Tag

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Người Hà Nội 04/04/2025 08:45
aa
TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Tạo đà cho sản phẩm văn hóa Thủ đô “vươn mình” Cơ hội cho công nghiệp văn hóa Thủ đô “cất cánh”

Thương mại song hành cùng bảo tồn văn hóa

Hà Nội từ lâu đã được biết đến là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, với hệ thống di sản phong phú cùng những khu phố cổ, làng nghề truyền thống. Nhận thức được điều này, dự thảo Nghị quyết xác định rõ việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa tại những nơi có giá trị văn hóa cao.

Theo Điều 4 của dự thảo, các tuyến phố đi bộ, làng nghề truyền thống, chợ đêm và khu du lịch sẽ được quy hoạch thành các khu thương mại gắn liền với văn hóa.

Sau khi đọc và tìm hiểu những thông tin liên quan về dự thảo, ông Trần Hưu (Hàng Buồm, Hoàn Kiếm) chia sẻ: “Việc đưa ra cơ chế bảo vệ các công trình di sản, phong tục tập quán, và di sản phi vật thể trong khu vực phát triển thương mại là một điểm sáng trong nghị quyết này.

Điệu múa bồng của làng nghề Triều KHúc (ảnh: nhiepanhdoisong.vn)
Điệu múa bồng của làng nghề Triều Khúc (ảnh: nhiepanhdoisong.vn)

Đây là mô hình đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới, điển hình như Nhật Bản với các khu phố mua sắm gắn liền với di sản hoặc Hàn Quốc với những khu chợ truyền thống được bảo tồn trong lòng thành phố hiện đại”.

Đồng tình và ủng hộ nhiều nội dung trong dự thảo, bà Nguyễn Thị Lan (Quán Thánh, Ba Đình) chia sẻ: “Dự thảo nhấn mạnh việc không chỉ phát triển thương mại mà còn phải gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng của Hà Nội, nơi mà nhiều di tích lịch sử có nguy cơ bị thương mại hóa quá mức, làm mất đi bản sắc vốn có”.

Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển hài hòa, dự thảo cũng đưa ra các tiêu chuẩn chặt chẽ về văn hóa kinh doanh, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong khu vực này phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt nhằm giữ gìn nét văn hóa đặc trưng, tránh thương mại hóa quá mức dẫn đến mất đi bản sắc vốn có của địa phương.

Việc phát triển các khu thương mại kết hợp văn hóa không chỉ giúp quảng bá hình ảnh Thủ đô mà còn tạo ra cơ hội việc làm, thúc đẩy ngành du lịch phát triển mạnh mẽ hơn. Đồng thời, điều này cũng giúp duy trì và hồi sinh nhiều ngành nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một.

Cơ chế tài chính minh bạch: Chìa khóa cho sự phát triển bền vững

Một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo thành công của mô hình này chính là cơ chế tài chính minh bạch. Trong chương III về “Cơ chế tài chính và báo cáo” của dự thảo có quy định rằng toàn bộ các hoạt động tài chính trong khu vực thương mại – văn hóa phải được công khai, có sổ sách kế toán đầy đủ và chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng cũng như cộng đồng dân cư.

Hà Nội có nhiều di sản văn hoá quý giá
Hà Nội có nhiều di sản văn hoá quý giá

Đáng chú ý, nguồn thu từ các hoạt động thương mại không chỉ phục vụ mục đích kinh doanh mà còn được sử dụng để cải tạo, trùng tu các di tích lịch sử, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Ngoài ra, kinh phí này còn góp phần đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đảm bảo an ninh trật tự, đồng thời tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Cơ chế tài chính minh bạch sẽ giúp hạn chế tình trạng thất thoát ngân sách và tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh. Điều này không chỉ nâng cao niềm tin của người dân và doanh nghiệp mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững của mô hình thương mại – văn hóa trong dài hạn.

Với định hướng trên, việc phát triển khu thương mại gắn với bảo tồn văn hóa không chỉ đơn thuần là một chiến lược kinh tế mà còn là trách nhiệm trong việc gìn giữ bản sắc Hà Nội. Khi thương mại không còn chỉ là các trung tâm mua sắm đơn thuần mà còn mang trong mình câu chuyện văn hóa, lịch sử, giá trị của Hà Nội trong mắt du khách và nhà đầu tư sẽ được nâng cao đáng kể.

Bên cạnh đó, việc triển khai cơ chế tài chính minh bạch sẽ giúp tạo ra một mô hình phát triển bền vững, nơi mà lợi ích kinh tế và giá trị văn hóa có thể song hành mà không làm tổn hại đến bản sắc truyền thống.

Nhìn rộng ra, nếu được triển khai hiệu quả, Nghị quyết này không chỉ giúp Hà Nội khẳng định vị thế là trung tâm văn hóa – kinh tế hàng đầu mà còn tạo ra một hình mẫu để các địa phương khác học hỏi và áp dụng. Đây chính là bước đi chiến lược giúp Thủ đô phát triển hiện đại nhưng vẫn giữ được hồn cốt của một Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội Người Hà Nội

Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Tiến Hưng - Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội đã có bài tham luận với chủ đề "Tuổi trẻ Thủ đô với triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của đồng chí.
Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người Văn hóa

Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người

TTTĐ - Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Trong suốt 95 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, thành phố luôn trở thành địa phương luôn tiên phong, đi đầu trong xây dựng con người và phát triển văn hóa.
Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc Người Hà Nội

Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025, đồng chí Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có bài tham luận về "Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với phát triển nguồn nhân lực".
Xem thêm