Tag
Những người gìn giữ mo Mường Hà Nội

Bài 4: Nỗi lo mai một...

Người Hà Nội 04/08/2023 08:00
aa
TTTĐ - Mo Mường gồm các phần chính cấu thành, gồm: Lời mo, diễn xướng, môi trường diễn xướng và con người thực hành diễn xướng mo, trong đó lời mo gắn liền với người diễn xướng chiếm vị trí quan trọng nhất. Người Mường tha thiết với mo nhưng thầy mo ít dần đi, lời mo thế hệ trẻ ít người thuộc. Đó là một trong những nguyên nhân khiến mo Mường mai một dần…
Những người gìn giữ mo Mường Hà Nội Những người gìn giữ mo Mường Hà Nội

TTTĐ - Với sự hình thành và phát triển ngàn đời, mo Mường là di sản chứa đựng giá trị của nhiều loại hình văn ...

Bài 2: Nghệ nhân già truyền nhân đời thứ 6 “đi mo” Bài 2: Nghệ nhân già truyền nhân đời thứ 6 “đi mo”

TTTĐ - Đồng chí Bùi Văn Sâm (Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Xuân, Quốc Oai, Hà Nội) dẫn chúng tôi đến thôn Đồng Rằng ...

Bài 3: Thầy mo 9X tâm huyết với văn hóa dân tộc Bài 3: Thầy mo 9X tâm huyết với văn hóa dân tộc

TTTĐ - Vừa làm phúc, vừa để mo Mường không bị mai một theo thời gian, đó là tâm niệm của anh Đinh Xuân Nam ...

Thiếu tầng lớp kế cận

Kết quả kiểm kê tại đề án tổng kiểm kê và bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn Hà Nội năm 2016 có 8 người thực hành nghề mo (nghệ nhân mo Mường). Năm 2022, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tiến hành kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể mo Mường có 7 nghệ nhân mo Mường. Trong đó, 6 nghệ nhân đang thực hành thường xuyên, 1 nghệ nhân do tuổi cao đã lẫn và không còn thực hành nữa và nghệ nhân đã mất và không có người kế cận. Trẻ nhất là nghệ nhân Đinh Xuân Nam sinh năm 1994 ở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Phần lớn các nghệ nhân đều cao tuổi và chưa có truyền nhân. Các bài mo chủ yếu được truyền miệng, chưa được ghi chép biên tập để người đời sau có thể hiểu một cách tường tận, có hệ thống về di sản văn hóa của dân tộc mình.

Các thầy mo đang thực hành mo Mường
Các thầy mo đang thực hành mo Mường

Tâm sự với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, nghệ nhân Nguyễn Thị Bí (thôn Đồng Rằng, Quốc Oai, Hà Nội) cũng không giấu được nỗi buồn. Con trai bà không biết mo. Vì thế, bà rất lo lắng sau này bà về với ông bà tổ tiên rồi thì gia đình có ai còn làm mo nữa hay không, có bị đứt gãy truyền thống 6 đời “đi mo” hay không?

Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Hiện (ở thôn Đồng Rằng, Quốc Oai, Hà Nội) tại địa phương, 90% người lớn thì vẫn nói chuyện với nhau bằng tiếng dân tộc Mường nhưng trẻ con từ 10 tuổi trở xuống là nói tiếng phổ thông. Mặc dù nghe người lớn nói các cháu vẫn hiểu nhưng không nói được. Vì thế, việc giới trẻ nghe mo, hiểu mo nhưng không thể thực hành, diễn xướng mo là một thiệt thòi cho người Mường hôm nay và mai sau.

Theo thời gian, cơ hội thực hành và gìn giữ những giá trị văn hóa độc đáo của mo Mường nói chung dần bị thu hẹp lại và có nguy cơ mai một cần phải có kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị kịp thời.

Vì thế, năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo chọn lựa mo Mường là di sản văn hóa phi vật thể cần xây dựng Hồ sơ quốc gia đệ trình UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Trước tình hình đó, tháng 2/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyết định ghi danh Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai thuộc TP Hà Nội vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Túi két trong thực hành mo Mường của các nghệ nhân
Túi khót và các hiện vật trong thực hành mo Mường của các nghệ nhân

Trong những năm qua, TP Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình, đề án nhằm bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong đó có dân tộc Mường, như: “Khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số huyện Ba Vì giai đoạn 2015 - 2020”; Bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của cộng đồng đồng bào DTTS với chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2015 - 2020.

Hiện nay, Hà Nội đang thực hiện Đề án Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội.

UBND thành phố Hà Nội cũng giao Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hòa Bình xây dựng Bộ hồ sơ quốc gia về di sản văn hóa mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh trong Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể bảo vệ khẩn cấp.

Không nản lòng

Mo trong tang lễ của dân tộc Mường tại Hà Nội về cơ bản vẫn được gìn giữ, bồi đắp, thực hiện tương đối đầy đủ các nghi lễ mo trong tang ma cổ truyền, trang phục, công cụ, lễ vật không thay đổi. Theo lời kể hồi cố của các thầy mo, mo trong tang lễ cổ truyền của người Mường kéo dài khoảng 12 ngày đêm (có những đám ma có thể đến 14 - 16 ngày đêm). Trong một đám ma có thể cần 2 đến 3 thầy thay nhau mo.

Bài 4: Nỗi lo mai một...
Các vật dụng của thầy mo: Đồng tiền để xin đài âm dương, hòn đá để bảo vệ thầy mo, nang hổ thể hiện sức mạnh, quyền uy của thầy mo

Ngày nay, theo quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang không để thi thể trong nhà quá 48h nên các roóng mo được rút ngắn lại, chọn lọc cho phù hợp.

Chẳng hạn, trước đây đám tang kéo dài, ông mo dẫn vía đi chơi như: Đi chợ sông Tị (chợ chàng Khò chàng Khen), mo vườn hoa (wần wa), chơi chúa quan, lên trời xin tuông, đi quốc nam (xuống âm phủ), mo trống đồng (mo khau), mo trâu (tiẽ tlu)… và phải nhiều ngày đêm vía mời thăm thú hết các nơi.

Bây giờ, các lễ nghi diễn ra chỉ trong vòng một đêm nên thầy mo chỉ đủ thời gian để điểm tên các địa điểm, mà lược bớt các roóng mo, kể các câu chuyện trên đường đi lên trời.

Trong phần mo kể chuyển có: Mo đẻ đất - đẻ nước, đẻ ra muôn loài; Mo cốn chu kẻo lội - đọc moong - cổn chu kéo lội - săn muông… nhưng hiện nay, không còn đủ thời gian để thầy mo mo nội dung này. Liên quan đến vòng đời của con người khi chết, gồm có lễ cúng mo quan trọng là cúng mo tại đám tang và lễ giỗ đầu.

Các nghi thức được đơn giản hoá đi, nghi thức hành lễ nhanh gọn, thời gian chịu tang rút ngắn và những kiêng kỵ trong và sau đám tang cũng được đơn giản hoá. Trước đây, gia đình có người mất phải chịu tang 3 năm nhưng hiện nay rút ngắn còn một năm. Có những gia đình có con cháu đến tuổi dựng vợ gả chồng thì rút xuống làm lễ 100 ngày và mãn tang.

Trưởng phòng Quản lý di sản, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Phạm Thị Lan Anh cho biết: "Nghi thức tang ma - nơi thực hành mo Mường một cách sinh động nhất, nhưng lại có nhiều nghi lễ khiến thời gian tang ma kéo dài. Điều này không phù hợp với nếp sống văn hóa mới. Khi vận động xây dựng việc tang văn minh, tiến bộ, việc điều chỉnh là cần thiết nhưng một số cán bộ địa phương không nhận thức đầy đủ nên đã "cắt xén" quá mức, điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến bảo tồn mo Mường".

Bài 4: Nỗi lo mai một...
Chuông làm bằng đồng, trong có quả lắc, phía trên có cán nhỏ để thầy mo cầm lắc khi diễn xướng, dùng để gọi, báo cho phần âm biết khi thầy mo làm lễ; Con dao thể hiện cho quyền năng của thầy mo thực thi thuật pháp

Vì vậy, để những cán bộ văn hóa nhận thức được đúng với yêu cầu của nghi lễ, bảo tồn được giá trị của mo Mường là một việc làm hết sức cần thiết. Trong khi đó, với thầy mo trẻ như Đinh Xuân Nam, sự giản lược này không ảnh hưởng đến việc lưu truyền mo Mường. Bởi anh vẫn sẽ tiếp tục kể những bài mo đó cho con cháu nghe, thông qua cách truyền miệng ngàn đời của dân tộc mình.

Bên cạnh đó, thầy mo thế hệ 9X cũng bày tỏ rằng mình rất mong muốn sẽ thành lập được Hội mo Mường của 3 huyện Ba Vì, Quốc Oai, Thạch Thất trên địa bàn Hà Nội. Khi đó, những thầy mo có kinh nghiệm sẽ cùng nhau trao đổi, hoàn thiện, bổ sung cho nhau những kiến thức về mo mà mình thực hành và nhớ được. Điều quan trọng nhất là mở lớp để dạy cho con cháu, các thế hệ trẻ ngày nay.

Dù vậy, số người còn thực hành mo Mường trên địa bàn Hà Nội còn rất ít nên việc thành lập hội khá khó khăn và chưa thể ngày một ngày hai mà thực hiện được.

Dưới đã có đất

Trên đã có trời

Đã có chu chương mường nước

Nhưng chưa có ngày có tháng

Chưa biết đưa ngày nào ra trước

Rước ngày nào ra sau

...

Đồn rằng

Mường lớn nhất có ông Thu Tha

Mường lớn nhì có bà Thu Thiên

Đứng ra truyền làm năm làm tháng

Đặt ra rằng:

Một năm có 12 tháng

Một tháng có 30 ngày

Có năm đầy năm vơi

Có tháng no tháng thiếu

Lấy tháng đủ trước là tháng giêng

Gọi là tháng đầu năm

Cho tằm leo lên lá

(Trích sử thi "Đẻ đất đẻ nước")

(Còn nữa)

Đọc thêm

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô Người Hà Nội

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô

TTTĐ - Ngày 3/10, tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình gặp mặt phụ nữ tiêu biểu tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội Người Hà Nội

Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội

TTTĐ - Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 trên địa bàn Thủ đô nhằm hình thành thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc từ việc đọc sách và xây dựng tủ sách của mỗi gia đình, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Dịu dàng Thu trên phố Người Hà Nội

Dịu dàng Thu trên phố

TTTĐ - Tháng 10 vừa chạm ngõ, gõ cửa từng nhà. Gió thu mơn man dạo qua từng con phố, nẻo đường Hà Nội. Người Thủ đô bao đời nay vẫn yêu mùa Thu đến lạ, đón mùa về tựa như người bạn cũ hồi hương sau chuyến đi xa.
Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024 Người Hà Nội

Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024

TTTĐ - Ngày 1/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa Người Hà Nội

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa

TTTĐ - Chiều 30/9, Hội Nhà báo TP Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết về “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa”. Sự kiện nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân Người Hà Nội

Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân

TTTĐ - Sáng 10/10/1954, Hà Nội ngợp trời rừng cờ, hoa, cổng chào, băng rôn và biểu ngữ. Hàng vạn người dân đổ ra đường, rạo rực trong ngày hội lớn, chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công Người Hà Nội

Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công

TTTĐ - Ngày 29/9, tại Cụm di tích Đình, Đền, Miếu khu Thượng (phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội), “Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công" được công nhận nghề truyền thống Hà Nội.
Điểm hẹn mùa thu, "kho vàng" tri thức Nhịp điệu cuộc sống

Điểm hẹn mùa thu, "kho vàng" tri thức

TTTĐ - Diễn ra vào dịp cuối thu hàng năm, Hội Sách Hà Nội vừa là điểm hẹn của người yêu sách, vừa là "kho vàng" để mỗi người bồi đắp tri thức và tâm hồn mình thông qua những ấn phẩm được chọn lựa.
Khẳng định tinh thần trách nhiệm của nhà báo với văn hóa Thủ đô Người Hà Nội

Khẳng định tinh thần trách nhiệm của nhà báo với văn hóa Thủ đô

TTTĐ - Tối 28/9, tại Hoàng thành Thăng Long đã diễn ra lễ trao Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII - năm 2024. Báo Tuổi trẻ Thủ đô đạt giải C và 2 giải Khuyến khích.
Lễ trao giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII Người Hà Nội

Lễ trao giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII

TTTĐ - Tối 28/9, Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội tổ chức trao Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII - năm 2024 tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Đây là sự kiện quan trọng trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xem thêm