Tag

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng đến sớm hơn mọi năm

Môi trường 24/08/2021 16:47
aa
TTTĐ - Tổng lượng dòng chảy trong mùa khô 2021 - 2022 từ thượng nguồn sông Mê Công về hạ lưu ở mức thiếu hụt từ 5-10% so với trung bình nhiều năm. Do đó, các chuyên gia nhận định tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long đến sớm và ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, khả năng tương đương mùa khô năm 2020 - 2021.
Chủ động ứng phó xâm nhập mặn, thiếu nước tại Đồng bằng sông Cửu Long Ảnh hưởng của thiên tai đến các khu vực biển Việt Nam Nước lũ về thấp, nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn sẽ khốc liệt Cần có giải pháp khẩn cấp, bền vững để ứng phó thiên tai

Theo ông Hoàng Văn Đại, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, tổng lượng dòng chảy trong mùa khô 2021 - 2022 từ thượng nguồn sông Mekong về hạ lưu ở mức thiếu hụt từ 5-10% so với trung bình nhiều năm nhưng cao hơn mùa khô năm 2019 - 2020 khoảng 15-25%. Tổng lượng nước về Đồng bằng sông Cửu Long (tính đến trạm Kratie, Campuchia) khoảng 83 tỷ m3, thiếu hụt so với trung bình nhiều năm khoảng 2,5 tỷ m3.

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long đến sớm và ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, khả năng tương đương mùa khô năm 2020 - 2021, 2016 - 2017, không nghiêm trọng như mùa khô 2019 - 2020.

Từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 7 năm nay, mực nước trên sông Mekong biến đổi chậm, xuất hiện một đợt lũ nhỏ trên sông Mekong, biên độ lũ lên tại các trạm trên dòng chính từ 2-5m, đỉnh lũ tại các trạm ở mức thấp, sau đó xuống dần.

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng đến sớm hơn mọi năm
Theo dự báo xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng đến sớm hơn mọi năm

Đề cập đến tổng lượng mưa tại Đồng bằng sông Cửu Long, ông Hoàng Văn Đại cho biết, từ tháng 9 năm nay đến tháng 2/2022, tổng lượng mưa phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 10-40%. Mùa mưa tại khu vực có khả năng kết thúc muộn, trong những tháng mùa khô có thể xuất hiện mưa trái mùa.

Cụ thể, tổng lượng mưa tại thượng lưu sông Mekong phổ biến thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 15-30%, riêng tháng 9 và 10 có khả năng cao hơn từ 15-30%.

Trung lưu sông Mekong tổng lượng mưa tháng 9 ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, tháng 10 và 11 phổ biến cao hơn từ 20-40%, từ tháng 12/2021 đến tháng 2/2022 tổng lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm từ 10-25%.

Hạ lưu sông Mekong từ tháng 10/2021 đến 1/2022, tổng lượng mưa đều có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm từ 15-30%, riêng tháng 9/2021 và tháng 2/2022, tổng lượng mưa xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Đối với tình hình lũ năm 2021 ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đỉnh lũ năm 2021 tại đầu nguồn sông Cửu Long (trạm Tân Châu và Châu Đốc, tỉnh An Giang) dao động ở mức báo động 1 và xuất hiện muộn (khoảng giữa tháng 10); Mực nước đỉnh lũ các trạm vùng hạ nguồn sông Cửu Long phổ biến ở mức báo động 2 - báo động 3, có nơi trên báo động 3, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại một số vùng trũng thấp, ven sông, đặc biệt tại Cần Thơ, Vĩnh Long.

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng đến sớm hơn mọi năm
Hạn, mặn năm 2020 đã gây thiệt hại khoảng 42.000ha lúa Đông Xuân, trong đó mất trắng 26.000ha

Ông Hoàng Văn Đại cho biết, Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến lũ, hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long và thường xuyên cập nhật thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, bảo đảm đời sống, sản xuất trong khu vực trong bối cảnh dịch bệnh còn phức tạp.

Theo số liệu thống kê, hạn, mặn mùa khô năm 2019-2020 đã xảy ra nghiêm trọng hơn mùa khô năm 2016 với ranh mặn 4g/lít xâm nhập 57km theo sông Hàm Luông, sâu hơn trung bình nhiều năm tới 24km.

Vào tháng 1/2020, xâm nhập mặn tiếp tục gia tăng, lấn vào các vùng cửa sông Cửu Long từ 45-66km, sâu hơn mùa khô năm 2016 từ 6-17km. Vào tháng 2/2020, ranh mặn 4g/lít lấn sâu vào sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây tới 110km. Tháng 5/2020, phạm vi mặn tiếp tục dao động ở mức cao với ranh mặn 4g/lít sâu khoảng 130km trên sông Vàm Cỏ Tây và giảm độ mặn vào tháng 6.

Hạn mặn năm 2020 đã gây thiệt hại khoảng 42.000 ha lúa Đông Xuân, trong đó mất trắng 26.000ha. Trên đất lúa - tôm, hạn mặn đã làm cho khoảng 16.500ha lúa mùa ở tỉnh Cà Mau bị thiệt hại, trong đó mất trắng là 14.000ha.

Đối với cây ăn trái, hạn mặn năm 2020 đã gây thiệt hại khoảng 25.000ha, trong đó khoảng 11.000ha bị thiệt hại trên 70%. Các tỉnh bị thiệt hại nhiều nhất gồm Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh.

Đọc thêm

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Xem thêm