Tag
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

Người Hà Nội 18/07/2024 08:00
aa
TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

Những xu hướng thời thượng

Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại, giới trẻ ngày nay có xu hướng ưa chuộng những loại đồ uống nhanh, tiện lợi và có hương vị mới lạ như cà phê, trà sữa, nước ngọt có ga.

Các thương hiệu trà sữa nổi tiếng từ Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản và Hàn Quốc đã du nhập và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, tạo nên một cơn sốt chưa từng có. Trà sữa không chỉ thu hút giới trẻ bởi hương vị phong phú mà còn bởi sự đa dạng trong cách trình bày, từ những cốc trà sữa với topping bắt mắt đến việc sử dụng ly nhựa thời trang.

Là bạn trẻ có sở thích đi gặp gỡ bạn bè tại các quán nước hiện đại, bạn Minh Anh (22 tuổi, ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: “Để so sánh với các loại trà truyền thống như trà mạn, trà sen... với các loại trà sữa, trà sáng tạo kiểu mới bây giờ mình có xu hướng thích đi những hàng quán hiện đại hơn. Các nước uống tại đó cũng rất bắt miệng, phù hợp với khẩu vị của mình hơn các loại trà ướp đơn thuần".

Trà sữa là thức uống được nhiều người trẻ yêu thích
Trà sữa là thức uống được nhiều người trẻ yêu thích

Cùng quan điểm với Minh Anh, Hà Minh Phương (25 tuổi, ở quận Ba Đình, Hà Nội) cũng thích tới những quán trà sữa, cà phê thu hút nhiều bạn trẻ hơn so với các quán thuần về trà bởi cảm thấy không gian “không phù hợp lứa tuổi" .

Các quán cà phê và quán trà sữa mọc lên san sát, thu hút một lượng lớn khách hàng trẻ tuổi. Điều này khiến cho văn hóa trà truyền thống phần nào bị thu hẹp lại, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Những không gian quán cà phê hiện đại với thiết kế bắt mắt, wifi miễn phí và dịch vụ chuyên nghiệp đã trở thành lựa chọn ưu tiên của giới trẻ. Họ dễ dàng bị cuốn vào không khí sôi động, hiện đại của các quán cà phê thay vì tìm đến những chén trà thanh tịnh.

Tuy nhiên, bên cạnh sự thịnh hành của các loại đồ uống hiện đại, vẫn có một bộ phận giới trẻ đam mê và trân trọng văn hóa trà truyền thống. Họ nhận thức rõ ràng về giá trị văn hóa và tinh thần mà trà truyền thống mang lại, không chỉ dừng lại ở việc thưởng thức mà còn ở cách pha chế, trình bày và cảm nhận từng ngụm trà. Đặc biệt, trong đó có văn hóa “trà đá vỉa hè" vẫn giữ vững vị thế của mình trong lòng người Hà Nội.

Quán trà đá vỉa hè Hà Nội
Quán trà đá vỉa hè Hà Nội

Các quán trà đá vỉa hè xuất hiện ở khắp các con phố, ngõ hẻm từ thành thị đến nông thôn. Chỉ với vài chiếc ghế nhựa đơn giản, một chiếc bàn nhỏ và một ấm trà đá mát lạnh, những quán trà này đã trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều người.

Giới trẻ thường tụ tập tại các quán trà đá sau giờ học, giờ làm để trò chuyện, chia sẻ những câu chuyện hàng ngày. Chính sự giản dị và gần gũi của trà đá vỉa hè đã tạo nên một không gian thoải mái, không phân biệt đẳng cấp, khiến mọi người dễ dàng kết nối với nhau.

Nỗ lực gìn giữ và phát triển đặc sản nước nhà

Dù đối mặt với nhiều thách thức, người trẻ Việt ngày nay vẫn không ngừng nỗ lực gìn giữ và phát triển hồn cốt dân tộc và văn hóa trà không phải là ngoại lệ. Nhiều tổ chức và cá nhân đã có những hoạt động truyền thông xã hội nhằm truyền bá giá trị văn hóa trà Việt.

Trong đó, nhóm sinh viên Chens team từ trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã thực hiện dự án truyền thông mang tên “Người Việt trẻ thưởng trà,” tổ chức các chuỗi sự kiện và workshop về trà, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Những hoạt động này không chỉ giúp giới trẻ hiểu rõ hơn về văn hóa trà mà còn tạo ra sân chơi để họ trải nghiệm và chia sẻ niềm đam mê, sở thích.

Bên cạnh đó, các mô hình quán trà truyền thống nhưng mang hơi hướng hiện đại cũng đang phát triển mạnh mẽ. Anh Nguyễn Việt Bắc và chị Lê Ngọc Linh, chủ quán Thưởng Trà trên phố Tông Đản, đã duy trì và phát triển quán suốt gần 14 năm. Thưởng Trà quán không chỉ giữ gìn các giá trị truyền thống mà còn cập nhật các xu hướng mới để thu hút giới trẻ, tạo ra một không gian thưởng trà vừa cổ điển vừa hiện đại.

Một góc nhỏ tại Thưởng Trà Quán - Tông Đản, Hà Nội
Một góc nhỏ tại Thưởng Trà quán trên phố Tông Đản, Hà Nội

Một yếu tố khác là sự xuất hiện của các thương hiệu trà nội địa do người trẻ sáng lập. Những thương hiệu này không chỉ tập trung vào chất lượng sản phẩm mà còn chú trọng đến việc gìn giữ các giá trị truyền thống. Họ kết hợp giữa phương pháp chế biến truyền thống và công nghệ hiện đại, tạo ra những sản phẩm trà mang đậm bản sắc Việt nhưng vẫn phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hiện đại.

Nổi bật trong số đó là quán Phê La do chị Nguyễn Hạnh Hoa Founder kiêm CEO thương hiệu sáng lập. Với slogan “Chúng tôi bán Ô Long đặc sản”, Phê La đã khẳng định rõ ràng con đường riêng của mình, đưa trà Ô Long đặc sản đến gần hơn với khách hàng.

Chính sự kiên quyết và tin tưởng vào sản phẩm truyền thống đã giúp Phê La đánh dấu vị thế của mình trong lòng thực khách, đặc biệt là giới trẻ. Trà truyền thống đến với Phê La đã được khoác lên mình một lớp áo mới, thời thượng và sáng tạo nhưng phai nhạt đi dấu ấn truyền sống địa phương.

Trong thế giới hiện đại, văn hóa uống trà của người trẻ đã trở nên đa dạng và sáng tạo hơn bao giờ hết. Những người trẻ không chỉ khám phá và thử nghiệm các loại trà mới lạ mà còn giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của văn hóa trà dân tộc. Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại đã tạo nên một văn hóa trà phong phú và đặc sắc.

Điều này không chỉ phản ánh sự giao thoa giữa các yếu tố cổ điển và mới mẻ, mà còn cho thấy sự tiếp nối và sáng tạo không ngừng của thế hệ trẻ. Văn hóa uống trà đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, mang lại niềm vui và cảm giác kết nối với cội nguồn văn hóa.

Mặc dù xu hướng thưởng trà của giới trẻ Việt Nam ngày nay có nhiều biến đổi, nhưng những nỗ lực gìn giữ và phát triển hồn cốt dân tộc của họ đã và đang góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Điều này không chỉ thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc mà còn là minh chứng cho sự kết nối bền chặt giữa các thế hệ trong việc gìn giữ và phát triển những giá trị văn hóa tinh hoa của đất nước.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Ký ức hào hùng về ngày hội non sông Người Hà Nội

Ký ức hào hùng về ngày hội non sông

TTTĐ - Thời gian 79 năm đã bào mòn sức khỏe, ký ức và thậm chí là nhân số của Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu - tổ chức tập hợp thanh niên ưu tú của Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, thời gian không thể làm lung lay lòng nhiệt thành với cách mạng của họ, dù có người đã bước qua tuổi 100.
Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập Người Hà Nội

Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập

TTTĐ - Đối với mỗi vùng đất, ngoài cảnh sắc thiên nhiên, ẩm thực, di sản… thì văn hóa người dân sở tại cũng là một điều níu chân khách phương xa, thu hút họ quay trở lại nhiều lần sau mỗi chuyến du lịch. Sự mến khách, thân thiện, tấm lòng yêu chuộng hòa bình, mong muốn kết giao với bốn phương và đặc biệt là nét văn minh, sáng tạo của người Hà Nội chính là “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập, để bạn bè quốc tế tìm đến mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Nam thanh nữ tú mặc áo dài đạp xe, ngắm di sản Hà Nội Người Hà Nội

Nam thanh nữ tú mặc áo dài đạp xe, ngắm di sản Hà Nội

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9, sáng 1/9, Sở Du lịch phối hợp Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và Câu lạc bộ Đình làng Việt tổ chức chương trình diễu hành áo dài với tên gọi “Áo dài kết nối du lịch và di sản năm 2024”.
Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh: Nghĩa tình hai thành phố Người Hà Nội

Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh: Nghĩa tình hai thành phố

TTTĐ - Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” đã khép lại nhưng dư âm vẫn lắng đọng trong lòng người dân và du khách những ấn tượng sâu sắc, khó phai. Một Hà Nội vừa lạ vừa quen, xa đó nhưng cũng gần đó và thắm đượm nghĩa tình hai thành phố.
Đón Trung thu truyền thống trong biệt thự Pháp cổ tại Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Đón Trung thu truyền thống trong biệt thự Pháp cổ tại Hà Nội

TTTĐ - Không gian sân vườn, biệt thự của ngôi biệt thự Pháp cổ trên phố Phan Bội Châu đã biến hóa thành những dãy phố phủ đầy đèn lồng, đèn Trung thu cùng vô số gian hàng đồ chơi truyền thống.
Hướng đi nào cho phát triển du lịch cộng đồng ở Bắc Từ Liêm? Người Hà Nội

Hướng đi nào cho phát triển du lịch cộng đồng ở Bắc Từ Liêm?

TTTĐ - Quận Bắc Từ Liêm là nơi hội tụ nhiều di sản văn hoá cùng với truyền thống khoa bảng từ ngàn đời. Những tiềm năng của quận được các chuyên gia văn hóa, nhà khoa học đánh giá là rất phù hợp để phát triển du lịch cộng đồng.
Gắn biển loạt thiết chế văn hóa chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô Nhịp điệu cuộc sống

Gắn biển loạt thiết chế văn hóa chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Sáng 30/8, UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ gắn biển cụm công trình Trường THCS Đồng Trúc và Trung tâm văn hóa xã Đại Đồng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xem thêm