Tag

Vang mãi tinh hoa nghề đúc đồng Ngũ Xã

Người Hà Nội 19/07/2023 08:00
aa
TTTĐ - Trong những làng nghề truyền thống xưa của Hà Nội, đúc đồng Ngũ Xã thuộc vào hàng tinh hoa. Dấu ấn tác phẩm của nơi này còn bền vững và vang mãi, gắn với những địa danh nổi tiếng của Thủ đô và đất nước.
Nghệ nhân làng Ước Lễ đưa thương hiệu giò chả vươn xa Độc đáo sản phẩm mây tre đan ở làng nghề trăm tuổi "Làn gió mới" từ làng nghề quạt Chàng Sơn

Tinh hoa bậc nhất nghề Việt

Theo sử sách ghi lại vào thời Lê (1428 - 1527), để có tiền và đồ thờ tế lễ cho nhà vua, triều đình đã tập hợp một số nghệ nhân và thợ đúc đồng có tay nghề cao ở 5 xã thuộc huyện Siêu Loại (nay là Thuận Thành, Bắc Ninh) là Đông Mai, Châu Mỹ, Lộng Thượng, Điện Tiền và Đào Viên về Thăng Long, chọn vùng đất ven hồ Trúc Bạch lập làng nghề đúc đồng Ngũ Xã.

Làng đúc đúc đồng Ngũ Xã khi xưa (Ảnh tư liệu)
Làng đúc đúc đồng Ngũ Xã khi xưa (Ảnh tư liệu)

Làng Ngũ Xã nằm bên hồ Trúc Bạch, thuộc thôn Ngũ Xã, tổng Thuận Thành, huyện Vĩnh Thuận, phía Tây thành Thăng Long. Khi chưa có đê Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên), hồ Trúc Bạch thông với Hồ Tây, tạo nên một vùng hồ nước mênh mông, bao bọc xung quanh làng Ngũ Xã, chỉ có con đường độc đạo dẫn vào làng. Chính vì vậy, có thể hình dung về địa thế làng Ngũ Xã như một bán đảo. Đây là điều kiện phù hợp để phát triển làng nghề, thuận lợi cả đường bộ lẫn đường thủy trong hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và trao đổi, mua bán sản phẩm.

Ngay từ khi lập làng, người dân đã coi nghề thủ công đúc đồng là nghề sản xuất chính, mang tính chuyên nghiệp. Dân cư làng Ngũ Xã trong giai đoạn này khá đồng nhất về mặt nghề nghiệp. Đại bộ phận dân cư trong làng tập trung chủ yếu phục vụ cho quá trình sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ các sản phẩm của làng nghề.

Tại đây, dân làng lập thành phường nghề gọi là phường đúc đồng Ngũ Xã. Vì đất đai ở đây nhỏ, hẹp chưa đầy 0,23km2, nên người dân Ngũ Xã không một ai làm nghề nông mà chủ yếu làm nghề đúc đồng thủ công.

Nghệ nhân làng nghề thực hiện các sản phẩm đúc đồng
Nghệ nhân làng nghề thực hiện các sản phẩm đúc đồng

Tập trung những thợ giỏi, lành nghề lại chuyên làm những mặt hàng tinh xảo, đòi hỏi kĩ thuật cao, mẫu mã đa dạng phục vụ cho kinh thành nên chả mấy chốc đồ đồng của Ngũ Xã trở thành tuyệt phẩm thời bấy giờ.

Để nói về độ nổi tiếng và uy tín của làng nghề Ngũ Xã, người dân Thăng Long có câu:

Lĩnh hoa Yên Thế,

Đồ gốm Bát Tràng,

Thợ vàng Định Công,

Thợ đồng Ngũ Xã.

Như vậy, với lịch sử hình thành khá lâu đời, tính đến nay khoảng 500 năm, làng nghề Ngũ Xã không chỉ mang lại giá trị, danh tiếng cho người làng qua nhiều đời mà còn góp phần vào việc định hình những làng nghề tinh hoa của Thăng Long - Hà Nội, để nơi đây là chốn tập trung của những gì tinh túy vào bậc nhất của đất nước.

Những sản phẩm nổi tiếng

Thành công của người Ngũ Xã được thể hiện rất rõ nét qua những sản phẩm bằng đồng suốt mấy trăm năm qua. Với mắt nhìn chuẩn xác, đôi tay khéo léo, sự thông minh sáng tạo và đức tính cẩn trọng, nghệ nhân nơi đây đã tạo ra những tác phẩm đồng nghệ thuật nhận được nhiều sự thán phục từ khách hàng hay những ai yêu thích các sản phẩm đồ đồng.

Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ (đền Quán Thánh)
Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ (đền Quán Thánh)

Từ xưa làng nghề Ngũ Xã đã rất nổi tiếng cả trong và ngoài thành Thăng Long nhờ kỹ thuật đúc tượng đồng, trống đồng, đồ thờ bằng đồng, chuông đồng, tranh đồng với những nét tinh hoa bậc nhất. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử những sản phẩm đúc đồng của làng Ngũ Xã trước đây và cả hôm nay vẫn khẳng định được sự tinh xảo, tính nghệ thuật và thể hiện được tâm hồn của những nghệ nhân kinh thành Thăng Long xưa và nay. Nhiều tác phẩm đã được coi là kiệt tác của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam.

Hai tác phẩm nghệ thuật nổi bật nói lên trí tuệ, tài năng, bản sắc, giàu sáng tạo của các nghệ nhân, thợ đúc đồng Ngũ Xã là tượng đồng đen Trấn Vũ, còn gọi là tượng Huyền Thiên Trấn Vũ đặt tại đền Quán Thánh và pho tượng Phật Di Đà được đặt tại chùa Thần Quang ngay trên đất làng.

Tượng A di đà chùa Thần Quang
Tượng A di đà chùa Thần Quang

Làng Ngũ Xã không chỉ lưu truyền cho muôn đời là làng nghề thủ công nổi tiếng của đất Thăng Long mà còn để lại những di tích mang đậm giá trị lịch sử - văn hóa, với chùa Ngũ Xã hay còn gọi là chùa Thần Quang và đình Ngũ Xã.

Đặc biệt, ngôi đền Quán Thánh nằm bên Hồ Tây chính là điểm dừng chân của rất nhiều đoàn khách trong và ngoài nước. Giá trị lịch sử của ngôi đền trấn phía Bắc kinh thành Thăng Long xưa hẳn được tăng lên rất nhiều bởi pho tượng uy nghi, bền mãi với thời gian do người làng Ngũ Xã tạo nên. Đó cũng là niềm tự hào của đời đời nghệ nhân và người dân trong làng nói riêng cũng như niềm tự hào của người Hà Nội nói chung.

Lòng yêu nghề còn vững như đồng

Từ cuối thế kỷ XXI, làng nghề đúc đồng Ngũ Xã đã bị ảnh hưởng rất nhiều từ quá trình đô thị hóa. Nghề đúc đồng truyền thống đã bị thu hẹp lại, không còn đông đảo và sôi động được như trước nữa.

Sản phẩm của làng đúc đồng Ngũ Xã
Sản phẩm của làng đúc đồng Ngũ Xã

Nếu giờ bạn tìm đến làng đúc đồng Ngũ Xã sẽ không còn nhìn thấy cảnh tượng khói lửa đúc đồng nghi ngút như xưa nữa. Xã hội phát triển, đô thị hóa nhanh như cơn lốc, người dân có cái nhìn khác, cuộc sống khác.

Sự xuất hiện của những khu phố kinh doanh ẩm thực mới, những món ăn lạ mắt, nổi tiếng, thậm chí là độc quyền được giới thiệu đến những người dân Hà Nội yêu thích ẩm thực cũng góp phần mang đến diện mạo mới cho ngôi làng ven hồ Tây thơ mộng này.

Dù vậy, trong làng vẫn còn những người đã theo nghề và có lòng nhiệt huyết với nghề này. Ngày ngày, họ cố gắng gìn giữ, nhen nhóm những ngọn lửa cuối cùng của làng nghề để nuôi dưỡng đam mê, nối dài truyền thống.

Vang mãi tinh hoa nghề đúc đồng Ngũ Xã

Hiện tại Ngũ Xã có chùa Ngũ Xã xây từ thế kỷ XVIII thờ Phật và ông tổ nghề đúc đồng Nguyễn Minh Không cùng đền Ngũ Xã thờ Mẫu. Những người còn theo nghề hiện chủ yếu chế tác những mặt hàng đồ đồng thủ công mỹ nghệ như đỉnh đồng, chuông đồng hay mâm đồng, tượng đồng... Những sản phẩm này vẫn có chỗ đứng trong đời sống hiện đại, có giá trị nghệ thuật cao, được nhiều người yêu thích.

Dẫu biết rằng trong nhịp sống hiện đại hối hả, phần lớn giới trẻ, các GenZ hiện nay đã không còn nhiều sự đam mê, nhẫn nại, quyết tâm và sự yêu thích với nghề truyền thống nhưng chừng nào những sản phẩm đúc đồng còn phát huy giá trị trong cuộc sống, chừng đó còn có những trái tim nhiệt huyết muốn cháy bập bùng cùng ánh lửa đúc đồng Ngũ Xã.

Đọc thêm

Gắn biển công trình “Tu bổ tôn tạo di tích đình, đền Đông Thiên” Người Hà Nội

Gắn biển công trình “Tu bổ tôn tạo di tích đình, đền Đông Thiên”

TTTĐ - Sáng 4/10, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã tổ chức lễ gắn biển công trình “Tu bổ, tôn tạo di tích đình, đền Đông Thiên” (phường Vĩnh Hưng).
Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 Người Hà Nội

Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024

TTTĐ - Tối mai (4/10), tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội sẽ diễn ra đêm khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.
Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô Người Hà Nội

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô

TTTĐ - Ngày 3/10, tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình gặp mặt phụ nữ tiêu biểu tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ Người Hà Nội

70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ

TTTĐ - Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) bằng một chuỗi các sự kiện văn hóa được tổ chức tại nhiều địa điểm trên khắp thành phố.
Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội Người Hà Nội

Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội

TTTĐ - Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 trên địa bàn Thủ đô nhằm hình thành thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc từ việc đọc sách và xây dựng tủ sách của mỗi gia đình, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Huyền Sâm và những thông điệp gửi gắm tại "Hoa sữa về trong gió" Nhịp điệu cuộc sống

Huyền Sâm và những thông điệp gửi gắm tại "Hoa sữa về trong gió"

TTTĐ - Bộ phim truyền hình “Hoa sữa về trong gió” đang trở thành hiện tượng trong lòng người hâm mộ với nhiều cảnh quay tuyệt đẹp và thông điệp sâu sắc về giá trị gia đình. Với những hình ảnh biểu tượng của Hà Nội như Hồ Gươm, cột cờ Hà Nội và con đường hoa trên phố Phan Đình Phùng, bộ phim không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội xưa đầy hoài niệm, mà còn nói về những giá trị truyền thống tốt đẹp về gia đình và văn hóa người Thủ đô đầy tinh tế.
Dịu dàng Thu trên phố Người Hà Nội

Dịu dàng Thu trên phố

TTTĐ - Tháng 10 vừa chạm ngõ, gõ cửa từng nhà. Gió thu mơn man dạo qua từng con phố, nẻo đường Hà Nội. Người Thủ đô bao đời nay vẫn yêu mùa Thu đến lạ, đón mùa về tựa như người bạn cũ hồi hương sau chuyến đi xa.
Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024 Người Hà Nội

Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024

TTTĐ - Ngày 1/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân Người Hà Nội

Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân

TTTĐ - Sáng 10/10/1954, Hà Nội ngợp trời rừng cờ, hoa, cổng chào, băng rôn và biểu ngữ. Hàng vạn người dân đổ ra đường, rạo rực trong ngày hội lớn, chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Thúc đẩy tình yêu với sách, bồi đắp văn hóa đọc cho cộng đồng Người Hà Nội

Thúc đẩy tình yêu với sách, bồi đắp văn hóa đọc cho cộng đồng

TTTĐ - Đến với Hội Sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024, các đơn vị xuất bản không chỉ mang đến nguồn bồi đắp tri thức, khai mở tâm hồn mà còn thúc đẩy tình yêu với sách, góp phần phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng. Phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với bà Khúc Thị Hoa Phượng - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam để làm rõ hơn về vấn đề này.
Xem thêm