Tag

Yên Bái: Một ngày thu hoạch quế cùng người dân Trấn Yên

Nông thôn mới 26/04/2023 14:00
aa
TTTĐ - Những năm qua, cây quế đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực để phát để phát triển kinh tế cho người dân vùng cao huyện Trấn Yên, Yên Bái. Đến nay, toàn huyện có gần 20.000ha quế. Việc phát triển cây quế vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn nước, nâng độ che phủ rừng.
Vinasamex: Nâng tầm thương hiệu quế, hồi trên bản đồ hương liệu thế giới Yên Bái: Diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng tại xã Lương Thịnh Tỉnh đoàn Yên Bái gắn biển trao nhà đại đoàn kết cho gia đình có công với cách mạng Trường Tiểu học thị trấn Yên Viên nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Yên Bái: Bổ sung khu công nghiệp Trấn Yên vào quy hoạch
Yên Bái: Một ngày thu hoạch quế cùng người dân Trấn Yên
Rừng quế ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Trong những năm qua, Huyện ủy Trấn Yên đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề, chương trình hành động về phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và xây dựng Nông thôn mới. Trong đó, cây quế được xác định là cây chủ lực để phát triển kinh tế rừng của huyện.

Hiện nay, diện tích quế trên địa bàn huyện Trấn Yên là 19.924ha, tập trung nhiều tại các xã: Tân Đồng khoảng 1.915ha, Kiên Thành 2.779ha, Hồng Ca trên 2.526ha, Y Can 2.166ha, Lương Thịnh 2.221ha, Hòa Cuông 1.199ha... Trong đó, vùng quế chuyên canh hữu cơ là 8.100ha; Diện tích đạt tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn Việt Nam hơn 2.200ha.

Yên Bái: Một ngày thu hoạch quế cùng người dân Trấn Yên
Người dân Trấn Yên thu hoạch quế

Quế là loại cây có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, chi phí trồng thấp, tốn ít công chăm sóc, ước tính người dân đầu tư chỉ hơn 10 triệu đồng mỗi héc ta. Sau 5 - 10 năm, cây đã có thể cho khai thác. Đặc biệt, tất cả các bộ phận của cây quế từ vỏ đến thân, lá, cành đều có giá trị.

Sản lượng thu hoạch và giá trị thu nhập từ cây quế tại huyện Trấn Yên tăng từng năm, từ đó góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nhiều hộ dân ở các xã vùng cao trên địa bàn.

Yên Bái: Một ngày thu hoạch quế cùng người dân Trấn Yên
Người dân Trấn Yên tập trung sản xuất quế sạch, an toàn với môi trường

Đến nay, sản lượng vỏ quế khô hàng năm trên địa bàn huyện Trấn Yên xuất bán ra thị trường đạt từ 4.000 - 5.000 tấn, đem lại thu nhập trên 400 tỷ đồng. Sản phẩm gỗ quế được cung cấp cho các cơ sở chế biến ván bóc, ván ghép thanh, các xưởng xẻ với sản lượng trung bình hàng năm đạt 40.000m2, trị giá trên 100 tỷ đồng. Ngoài ra, người dân còn chặt tỉa cành, lá theo chu kỳ bán cho các cơ sở chiết xuất tinh dầu quế trên địa bàn huyện với sản lượng trên 10.000 tấn lá tươi, trị giá khoảng 20 tỷ đồng.

Yên Bái: Một ngày thu hoạch quế cùng người dân Trấn Yên
Người dân bóc tách vỏ quế

Phát triển kinh tế từ trồng rừng, trồng cây quế không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp phòng hộ đầu nguồn, chống xói mòn, duy trì nguồn nước. Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực thu mua, chế biến và xuất khẩu sản phẩm quế đã góp phần giải quyết việc làm mang lại thu nhập ổn định, nâng cao đời sống cho người dân.

Yên Bái: Một ngày thu hoạch quế cùng người dân Trấn Yên

Sản xuất quế hữu cơ là hướng đi phù hợp với xu thế phát triển hiện nay, góp phần nâng cao giá trị kinh tế và xây dựng thương hiệu quế Trấn Yên. Trong những năm tới, huyện phấn đấu nâng diện tích sản xuất quế hữu cơ và đưa cây quế trở thành ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Đọc thêm

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc Nông thôn mới

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc

TTTĐ - Sáng 3/10, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai mạc "Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 năm 2024". Hội chợ có quy mô 100 gian hàng tiêu chuẩn và trên 1.000 m2 diện tích đất trưng bày được thiết kế, trang trí đặc biệt.
Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu Nông thôn mới

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Có thể thấy, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, việc nghiên cứu đưa ra các phương pháp canh tác nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai Nông thôn mới

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai

TTTĐ - Sau khi bão và hoàn lưu bão đi qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã và đang chuẩn bị mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả, khôi phục lại sản xuất nông nghiệp sau khi nước lũ rút nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trong thời gian sớm nhất.
Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3 Nông thôn mới

Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

TTTĐ - TP Hà Nội đã triển khai một số chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất với tổng số kinh phí trong giai đoạn 2024-2025 là 2.346,18 tỷ đồng.
Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ Nông thôn mới

Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ

TTTĐ - Từng là nhữn g vùng quê trù phú, giờ đây, nhiều cánh đồng, trang trại, bãi bồi… tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trở nên tan hoang, xơ xác sau cơn bão số 3 và trận mưa lũ lịch sử. Phần lớn lúa, hoa màu, cây cảnh, vật nuôi… của bà con nông dân đều ra đi sau cơn thịnh nộ của đất trời. Ước tính thiệt hại của ngành nông nghiệp Thủ đô sau trận bão, lũ vừa qua lên tới trên 2.286 tỷ đồng.
Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ Nông thôn mới

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ

TTTĐ - Hơn hai tuần kể từ khi cơn bão số 3 (YAGI) đổ bộ vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nền nông nghiệp Thủ đô dường như trở về “con số 0”. Lúa, hoa màu, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm… đều bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, kéo theo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung hàng hóa, thực phẩm cho người dân Thủ đô trong những tháng cuối năm. Vậy thành phố, các ban, ngành có giải pháp, chính sách như thế nào trong công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, giúp ngành nông nghiệp“vượt bão”, tiếp tục giữ vững vai trò là lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô?
Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Với những lợi thế sẵn có tỉnh Quảng Nam hoàn toàn có thể xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.
Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ Nông thôn mới

Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, đề xuất nhu cầu hỗ trợ để phát triển sản xuất cây vụ Đông, khôi phục sản xuất, bù đắp sản lượng lương thực, thực phẩm bị thiếu hụt do ảnh hưởng của bão, lũ.
Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước Nhịp sống phương Nam

Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước

TTTĐ - Tỉnh Bạc Liêu đã đứng đầu cả nước về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm (Khu công nghệ cao phát triển tôm) với mục tiêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.
Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025 Nhịp sống phương Nam

Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025

TTTĐ - Nước ta có 21 tỉnh ven biển sản xuất muối và lần đầu tiên, Festival nghề muối Việt Nam- Bạc Liêu “Hành trình trăm năm nghề muối - Đời người” sẽ diễn ra vào quý I/2025 với chủ đề: Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam.
Xem thêm