Tag
Những người gìn giữ mo Mường Hà Nội

Bài 5: Để “bảo tàng sử thi” Mường lưu truyền mãi

Người Hà Nội 05/08/2023 09:00
aa
TTTĐ - Với những ý nghĩa và giá trị văn hóa đặc sắc cũng như nguy cơ đang bị mai một, mo Mường cần được các biện pháp bảo vệ cấp thiết và sự tham gia của các cơ quan chức năng, các nhà văn hóa cũng như chính những người trong cuộc. Có như thế “bảo tàng sử thi” của người Mường mới phát huy hết cái hay, cái đẹp của mình với thời gian và được lưu truyền mãi.
Những người gìn giữ mo Mường Hà Nội Những người gìn giữ mo Mường Hà Nội

TTTĐ - Với sự hình thành và phát triển ngàn đời, mo Mường là di sản chứa đựng giá trị của nhiều loại hình văn ...

Bài 2: Nghệ nhân già truyền nhân đời thứ 6 “đi mo” Bài 2: Nghệ nhân già truyền nhân đời thứ 6 “đi mo”

TTTĐ - Đồng chí Bùi Văn Sâm (Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Xuân, Quốc Oai, Hà Nội) dẫn chúng tôi đến thôn Đồng Rằng ...

Bài 3: Thầy mo 9X tâm huyết với văn hóa dân tộc Bài 3: Thầy mo 9X tâm huyết với văn hóa dân tộc

TTTĐ - Vừa làm phúc, vừa để mo Mường không bị mai một theo thời gian, đó là tâm niệm của anh Đinh Xuân Nam ...

Bài 4: Nỗi lo mai một... Bài 4: Nỗi lo mai một...

TTTĐ - Mo Mường gồm các phần chính cấu thành, gồm: Lời mo, diễn xướng, môi trường diễn xướng và con người thực hành diễn ...

Những tín hiệu vui

Trò chuyện với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, nhạc sĩ Trần Hải Đăng - Phó Viện trưởng Viện Âm nhạc, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam hồ hởi cho biết hồ sơ quốc gia đệ trình UNESCO ghi danh mo Mường vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp đã chuẩn bị gần xong. Công trình này do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với các cơ quan, địa phương có người dân tộc Mường sinh sống xây dựng. Viện Âm nhạc (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) là đơn vị tư vấn và thực hiện hồ sơ.

Trải qua rất nhiều khó khăn nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của các tỉnh, thành phố trong đó có Hà Nội cùng các chuyên gia trong lĩnh vực âm nhạc, di sản, những giai đoạn cuối cùng của hồ sơ đang được hoàn tất. Bởi không làm nhanh, không “chạy đua” với thời gian thì mo Mường càng phải đối diện với nguy cơ mai một nhiều hơn, nhất là tại Hà Nội vì số lượng thầy mo còn rất ít.

Nghệ nhân thực hành mo Mường
Nghệ nhân thực hành mo Mường

Với hình thức sử thi phải được diễn xướng, kể bằng lời thơ, bằng âm nhạc, là phần gắn với tâm linh, tình cảm gia đình vì thực hành trong đám tang, đây là lúc mỗi người đều đang rất xúc động nên mo dễ đi vào tâm hồn, vào trí nhớ của họ. Bên cạnh đó, người Mường đều rất coi trọng lễ mo cho trọn vẹn một vòng đời của người thân.

Nhạc sĩ Trần Hải Đăng cũng cho biết, người dân tộc Mường ngày càng nhận thức được giá trị văn hóa quý báu của mo nên có nhiều hình thức để gìn giữ những nét đẹp mà cha ông họ từ bao đời nay truyền lại. Đó là việc sau khi chôn cất người thân theo đúng quy định, họ có thể tiếp tục thực hiện các róong mo, các trường đoạn đã bỏ qua trong tang lễ ở những nghi lễ khác. Điều này vẫn đảm bảo được phần giao lưu với người quá cố và diễn xướng mo được thực hành đúng như truyền thống, không ảnh hưởng tới việc các róong mo bị mai một, vắng bóng trong đời sống hiện đại.

Vì thế, nhạc sĩ Trần Hải Đăng khẳng định, việc bảo tồn và giữ gìn mo Mường trong đời sống hiện đại không phải là quá khó khăn.

PGS. TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thì nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc một di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO đưa vào danh mục cần được bảo vệ khẩn cấp. Điều đó sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong quốc gia thành viên. Khi nâng cao được nhận thức thì sẽ có ý thức để bảo vệ di sản văn hóa đó.

Trong trường hợp cần phải hỗ trợ về mặt khoa học kĩ thuật, chuyên gia, thậm chí có trường hợp cần hỗ trợ kinh phí thì UNESCO cũng hỗ trợ.

Theo công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO thông qua vào năm 2023, khi được ghi vào Danh sách Di sản văn hóa cần được bảo vệ khẩn cấp thì sẽ được Chính phủ đầu tư hơn. Chính quyền địa phương cũng quan tâm hơn, di sản sẽ được lưu giữ trong cộng đồng, tìm được vị trí trong đời sống cộng đồng và sẽ được thực hành tốt hơn. Đặc biệt, những nghệ nhân cũng cảm thấy tự hào, được động viên để gìn giữ, phát huy vốn quý của dân tộc mình.

Chung tay gìn giữ mo Mường

Trong khi đó, di sản văn hoá phi vật thể mo Mường chủ yếu được bảo vệ và phát huy bởi nghệ nhân và cộng đồng dân tộc Mường nên dù có yếu tố thuận lợi từ cộng đồng thì số lượng nghệ nhân còn khá ít như vậy cũng là một thách thức với mo. Trong thời gian tới, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã đề xuất các giải pháp rất cụ thể.

Trước hết, đó là việc nghiên cứu, tư liệu hóa các roóng mo theo trí nhớ của cộng đồng; Dựng phóng sự, xây dựng chuyên đề, tuyên truyền, giới thiệu về di sản; Xây dựng phim khoa học, hồ sơ ảnh và ghi âm về di sản; Thu thập các tài liệu liên quan trong cộng đồng và các viện nghiên cứu về di sản sẽ là những phương pháp hữu hiệu để hình ảnh, lời thơ, diễn xướng mo được lưu truyền lâu bền.

Có được các tài liệu về giá trị đặc sắc, tiêu biểu của di sản mo Mường thì việc tuyên truyền quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử các huyện, thành phố sẽ đạt hiệu quả rõ nét hơn.

Bài 5: Để “bảo tàng sử thi” Mường lưu truyền mãi

Để mo Mường tiếp tục phát huy giá trị trong đời sống hiện đại thì hoạt động duy trì và trao truyền cho thế hệ kế cận là hết sức cần thiết. Mỗi địa phương cần khuyến khích cộng đồng người Mường đào tạo các thế hệ kế cận thực hành di sản mo Mường.

Hàng năm, các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương trong vai trò hỗ trợ sẽ hỗ trợ (địa điểm, kinh phí, học viên…) và phối hợp với cộng đồng mở lớp truyền dạy. Các địa phương cũng cần triển khai nghiên cứu phổ biến, giới thiệu các giá trị đặc sắc, tiêu biểu của di sản Mo Mường trong các trường học trên địa bàn có cộng đồng người Mường sinh sống.

Nhằm động viên, khuyến khích các nghệ nhân đã nỗ lực giữ gìn và bảo vệ di sản thì hoạt động tôn vinh, khen thưởng cho các nghệ nhân thực hành mo Mường là điều cần thiết. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng đề xuất xem xét, lựa chọn và đề nghị công nhận nghệ nhân mo Mường là nghệ nhân ưu tú theo quy định.

Song song với đó, cơ quan chuyên môn cũng cần nghiên cứu xây dựng và ban hành cơ chế chính sách đãi ngộ, tôn vinh người có công bảo tồn, giữ gìn và truyền dạy và học mo Mường cho phù hợp để kịp thời khuyến khích, động viên đội ngũ nghệ nhân quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ nghệ nhân kế cận.

Hà Nội cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng người thực hành trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản mo Mường trong đời sống hiện đại trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật và việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới hỏi và tang ma.

Bài 5: Để “bảo tàng sử thi” của người Mường lưu truyền mãi mãi

Một số địa phương đã tổ chức nghiên cứu, sáng tác để chuyển thể các nội dung đặc sắc, tiêu biểu của mo Mường sang các loại hình sân khấu hóa và đạt được kết quả đáng khích lệ. Do đó, Hà Nội cũng chú ý đến hình thức này.

Phương án tổ chức các buổi tọa đàm, hội nghị chuyên đề về công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị; Nghiên cứu về các giá trị đặc sắc, tiêu biểu của di sản văn hóa mo Mường và những tác động, ảnh hưởng tích cực đối với đời sống xã hội, phát triển kinh tế và gắn phát triển du lịch trên địa bàn Hà Nội cũng được các nhà quản lý văn hóa của Hà Nội đưa ra.

Tiếp theo là giải pháp về chức kết nối, giao lưu giữa những chủ thể văn hóa mo Mường giữa các vùng và các địa phương trong cả nước; Thành lập mạng lưới mo Mường toàn quốc nhằm thống nhất và hỗ trợ lẫn nhau trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể mo Mường.

Cuối cùng, để mo Mường tham gia sâu rộng vào đời sống hiện đại, Hà Nội cần tính đến xây dựng khu không gian bảo tồn di sản văn hóa mo Mường gắn với dịch vụ du lịch; Nghiên cứu, hỗ trợ kinh phí đầu tư, phục hồi, tôn tạo một số di tích tiêu biểu để gắn với môi trường thực hành di sản mo Mường.

Như vậy, cơ quan chức năng cùng các nhà khoa học đã và đang chung tay với người Mường tại Hà Nội nói riêng và người Mường khắp đất nước Việt Nam nói chung trong công cuộc gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa độc đáo này.

Vì thế, chúng ta cũng có niềm tin vững chắc rằng trong thời gian tới, mo Mường sẽ tiếp tục tỏa sáng cho hôm nay và mai sau.

Đọc thêm

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô Người Hà Nội

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô

TTTĐ - Ngày 3/10, tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình gặp mặt phụ nữ tiêu biểu tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ Người Hà Nội

70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ

TTTĐ - Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) bằng một chuỗi các sự kiện văn hóa được tổ chức tại nhiều địa điểm trên khắp thành phố.
Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội Người Hà Nội

Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội

TTTĐ - Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 trên địa bàn Thủ đô nhằm hình thành thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc từ việc đọc sách và xây dựng tủ sách của mỗi gia đình, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Dịu dàng Thu trên phố Người Hà Nội

Dịu dàng Thu trên phố

TTTĐ - Tháng 10 vừa chạm ngõ, gõ cửa từng nhà. Gió thu mơn man dạo qua từng con phố, nẻo đường Hà Nội. Người Thủ đô bao đời nay vẫn yêu mùa Thu đến lạ, đón mùa về tựa như người bạn cũ hồi hương sau chuyến đi xa.
Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024 Người Hà Nội

Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024

TTTĐ - Ngày 1/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa Người Hà Nội

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa

TTTĐ - Chiều 30/9, Hội Nhà báo TP Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết về “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa”. Sự kiện nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân Người Hà Nội

Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân

TTTĐ - Sáng 10/10/1954, Hà Nội ngợp trời rừng cờ, hoa, cổng chào, băng rôn và biểu ngữ. Hàng vạn người dân đổ ra đường, rạo rực trong ngày hội lớn, chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Thúc đẩy tình yêu với sách, bồi đắp văn hóa đọc cho cộng đồng Người Hà Nội

Thúc đẩy tình yêu với sách, bồi đắp văn hóa đọc cho cộng đồng

TTTĐ - Đến với Hội Sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024, các đơn vị xuất bản không chỉ mang đến nguồn bồi đắp tri thức, khai mở tâm hồn mà còn thúc đẩy tình yêu với sách, góp phần phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng. Phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với bà Khúc Thị Hoa Phượng - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam để làm rõ hơn về vấn đề này.
Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công Người Hà Nội

Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công

TTTĐ - Ngày 29/9, tại Cụm di tích Đình, Đền, Miếu khu Thượng (phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội), “Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công" được công nhận nghề truyền thống Hà Nội.
Điểm hẹn mùa thu, "kho vàng" tri thức Nhịp điệu cuộc sống

Điểm hẹn mùa thu, "kho vàng" tri thức

TTTĐ - Diễn ra vào dịp cuối thu hàng năm, Hội Sách Hà Nội vừa là điểm hẹn của người yêu sách, vừa là "kho vàng" để mỗi người bồi đắp tri thức và tâm hồn mình thông qua những ấn phẩm được chọn lựa.
Xem thêm