm bảo rằng văn bản chi tiết được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi Luật Thủ đô có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.

TS. Đoàn Thị Tố Uyên tham luận tại hội thảo khoa học
TS. Đoàn Thị Tố Uyên tham luận tại hội thảo khoa học

Các cơ quan tham gia soạn thảo và ban hành văn bản quy định chi tiết cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020. Đặc biệt, các văn bản phải đảm bảo tính minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, dễ tiếp cận và thực hiện, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, lồng ghép yếu tố bình đẳng giới trong quy định pháp luật.

Đây là những yếu tố giúp tăng cường tính khả thi của văn bản khi triển khai, tránh việc ban hành các quy định quá phức tạp, khó áp dụng trong thực tế. Tính minh bạch, theo đó, không chỉ thể hiện qua nội dung mà còn ở quá trình ban hành, bao gồm việc công khai và lấy ý kiến phản hồi từ cộng đồng, tạo điều kiện để cá nhân và tổ chức đóng góp ý kiến, từ đó nâng cao tính dân chủ và sự đồng thuận xã hội đối với các quy định của Luật Thủ đô.

Để đảm bảo tiến độ ban hành văn bản quy định chi tiết, Bộ Tư pháp giữ vai trò quan trọng trong việc theo dõi và đôn đốc các bộ, ngành liên quan. Bộ có trách nhiệm giám sát tiến độ và chất lượng của văn bản, báo cáo định kỳ hàng quý và hàng năm cho Chính phủ. Trách nhiệm báo cáo giúp đảm bảo tính minh bạch và kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình soạn thảo và ban hành.

Đồng thời, các ban, sở, ngành liên quan tại Hà Nội cũng cần xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức nguồn lực phù hợp để hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết trước thời hạn hiệu lực của Luật Thủ đô vào ngày 1/1/2025.

Đảm bảo tính đồng bộ và khả thi của văn bản quy định chi tiết

Chất lượng của văn bản quy định chi tiết được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí như tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với các văn bản pháp luật khác, và tính khả thi trong thực tế.

TS. Uyên nhấn mạnh rằng văn bản quy định chi tiết phải giúp cụ thể hóa những quy định đã được ban hành trong luật, chứ không nên đặt ra các quy định mới hoặc trái với tinh thần của Luật Thủ đô. Chất lượng của văn bản cũng cần được đảm bảo qua sự tham gia của các cơ quan thẩm định, thẩm tra, để kiểm soát nội dung trong từng khâu soạn thảo và ban hành, giúp văn bản dễ dàng triển khai trong thực tiễn.

Các đại biểu dự Hội thảo khoa học về Luật Thủ đô
Các đại biểu dự Hội thảo khoa học về Luật Thủ đô

Theo TS. Uyên, việc xây dựng các văn bản quy định chi tiết cần dựa vào 9 chính sách đã được quy định cụ thể trong Luật Thủ đô. Đây là các chính sách về tổ chức chính quyền, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực tài chính và ngân sách, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn hiện đại, phát triển văn hóa và giáo dục, phát huy tiềm lực khoa học và công nghệ, nâng cao y tế và hệ thống an sinh xã hội, và liên kết phát triển vùng.

Những chính sách này không chỉ là những định hướng cơ bản mà còn là kim chỉ nam giúp định hình toàn bộ nội dung của văn bản quy định chi tiết, làm nền tảng cho quá trình phát triển Thủ đô trở thành một khu vực phát triển xanh, bền vững, văn minh và năng động. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, Hà Nội cũng cần có cơ chế để thường xuyên rà soát, điều chỉnh các quy định, kịp thời khắc phục những hạn chế khi áp dụng vào thực tế.

Bám sát các quan điểm chỉ đạo khi soạn thảo Luật Thủ đô

Các quan điểm chỉ đạo như thể chế hóa đầy đủ chủ trương, nhiệm vụ của Đảng, bảo đảm tính đặc thù vượt trội cho Thủ đô, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền Hà Nội trong thẩm quyền điều hành, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo sự giám sát chặt chẽ và trách nhiệm giải trình, cần được các cơ quan tuân thủ trong từng quy định chi tiết. Điều này không chỉ giúp phát huy thế mạnh của Hà Nội mà còn tăng cường sự chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của chính quyền trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển.

Kế hoạch ban hành văn bản quy định chi tiết Luật Thủ đô của UBND thành phố Hà Nội đã được phân định rõ ràng. Đối với những nội dung có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, các cơ quan phải nỗ lực để ban hành văn bản kịp thời.

Đối với các nội dung phức tạp hơn, có hiệu lực từ 1/7/2025, quá trình xây dựng văn bản cần được thực hiện kỹ lưỡng, đảm bảo không chỉ tuân thủ quy định pháp luật mà còn phù hợp với điều kiện thực tiễn và yêu cầu phát triển của Hà Nội.

Sở Tư pháp đóng vai trò điều phối và phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đảm bảo lập danh mục các văn bản cần ban hành, và cùng với các cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện, tập trung rà soát những nội dung quan trọng, cần thiết để ưu tiên ban hành sớm, đáp ứng yêu cầu thực tiễn khi Luật Thủ đô có hiệu lực.

Kỳ vọng bứt phá từ Luật Thủ đô
Kỳ vọng bứt phá từ Luật Thủ đô

TS. Uyên nhấn mạnh rằng chất lượng của các văn bản quy định chi tiết là yếu tố quyết định để Luật Thủ đô phát huy được tác dụng trong thực tiễn. Các văn bản này cần bám sát 9 chính sách của Luật Thủ đô để xây dựng nội dung cụ thể, phù hợp và có tính đặc thù vượt trội, đồng thời thể hiện tính đồng bộ và khả thi cao. Việc ban hành văn bản không chỉ cần thiết để luật có hiệu lực mà còn phải thể hiện được tầm nhìn chiến lược, hướng tới mục tiêu xây dựng Thủ đô thành một đô thị hiện đại, phát triển bền vững.

Theo TS Đoàn Thị Tố Uyên, đây là những vấn đề cốt yếu và các yếu tố cần quan tâm trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô. Qua đó, các văn bản này không chỉ có vai trò hướng dẫn mà còn là nền tảng pháp lý giúp các chính sách và mục tiêu phát triển của Thủ đô Hà Nội được thực hiện một cách hiệu quả, kịp thời, đồng bộ và bền vững trong thực tế.

Đọc thêm

Xây dựng huyện Thanh Oai tiêu biểu về nếp sống, phong cách ứng xử Người Hà Nội

Xây dựng huyện Thanh Oai tiêu biểu về nếp sống, phong cách ứng xử

TTTĐ - Theo Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội về "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh" trên địa bàn huyện Thanh Oai, UBND huyện chủ trương phấn đấu xây dựng huyện Thanh Oai tiêu biểu về nếp sống, lối sống, phong cách ứng xử. Xây dựng người Thanh Oai - Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hoá, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Lãnh đạo nêu gương, kỷ cương thắt chặt Người Hà Nội

Lãnh đạo nêu gương, kỷ cương thắt chặt

TTTĐ - Chỉ thị số 30-CT/TU nhấn mạnh đến yếu tố “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Gần một năm qua, Chỉ thị thực sự đi vào đời sống của công dân Thủ đô bởi sự đi đầu, gương mẫu của đội ngũ lãnh đạo các cấp trong tất cả các hoạt động của thành phố, đặc biệt là những dịp hệ trọng.
Sáng mãi tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" Người Hà Nội

Sáng mãi tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh"

20 giờ ngày 19/12/1946, tín hiệu bắt đầu kháng chiến toàn quốc được phát ra, quân và dân Hà Nội nổ súng mở đầu những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. 60 ngày đêm khói lửa với tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" đã trở thành bản hùng ca bất tử trên con đường giành độc lập, tự do cho đất nước.
Sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc tại chương trình "Đêm Hà Nội" Người Hà Nội

Sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc tại chương trình "Đêm Hà Nội"

TTTĐ - Vào 18 giờ ngày 29/11, tại không gian tuyến phố ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) sẽ khai mạc chương trình quảng bá sản phẩm du lịch "Đêm Hà Nội"; công bố Quyết định công nhận 3 điểm du lịch mới của Thủ đô và khai trương Tuyến tàu điện số 6.
Tạo nét thanh lịch, văn minh từ sự kết hợp đồng bộ, chặt chẽ Người Hà Nội

Tạo nét thanh lịch, văn minh từ sự kết hợp đồng bộ, chặt chẽ

TTTĐ - Quận Tây Hồ, Hà Nội đã có sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các phòng, ngành, đơn vị với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc triển khai Kế hoạch số 182/KH-UBND của UBND thành phố về thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”. Chính vì thế, sau gần 1 năm xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện nghiêm túc theo các nội dung tại Kế hoạch của thành phố và quận đề ra, Tây Hồ đã gặt hái được những kết quả rất đáng tự hào.
Người Hà Nội thực hiện "Lời nói hay, việc làm tốt, phong cách đẹp" Người Hà Nội

Người Hà Nội thực hiện "Lời nói hay, việc làm tốt, phong cách đẹp"

TTTĐ - Quận Tây Hồ (Hà Nội) tích cực tuyên truyền trong cán bộ và Nhân dân, cán bộ công chức, viên chức, người lao động xây dựng văn hóa ứng xử của người Hà Nội bằng những hành động cụ thể “Lời nói hay, việc làm tốt, phong cách đẹp” thông qua các cuộc họp, sinh hoạt câu lạc bộ của các hội, đoàn thể.
Điểm sáng "Dân vận khéo" của Thủ đô Người Hà Nội

Điểm sáng "Dân vận khéo" của Thủ đô

TTTĐ - Sau 15 năm triển khai, phong trào thi đua "Dân vận khéo", quận Cầu Giấy đã góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện của địa phương và Thủ đô.
Chung tay xây dựng Hà Nội thanh lịch, văn minh, điểm đến hấp dẫn Người Hà Nội

Chung tay xây dựng Hà Nội thanh lịch, văn minh, điểm đến hấp dẫn

TTTĐ - Gần một năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của Thành uỷ Hà Nội về "Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh", văn hóa công dân Thủ đô tiếp tục được bồi đắp, phát triển. Mỗi người Hà Nội đều bằng những việc làm tích cực để chung tay xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, thân thiện, mến khách và trở thành điểm đến hấp dẫn với bạn bè quốc tế.
Phát huy văn hóa truyền thống, tập trung xây dựng nguồn nhân lực Người Hà Nội

Phát huy văn hóa truyền thống, tập trung xây dựng nguồn nhân lực

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội, huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã phát huy văn hóa truyền thống, tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao và gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp.
Phố cổ Hà Nội kỷ niệm 20 năm là Di tích Quốc gia Người Hà Nội

Phố cổ Hà Nội kỷ niệm 20 năm là Di tích Quốc gia

TTTĐ - Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đa dạng để tôn vinh những giá trị di sản.
Xem thêm