Tag
Thị xã Sơn Tây (Hà Nội)

Khơi sáng những trầm tích văn hóa, phát huy nét đẹp của di sản

Du lịch 14/04/2025 14:52
aa
TTTĐ - Sơn Tây - vùng đất có bề dày trầm tích lịch sử - văn hóa xứ Đoài được hòa quyện và cộng hưởng cùng các giá trị văn hiến ngàn năm của Thăng Long - Hà Nội nhưng lại chứa đựng những nét đặc sắc riêng có của chốn “địa linh nhân kiệt”. Vì thế, trong suốt thời gian qua, Thị xã Sơn Tây đã không ngừng đổi mới tư duy; tập trung triển khai có hiệu quả các mục tiêu, giải pháp thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hoá gắn với công tác quản lý di tích, lễ hội. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để xác lập vị trí mũi nhọn của “ngành công nghiệp không khói”.
Háo hức, mong chờ trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch

Nét đặc sắc của văn hóa Sơn Tây - xứ Đoài được thể hiện rõ nét ở sự phong phú, đa dạng của trầm tích các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Trữ lượng tài nguyên văn hóa dồi dào này được lãnh đạo thị xã quan tâm, có những giải pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát huy giá trị.

Thực tiễn thời gian qua cho thấy, thị xã Sơn Tây đã có nhiều nỗ lực để tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để xác lập vị trí mũi nhọn của “ngành công nghiệp không khói”.

Làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm

Thị xã đã tổ chức thành công nhiều sự kiện, chương trình văn hóa đặc sắc tạo nên nhiều không gian văn hóa mới, lành mạnh, thu hút đông đảo người dân trong và ngoài thị xã tham gia như: Khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài hàng năm, tổ chức tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, chương trình Tết Làng Việt, kỷ niệm 200 năm Thành cổ Sơn Tây, 100 năm thành lập thị xã, Tết Trung thu Thành cổ, lễ hội khinh khí cầu, giải vật dân tộc tranh cúp Phùng Hưng, hội sách và văn hóa đọc.

Bên cạnh đó, Sơn Tây còn là đơn vị đầu tiên đăng cai và tổ chức những chương trình có quy mô lớn như: Liên hoan các ban nhạc toàn quốc, cuộc thi Hoa hậu áo dài di sản Việt Nam, chương trình "Hanoi Concert - Đoài Melody''...

Khơi sáng những trầm tích văn hóa, phát huy nét đẹp của di sản
Đêm "Hanoi Concert - Đoài Melody" thu hút hàng nghìn du khách đến với Thành cổ Sơn Tây

Đến nay, thị xã đã xây dựng được nhiều sản phẩm, không gian văn hóa sáng tạo, mô hình làm du lịch mới tại các điểm du lịch, như: Trải nghiệm làm nông nghiệp, làm gốm, vẽ tranh; ẩm thực cỗ Sen, cơm quê tại các nhà cổ, cho thuê trang phục, xe đạp, chụp ảnh, homestay, đêm làng cổ…

Bên cạnh đó, thị xã cũng tập trung chỉ đạo biên soạn, phát hành nhiều ấn phẩm văn hóa có giá trị khoa học cao, phục vụ hiệu quả cho việc nghiên cứu, tìm hiểu, giới thiệu, quảng bá về văn hóa Sơn Tây và văn hóa xứ Đoài. Điển hình là 2 cuốn sách và 1 bộ phim tư liệu vừa ra mắt nhân dịp Kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã, 555 năm danh xưng Sơn Tây: "Sơn Tây - Hội tụ và lan tỏa văn hóa xứ Đoài", "Các nhà khoa bảng Sơn Tây", "Sơn Tây - Đẹp mãi danh xưng"

Thị xã có hai điểm du lịch đã được UBND thành phố công nhận là: Điểm du lịch Làng cổ Đường Lâm và điểm du lịch thôn Lòng Hồ, xã Kim Sơn.

Khơi sáng những trầm tích văn hóa, phát huy nét đẹp của di sản

Năm 2024, du lịch trải nghiệm Ẩm thực truyền thống Bắc Bộ - Làng cổ Đường Lâm đã được trao giải thưởng Sản phẩm Du lịch bền vững ASEAN, giải thưởng Homestay Đông Nam Á, thị xã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì vì đã có thành tích trong công tác quản lý, bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hoá gắn với phát triển du lịch bền vững.

Năm 2024, thị xã đón 1,2 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến thăm quan, nghỉ dưỡng, trải nghiệm, đây là con số lớn nhất từ trước đến nay, khẳng định du lịch Sơn Tây đã được lan tỏa cả trong và ngoài nước; đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, thành phố.

Thông qua tuyên truyền, tổ chức các hoạt động, nhận thức của cán bộ, đảng viên, Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp về văn hóa đã có nhiều thay đổi, đã quan tâm, chú trọng hơn tới bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn; đóng góp nhiều nguồn lực cho các sự kiện tuyên truyền, quảng bá. Việc tổ chức các hoạt động, sự kiện nêu trên, nguồn lực xã hội hóa chiếm tới 2/3.

Gìn giữ và phát huy nét đẹp của di sản

Trên địa bàn thị xã Sơn Tây có 244 di tích (19 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 61 di tích xếp hạng cấp thành phố). Thị xã có 78 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 65 lễ hội, 6 nghề thủ công, 5 tập quán xã hội và 2 trình diễn; với 1 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là lễ hội đền Và (phường Trung Hưng) và 8 di sản được ưu tiên bảo vệ.

Ngoài những giá trị văn hoá vật thể quý hiếm mà các di tích đang bảo tồn, thị xã còn có những giá trị văn hóa phi vật thể mà nét đẹp văn hóa lễ hội là minh chứng hùng hồn của nền văn hóa dân tộc.

Khơi sáng những trầm tích văn hóa, phát huy nét đẹp của di sản

Từ nhiều năm nay, các cấp chính quyền thị xã Sơn Tây đã rất chú trọng đến công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của địa phương. Công tác chỉ đạo tổ chức lễ hội an toàn, lành mạnh, tiết kiệm.

UBND thị xã đã chủ trương đ­ưa quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội vào cuộc sống. Lãnh đạo thị xã chỉ đạo UBND xã, ph­ường tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định về tổ chức và quản lý lễ hội hiện hành; chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện ở đơn vị mình, xử lý nghiêm khắc những biểu hiện vi phạm quy chế lễ hội.

Các cấp chính quyền cũng thực hiện xã hội hoá hoạt động lễ hội và công tác tu bổ, chống xuống cấp di tích; tăng cư­ờng công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc để đư­a việc thực hiện quy chế lễ hội, bảo vệ di tích, cổ vật theo Luật Di sản văn hóa.

Các địa phương đã thành lập ban tổ chức, xây dựng kế hoạch, kịch bản, nội dung, chương trình lễ hội, ban tổ chức lễ hội... Các lễ hội diễn ra từ tháng Giêng đến nay đều diễn ra an toàn, đúng quy định.

Điển hình là lễ hội đền Măng Sơn, lễ giỗ Vua Phùng Hưng, vua Ngô Quyền, lễ hội đình Mông Phụ, lễ hội đình Phú Nhi…

Sơn Tây giữ gìn và phát huy các nét đẹp của văn hóa truyền thống
Sơn Tây giữ gìn và phát huy các nét đẹp của văn hóa truyền thống

Theo đó, phần lễ: Nghi thức diễn ra tại các lễ hội đảm bảo nghi thức truyền thống, trang trọng, nghiêm túc, có ý nghĩa giáo dục, an toàn, tiết kiệm. Phần hội được tổ chức vui t­ươi, lành mạnh, phong phú; khuyến khích tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống: Chơi đu, kéo co, chọi gà, cờ tướng, bịt mắt bắt vịt, nấu cơm thi…

Ban Tổ chức các lễ hội đã đặt các biển, bảng tuyên truyền, hướng dẫn khách tham quan thực hiện việc hành lễ theo quy định; không thắp hương trong các khu vực nội tự, không đặt tiền lễ, tiền công đức lên các ban thờ hoặc gài tiền vào tượng Phật làm ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm và mỹ quan của di tích.

Cơ quan chức năng thường xuyên nhắc nhở du khách đến tham quan, hành lễ ở các di tích trang phục gọn gàng, phù hợp với thuần phong mỹ tục; có ý thức giữ gìn vệ sinh, đảm bảo cảnh quan môi trường; khi hành lễ có thái độ đúng mực, sử dụng lễ vật tiết kiệm, không lãng phí, dâng lễ, thắp hương, hoá sớ đúng nơi quy định, không cắm, đốt hương tuỳ tiện. 100% các di tích đều có niêm yết quy tắc ứng xử nơi công cộng do UBND thành phố ban hành.

Nghi thức rước kiệu ở đền Và (Ảnh: Anh Thương)
Nghi thức rước kiệu ở đền Và (Ảnh: Anh Thương)

Để các giá trị văn hóa, con người thực sự trở thành nền tảng, nguồn sức mạnh nội sinh quan trọng đối với sự phát triển bền vững, trong thời gian tới, thị xã Sơn Tây tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện hiệu quả hơn các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Thành ủy Hà Nội về phát triển văn hóa, con người trong giai đoạn mới.

Trong đó trọng tâm là chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 của Chính phủ, Nghị quyết số 09 về phát triển công nghiệp văn hóa, Chỉ thị số 30 về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh của Thành ủy Hà Nội với mục tiêu thay đổi nhận thức trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân về phát triển văn hóa, con người.

Bên cạnh đó, Sơn Tây cũng bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa cho sự phát triển bền vững của thị xã gắn với phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, đặc biệt là phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Núi Bà Đen xuất hiện “mây ngũ sắc đôi” tại lễ trồng 108 cây bồ đề Du lịch

Núi Bà Đen xuất hiện “mây ngũ sắc đôi” tại lễ trồng 108 cây bồ đề

TTTĐ - Ngay sau lễ tôn trí xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại núi Bà Đen (Tây Ninh), hai đám mây ngũ sắc bất ngờ xuất hiện phía sau tượng Phật Tây Bổ Đà Sơn, khiến nhiều tăng ni, phật tử và người dân có mặt không khỏi bất ngờ.
Khai trương đoàn tàu 5 sao Hoa Phượng Đỏ Du lịch

Khai trương đoàn tàu 5 sao Hoa Phượng Đỏ

TTTĐ - Sáng 10/5, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ công bố Ga Hải Phòng trở thành “Điểm du lịch” và khai trương đoàn tàu chất lượng cao mang tên “Hoa Phượng Đỏ” nhân dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng Hải Phòng
Lên núi Bà Đen chiêm bái xá lợi Phật - “quốc bảo” của Ấn Độ Du lịch

Lên núi Bà Đen chiêm bái xá lợi Phật - “quốc bảo” của Ấn Độ

TTTĐ - Ngày 8/5, trong khuôn khổ Đại lễ Vesak 2025, xá lợi Đức Phật Thích Ca từ Ấn Độ được cung rước về núi Bà Đen. Trên đỉnh núi cao nhất Nam bộ, xá lợi Đức Phật được tôn trí tại Trung tâm triển lãm Phật giáo từ ngày 8/5 đến 8h sáng ngày 13/5/2025 để Phật tử chiêm bái.
Huyền ảo đêm thả hoa đăng ở núi Bà Đen Du lịch

Huyền ảo đêm thả hoa đăng ở núi Bà Đen

TTTĐ - Tại quảng trường dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn đã trở thành một không gian trang nghiêm và huyền ảo khi hàng nghìn ngọn hoa đăng thắp sáng núi Bà Đen để cầu nguyện về một thế giới hòa bình, an lạc.
Vietravel Hà Nội tưng bừng khuyến mại “Trải nghiệm xanh - Chạm hè chất” Du lịch

Vietravel Hà Nội tưng bừng khuyến mại “Trải nghiệm xanh - Chạm hè chất”

TTTĐ - Mùa hè luôn được xem là “thời điểm vàng” của du lịch, nơi các gia đình, nhóm bạn bè, đồng nghiệp lên kế hoạch khám phá những vùng đất mới, tận hưởng kỳ nghỉ dài đầy cảm xúc. Với gần 40% lượng khách trong năm đến từ mùa hè, Công ty Du lịch Vietravel - Chi nhánh Hà Nội chính thức phát động chương trình khuyến mại trọng điểm mang tên “Trải nghiệm xanh - Chạm hè chất”, diễn ra từ ngày 5/5 đến hết ngày 31/7/2025.
Chuyến tàu hoa đa sắc lần đầu xuất hiện tại Festival Hoa lan Du lịch

Chuyến tàu hoa đa sắc lần đầu xuất hiện tại Festival Hoa lan

TTTĐ - Với chủ đề “Chuyến tàu đa sắc”, Festival Hoa lan TP Hồ Chí Minh lần 3 năm 2025 lấy cảm hứng từ 2 đoàn tàu Thống Nhất, dùng hơn 39.000 sản phẩm hoa để trang trí các tiểu cảnh, tăng 35% so với lần trước đó.
Quảng Ninh: Du lịch Hạ Long bùng nổ dịp nghỉ lễ Nhịp điệu cuộc sống

Quảng Ninh: Du lịch Hạ Long bùng nổ dịp nghỉ lễ

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) vừa tổ chức Hội nghị tổng kết và khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức các sự kiện văn hóa, văn nghệ, thể thao nhân dịp 30/4 - 1/5.
Gợi ý chuyến du lịch đáng nhớ nhân Ngày của Mẹ Du lịch

Gợi ý chuyến du lịch đáng nhớ nhân Ngày của Mẹ

TTTĐ - Du lịch mang đến những cơ hội quý giá để chúng ta có thể tìm lại kết nối với những người thân yêu.
Hé lộ sân khấu “khủng” DIFF 2025, rộng gấp đôi mùa trước Nhịp điệu cuộc sống

Hé lộ sân khấu “khủng” DIFF 2025, rộng gấp đôi mùa trước

TTTĐ - Lấy cảm hứng từ biểu tượng Ngũ Hành Sơn và biển cả, sân khấu DIFF 2025 được thiết kế với hình ảnh viên ngọc sáng giữa đại dương, tượng trưng cho khát vọng vươn lên và tỏa sáng của TP Đà Nẵng.
Xây dựng môi trường du lịch an ninh, an toàn, thân thiện, văn minh Du lịch

Xây dựng môi trường du lịch an ninh, an toàn, thân thiện, văn minh

TTTĐ - Mặc dù thời điểm vàng của du lịch Hà Nội là mùa thu - đông, song nhiều năm qua, ngành Du lịch Thủ đô đã chủ động đầu tư, phát triển du lịch bốn mùa, để thời điểm nào cũng có sản phẩm đặc trưng, thu hút du khách.
Xem thêm