Tag

Ứng xử chốn đông người sao cho hài hòa trong mùa dịch

Người Hà Nội 26/11/2021 18:32
aa
TTTĐ - Cuộc sống vẫn tiếp diễn, nhịp sống “bình thường mới” đã trở lại. Dù vậy, chắc chắn không thể an toàn, thoải mái như xưa. Vì thế, ứng xử như thế nào ở chốn đông người trong mùa dịch vẫn là câu chuyện nên được mọi người quan tâm. Bởi lẽ, điều đó thể hiện nét văn hóa của người biết vì tập thể hay chỉ vì cá nhân mình.
Lấy ý kiến dự thảo Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật

Hà Nội đang ở tiết đầu đông, được đánh giá là đẹp nhất trong năm. Tiết trời lành lạnh, có những lúc nắng vàng rực rỡ, trời xanh ngăn ngắt, rất thích hợp để dạo bộ ven hồ, ngắm cảnh, chụp ảnh hay đơn giản chỉ là ngồi quán cà phê ngắm nhìn nhịp sống chậm rãi trôi qua trước mắt. Sau nhiều ngày giãn cách, sau những tháng cuộc sống bị xáo trộn vì dịch bệnh kéo dài, sau cả những mất mát, đau thương, lo lắng, người ta có xu hướng muốn được vui chơi, xả stress, đó cũng là điều dễ hiểu.

Hơn nữa, giữ tâm thế bình ổn cũng chính là cách sống theo lối thích ứng linh hoạt, dần dần làm quen, sống chung với Covid-19 chứ không thể mang tâm lý sợ sệt, tránh xa như trước nữa. Bên cạnh đó, tăng các hoạt động tiêu dùng cũng là cách để mỗi người chúng ta giúp cho ngành dịch vụ vực dậy, tăng nguồn thu cho chính những người bán hàng bị ảnh hưởng rất nhiều trong thời gian dịch bệnh hoành hành.

Ở chốn công cộng, mỗi người nên lựa chọn cách hành xử sao cho có văn hóa trong mùa dịch (Ảnh minh họa)
Ở chốn công cộng, mỗi người nên lựa chọn cách hành xử sao cho có văn hóa trong mùa dịch (Ảnh minh họa)

Dù vậy, thích ứng, tạo điều kiện cho người khác không có nghĩa là buông tuồng, bất chấp. Số ca nhiễm mới tại Hà Nội vẫn tăng lên từng ngày. Chúng ta bình tĩnh bởi chúng ta đã tiêm vaccine cho phần đa dân số trong tuổi trưởng thành và đang tiến hành cho các em học sinh. Covid-19 vẫn là một “bóng ma” khó nói trước được tình hình.

Vào những ngày đẹp trời như thế này, nhất là dịp cuối tuần, nhiều người có xu hướng ra không gian ngoài trời cho bớt bí bách. Những nơi công cộng, các quán cà phê là nơi mọi người chọn để ngồi chuyện trò, thư giãn. Có gia đình mang theo con cái, nhiều đôi tình nhân trẻ kéo nhau đến đây.

Ai cũng có nhu cầu trao đổi công việc, thể hiện tình cảm, tận hưởng thời gian thư giãn cuối tuần. Vậy ở những nơi đông người với nhiều thành phần như thế thì ứng xử ra sao cho hài hòa? Chị Ngân Hằng kể có lần chị ngồi với các bạn trong một quán cà phê ở gần hồ Gươm. Ở nơi trung tâm thành phố, khung cảnh rất thơ mộng, lịch sự như thế, đông người như thế, có đôi trai gái lại tự nhiên như chốn không người.

Chàng trai liên tục “tấn công” cô gái bằng những cái hôn, sờ soạng khắp các nơi trên cơ thể khiến cô gái kia không “chống đỡ” nổi mà gần như nằm hẳn ra ghế. Họ vừa âu yếm thân mật vừa cười đùa ré lên những âm thanh chỉ nên có trong phòng kín, chốn riêng tư. Rất khó chịu, chị Ngân Hằng cố tình nhìn thẳng vào họ, cố tình nói to để át đi, cho họ cảm thấy xấu hổ nhưng “cuộc chiến” ấy vẫn kéo dài đến gần tiếng đồng hồ.

“Trai gái yêu đương thể hiện tình cảm là chuyện bình thường nhưng nên tế nhị, kín đáo, ở chỗ nào không ảnh hưởng đến người khác. Đâu cứ phải hôn hít, cấu chí, sờ soạng nhau mới là yêu nhau, mới bộc lộ hết tình cảm. Tình cảm chỉ cần hai người họ biết với nhau là đủ. Đôi khi chỉ là ánh mắt, cái nắm tay nhè nhẹ cũng chứa đựng cả một bầu trời yêu thương rồi. Yêu mà phải khiến cả thế giới biết thế kia, vừa thiếu văn hóa vừa phản cảm, vừa mang lại cảm giác bề nổi”, chị Ngân Hằng nhận xét.

Chị Lê Thúy thì kể rằng nỗi ám ảnh nhất của chị khi ngồi quán cà phê là phải hút thuốc lá thụ động. “Ở nơi nào phòng kín, cửa kính, có điều hòa người ta viết rõ “Cấm hút thuốc lá” còn đỡ. Thời tiết đẹp thế này mọi người hay hẹn nhau ở không gian rộng, thoáng, đặc biệt là ngoài trời, vừa tận hưởng màu trời, màu nắng, vừa giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Khổ nỗi là những chỗ ấy kiểu gì cũng “dính” ông nào đó hút thuốc lá.

Hãy tiếp tục tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch để đảm bảo an toàn cho mình và cộng đồng trong mùa dịch (Ảnh minh họa)
Hãy tiếp tục tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch để đảm bảo an toàn cho mình và cộng đồng trong mùa dịch (Ảnh minh họa)

Chẳng cần biết người xung quanh có khó chịu không, có đồng ý hay không, các ông đàn ông cứ hút thuốc lá kìn kìn, nhả khói mù mịt. Mình không thể ra đuổi vì đó là không gian chung của quán người ta bán hàng nhưng cứ chịu đựng như thế thật sự rất ái ngại. Có buổi ngồi nói chuyện với bạn bè tầm 30 phút mà mình bị 3 ông “nhả khói”. Về đến nhà rồi vẫn còn mùi thuốc lá bám lên đầu, lên tóc, kinh khủng lắm”.

Ai cũng biết tác hại của khói thuốc lá. Trong khi đó, mùa dịch bệnh như thế này mọi người đều cần tăng sức đề kháng, nâng cao thể trạng. Vừa lo dịch bệnh lại còn vừa bị ám khói thuốc lá, đúng kiểu “bệnh chồng lên bệnh”, thành thử phút thư giãn hiếm hoi cuối tuần hay những buổi gặp gỡ bàn công việc bị biến thành không trọn vẹn.

Là mẹ của hai em bé, chị Hồng Hà bày tỏ sự hoảng hốt khi chứng kiến cả “combo” người lớn hút thuốc lá, thể hiện tình cảm thái quá và nói bậy “liên hồi kì trận” trước mặt các em nhỏ.

Chị Hà kể: “Hôm đó tôi đi gặp đối tác trao đổi công việc. Cuối tuần nên quán cà phê khá đông. Bàn bên trái thì hai em sinh viên hôn nhau như chốn không người. Bàn bên phải thì bốn anh thanh niên đốt hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác. Ngoài cửa một nhóm cả nam lẫn nữ chắc là bạn bè thân thiết nói chuyện rất bỗ bã, người nào người nấy cứ nói một câu lại đệm một từ chửi thề cùng rất nhiều từ chỉ bộ phận nhạy cảm của con người, nghe nhức cả đầu.

Trong khi đó, góc trong cùng có hai bà mẹ trẻ dẫn theo bốn đứa con. Hai mẹ mải buôn chuyện. Hai đứa lớn cắm đầu vào điện thoại, hai đứa nhỏ hơn tự chơi vẩn vơ, hưởng đủ cả những thứ diễn ra xung quanh. Tôi thì chỉ bàn công việc một lúc rồi đi nhưng tôi thực sự cảm thấy buồn phiền. Sao những người lớn kia không có ý thức một chút.

Ví dụ, nhìn trong quán thấy có trẻ con, các chú thanh niên nhịn bớt thuốc đi, ra chỗ khác hút sau. Người lớn cũng đừng văng bậy nữa tránh để các cháu nghe thấy rồi có thể học theo. Hai em sinh viên kia cũng đừng “đóng phim” trước mặt trẻ con như vậy để các cháu tò mò.

Quan trọng nhất, mẹ các cháu thật quá vô tâm. Mùa dịch bệnh này dẫn con theo đến chỗ đông người đã là không nên, nếu thấy không khí xung quanh hỗn tạp như vậy thì nên dẫn con tránh đi, đằng này cứ mải chuyện với nhau, thật đáng trách”.

Rõ ràng, mỗi người đều có sự lựa chọn, chọn thế nào, chọn cái gì đều là do văn hóa của chính người đó. Như những trường hợp kể trên, tất cả những người này đều chỉ biết vì bản thân mình, chưa đặt mình vào bối cảnh, môi trường xung quanh để tiết chế các nhu cầu, làm sao cho hài hòa, không tạo nên những câu chuyện đáng buồn về lối ứng xử ích kỷ, vô tình, vô tâm.

Xác định sống chung với dịch rồi, muốn mọi thứ sớm trở lại bình thường như xưa thì bản thân mỗi người cũng nên thích ứng, điều chỉnh bản thân sao cho linh hoạt, phù hợp tình hình. Những câu chuyện kể trên chỉ là một vài trường hợp đáng trách. Mong rằng, mỗi người dân Hà Nội tiếp tục giữ gìn, phát huy những thành quả đạt được về văn hóa ứng xử trong suốt thời gian qua để làm sao cho hài hòa giữa lợi ích cá nhân và cộng đồng, lấy cái đẹp dẹp cái xấu.

“Giai điệu kết nối” thực hiện số đặc biệt chào mừng thành công Hội nghị Văn hóa toàn quốc “Giai điệu kết nối” thực hiện số đặc biệt chào mừng thành công Hội nghị Văn hóa toàn quốc
Tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa công sở Tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa công sở
Văn hóa tiếp tục “soi đường cho quốc dân đi” Văn hóa tiếp tục “soi đường cho quốc dân đi”

Đọc thêm

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Ký ức hào hùng về ngày hội non sông Người Hà Nội

Ký ức hào hùng về ngày hội non sông

TTTĐ - Thời gian 79 năm đã bào mòn sức khỏe, ký ức và thậm chí là nhân số của Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu - tổ chức tập hợp thanh niên ưu tú của Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, thời gian không thể làm lung lay lòng nhiệt thành với cách mạng của họ, dù có người đã bước qua tuổi 100.
Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập Người Hà Nội

Văn hóa Hà Nội - “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập

TTTĐ - Đối với mỗi vùng đất, ngoài cảnh sắc thiên nhiên, ẩm thực, di sản… thì văn hóa người dân sở tại cũng là một điều níu chân khách phương xa, thu hút họ quay trở lại nhiều lần sau mỗi chuyến du lịch. Sự mến khách, thân thiện, tấm lòng yêu chuộng hòa bình, mong muốn kết giao với bốn phương và đặc biệt là nét văn minh, sáng tạo của người Hà Nội chính là “tấm danh thiếp” của Thủ đô thời hội nhập, để bạn bè quốc tế tìm đến mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Nam thanh nữ tú mặc áo dài đạp xe, ngắm di sản Hà Nội Người Hà Nội

Nam thanh nữ tú mặc áo dài đạp xe, ngắm di sản Hà Nội

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9, sáng 1/9, Sở Du lịch phối hợp Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và Câu lạc bộ Đình làng Việt tổ chức chương trình diễu hành áo dài với tên gọi “Áo dài kết nối du lịch và di sản năm 2024”.
Có một Hà Nội hào hoa, đậm đà bản sắc giữa TP HCM Người Hà Nội

Có một Hà Nội hào hoa, đậm đà bản sắc giữa TP HCM

TTTĐ - Những giá trị lịch sử, văn hóa, con người Hà Nội, Thủ đô nghìn năm văn hiến đã phần nào được tái hiện một cách chân thật, gần gũi, sâu sắc, ấn tượng tại chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” lần đầu tiên tổ chức.
Xem thêm