Tag
Tôn sư trọng đạo thời 4.0:

Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người

Người Hà Nội 14/11/2024 08:00
aa
TTTĐ - “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, truyền thống tôn sư trọng đạo ngàn đời của cha ông ta trong thời hiện đại càng được người Hà Nội phát huy, tỏa sáng, thể hiện tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người.
Vai trò của tri thức trẻ trong phát triển nền kinh tế số Tri thức song hành gìn giữ nét đẹp thanh lịch, văn minh Vẻ đẹp tri thức của nữ sinh Đại học Việt Nhật

Truyền lửa đam mê, khơi nguồn khát vọng

Việt Nam - đất nước ngàn năm văn hiến và trọng chữ nghĩa, cha ông ta coi trọng nghề dạy học, vị trí người thầy được Nhân dân tôn kính. Người thầy luôn được đặt ở vị trí rất cao trong xã hội. Người thầy được ví như người cha về tinh thần, truyền thụ kiến thức và dẫn dắt về đạo đức, nhân cách.

Đạo đức, trí tuệ, niềm tin và tình yêu thương của người thầy đã được Nhân dân đặt niềm tin một cách trọn vẹn. Nhìn lại lịch sử, trong suốt thời gian dựng nước của các vua Hùng, từ vua đến dân đều quan tâm đến việc học hành, tu thân và lập thân của con người, đề cao tôn sư trọng đạo.

Truyền thống tôn sư trọng đạo luôn được người Hà Nội giữ gìn, phát huy qua mỗi thời kỳ
Truyền thống tôn sư trọng đạo luôn được người Hà Nội giữ gìn, phát huy qua mỗi thời kỳ

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước ta được dựng lên từ rất sớm, là biểu tượng cho đạo học, trọng tri thức và hiền tài của Việt Nam. Văn Miếu đặt tại Thăng Long - Hà Nội, kinh đô nhiều đời của đất nước ta, điều đó cho thấy vị trí quan trọng của việc dạy vào học, đào tạo nhân tài, lương đống cho quốc gia, dân tộc.

Theo đó, biết bao câu chuyện về tình thầy trò, đạo thầy trò trong lịch sử càng khắc sâu đạo nghĩa quan trọng với người Việt nói chung và Hà Nội nói riêng. Đặc biệt, với trung tâm chính trị, văn hóa, giáo dục của Thủ đô, nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện thầy giỏi, trò hiếu học thì truyền thống ấy càng vừa là đặc trưng, vừa là niềm tự hào của mảnh đất này.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn nhấn mạnh giáo dục phải dạy cho người học cách tự học, học tập suốt đời, lấy tự học làm cốt; nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được, không tiến bộ là thoái bộ.

Sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng tỏa hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời.

Vai trò của người thầy đứng trên bục giảng luôn là biểu tượng cho nhân cách, chuẩn mực đạo đức và là người truyền vào tâm hồn học trò những điều tốt đẹp, gieo mầm thiện để nhân lên những điều thiện trong tâm căn mỗi học trò.

Thầy là người định hướng tri thức để học trò khám phá và tìm tòi. Thầy là người truyền lửa đam mê, khơi lên trong các em ước mơ, hoài bão để thổi bùng lên những khát vọng cao đẹp trong tương lai.

Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn từng khẳng định: “Văn hóa học đường là những gì đang diễn ra trong trường học, đang được sử dụng để vận hành nhà trường, khi đạt tới chuẩn và các giá trị thì đó là văn hóa học đường.

Trong nhà trường, hoạt động quan trọng nhất là dạy và học, quan hệ quan trọng nhất là quan hệ giữa thầy và trò, các giá trị có thể khái quát nhất chính là chân - thiện - mỹ”.

Từng lứa học trò “qua sông”, người thầy vẫn lặng lẽ và bền bỉ với sự nghiệp “lái đò” đầy gian lao và vinh quang. Những “chuyến đò” cập bến tri thức, biết bao con người được ươm mầm ước mơ, chắp cánh cho hoài bão để bay cao, bay xa, đóng góp, dựng xây quê hương, đất nước.

Với vai trò đặc biệt và cao quý như vậy của người thầy, với sự hiếu học, trọng tri thức, “Không thầy đố mày làm nên”, người Thăng Long từ ngàn xưa cho đến ngày nay đều tôn kính, đặt trọn niềm tin ở những người truyền lửa về tri thức và cảm hứng học tập suốt đời.

Hành trang theo suốt cuộc đời

Lòng biết ơn thầy cô giáo không chỉ là một khoảng khắc, một thời điểm mà là hành trang theo chúng ta suốt cả cuộc đời. Bởi lẽ, người thầy không chỉ truyền dạy kiến thức mà còn truyền dạy đạo đức, là tấm gương mẫu mực về ứng xử, về nhân cách.

Mỗi con đường chúng ta đi, mỗi bước ngoặt của cuộc đời, những bài học của thầy cô vẫn giúp chúng ta vững vàng trên hành trình làm người.

Để mỗi tháng 11 về, người Hà Nội nói riêng và đất nước ta nói chung một lần nữa lại được trở về bên thầy cô giáo, bên mái trường xưa, được bày tỏ những lời cảm tạ tận đáy lòng mình với những người mà chúng ta yêu kính suốt đời.

Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người

Nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi, thời đại 4.0, nhất là tại đô thị sôi động như Hà Nội, tình thầy trò sẽ có gì khác với ngày xưa? Nhìn rộng ra, câu trả lời sẽ là: Có điều giống và có điều khác.

Khác là bởi, thời hiện đại sẽ có thêm những mặt tốt và chắc chắn là không thể tránh được những mặt không tốt. Trước hết về mặt tốt, thầy cô giáo ngày càng cập nhật công nghệ hơn, mang đến cho học trò nhiều phương pháp giảng dạy tiên tiến, hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, khoảng cách giữa thầy và trò được kéo gần lại hơn khi ngoài giờ học còn các phương tiện liên lạc hiện đại giúp cho sự tương tác, giao lưu, truyền đạt kiến thức được sâu rộng hơn.

Mặt không tốt dù không phổ biến nhưng vẫn khiến xã hội bận tâm, đó là tình trạng thầy thiếu chuẩn mực, trò chưa được rèn giũa theo nề nếp. Một vài hiện tượng đó đây vẫn xuất hiện và bởi sự quan tâm đặc biệt với lĩnh vực giáo dục, tất cả đều bị lên án, xử lý, trả lại môi trường giáo dục lành mạnh, trong sáng và cao cả cho nhà trường.

Dù vậy, điều tựu chung lại, xã hội có biến thiên đến đâu, sự bất biến trong đạo nghĩa thầy trò vẫn vững vàng qua thời gian. Tôn sư, trọng đạo vẫn là một trong những điều căn cốt làm nên bản chất mỗi con người. Người giáo viên đứng trên bục giảng không chỉ làm tròn mà còn ngày càng làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình.

Các thế hệ học trò không chỉ biết ơn thầy cô giáo, học tập chuyên cần, trở thành người có ích cho xã hội mà luôn ghi nhớ trong lòng hình bóng người cha, người mẹ thứ hai của mình.

Chị Thanh Loan - một người Hà Nội giờ đã lập nghiệp ở phương Nam cho biết năm nào vào tháng 11 chị cũng trở về trường cũ, gặp lại bạn bè, thầy cô giáo, ôn lại những kỷ niệm bên mái trường xưa.

“Dù thường xuyên chuyện trò, tâm sự với cô giáo qua Zalo, Facebook nhưng chúng mình vẫn muốn gặp mặt cô, được trò chuyện, hỏi han sức khỏe của cô giáo. Cô đã nghỉ hưu rồi nhưng chưa bao giờ thôi dạy dỗ chúng mình những bài học về cuộc sống”.

Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người

Còn chị Thu Lê tâm sự không bao giờ có thể quên được những ngày tháng mới bước chân từ huyện ngoại thành Gia Lâm vào Hà Nội học. Môi trường khác hẳn, nhiều bỡ ngỡ, nhiều lạ lẫm, cô giáo của chị không chỉ là người hướng dẫn về kiến thức mà còn như một người chị chăm lo cho những đứa em xa nhà từ nếp ăn ở, sinh hoạt cho đến những kinh nghiệm từ cuộc sống.

Chính bởi vậy, dù ra trường đã lâu nhưng năm nào chị và nhóm bạn cũng sẽ hẹn nhau mời cô giáo gặp gỡ, tâm sự, dành trọn vẹn một ngày bên nhau.

Trong khi đó, anh Hoàng Nam (phụ huynh học sinh lớp 7 tại quận Cầu Giấy) thì thực sự cảm thấy may mắn vì có cô giáo trẻ đồng hành cùng con gái trong lứa tuổi dậy thì rất khó bảo này.

“Con gái rất ương bướng, có xu hướng làm ngược lại những điều bố mẹ dạy nhưng với cô giáo trẻ thì con lại khá cởi mở. Cô giáo trẻ có tâm lý thế hệ tương đồng với con, hiểu được những điều khúc mắc trong lòng con và có những cách “gỡ rối” hiệu quả mà cha mẹ không làm được.

Vì vậy, thay vì gò ép con theo những điều mình mong muốn thì vợ chồng anh giúp con “thả lỏng” tâm lý hơn với các hoạt động vui chơi, học tập cùng bạn bè và thầy cô giáo.

“Không phải phó mặc hoàn toàn con cho cô mà gia đình cùng cô giáo trao đổi thường xuyên qua Zalo, cập nhật tình hình và sự biến chuyển của con để cùng thảo luận, đưa ra những định hướng phù hợp.

Tôi thực sự biết ơn cô giáo vì tâm huyết của cô với nghề, không chỉ truyền dạy kiến thức mà còn đồng hành cùng học sinh trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách”, anh Nam bày tỏ.

“Muốn sang thì bắc cầu kiều / Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”, câu nói của cha ông xưa chúng ta vẫn thuộc nằm lòng cho đến ngày nay.

Truyền thống tôn sư, trọng đạo không chỉ ở mỗi người học mà còn cả ở gia đình, phụ huynh học sinh để cùng nhà trường, xã hội phối kết hợp cùng vì sự nghiệp trồng người cao cả và thiêng liêng.

Đọc thêm

Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố Nhịp điệu cuộc sống

Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố

TTTĐ - Tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm nay, các tài năng trẻ có mặt ở khắp các nhóm từ nghệ sĩ, kiến trúc sư, giám tuyển đến điều phối viên... đang ngày đêm miệt mài làm việc, cống hiến sức lực cho sự thành công của sự kiện. Thông qua đó, tinh thần sáng tạo trẻ được khơi dậy, lan tỏa, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển Người Hà Nội

Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển

TTTĐ - Chiều 16/11, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại liên khu dân cư xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.
Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội Người Hà Nội

Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội

TTTĐ - Diễn ra trong 9 ngày (từ 9/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng

TTTĐ - Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đã có quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô. TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Song, hiện tại, để “giấc mơ” Công viên văn hóa đa chức năng ven sông Hồng thành hiện thực, rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng Người Hà Nội

Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng

TTTĐ - Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực thi luật, giúp các quy định pháp luật thực sự đi vào đời sống.
Thầy nêu gương, trò chuẩn mực Người Hà Nội

Thầy nêu gương, trò chuẩn mực

TTTĐ - Trong những mái trường tại Hà Nội, văn hóa ứng xử có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nhân lên những việc làm tốt, hành động đẹp, giáo dục nếp sống cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng hình ảnh con người Thủ đô đẹp và văn minh hơn.
Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân Giao thông

Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn Nhà nước huy động thì cần tăng cường nguồn lực đầu tư tư nhân để làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại Người Hà Nội

Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại

TTTĐ - Tối 12/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cộng đồng dân cư Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và lãnh đạo huyện Thanh Trì.
Chuyển biến rõ nét từ nghị quyết “5 có, 3 không” Người Hà Nội

Chuyển biến rõ nét từ nghị quyết “5 có, 3 không”

TTTĐ - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, huyện Đông Anh đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Huyện ban hành những nghị quyết chuyên đề như nghị quyết "5 có, 3 không", nhờ đó, đời sống văn hóa cơ sở được nâng cao, các thiết chế văn hóa được đầu tư và phát huy hiệu quả.
Giáo dục đạo đức trong nhà trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Người Hà Nội

Giáo dục đạo đức trong nhà trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

TTTĐ - Giáo dục đạo đức trong nhà trường không những ngăn chặn bạo lực học đường mà còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tương lai cho Thủ đô và đất nước. Bởi lẽ, như khi nói chuyện với học sinh, Hồ Chủ tịch đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đức và tài là hai điều kiện cần và đủ để mỗi cá nhân phát huy năng lực, cống hiến trí tuệ và tâm sức, sống sáng tạo và có trách nhiệm, xây dựng Tổ quốc ngày càng phát triển.
Xem thêm