Tag

Từ ký ức sông Hồng đến công viên văn hóa

Người Hà Nội 24/11/2023 20:33
aa
TTTĐ - Hội thảo Công viên văn hóa đa chức năng tại khu vực bãi nổi và bãi giữa ven sông Hồng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các chuyên gia, kiến trúc sư, nhà khoa học cũng như các cơ quan quản lý. Nhiều ý kiến tham góp có giá trị cao thể hiện sự quan tâm, tình yêu với Hà Nội, sông Hồng của dư luận xã hội từ đó sớm hiện thực hóa “giấc mơ sông Hồng”.
Thảo luận tầm nhìn, giải pháp xây dựng Công viên bãi giữa sông Hồng “Viên ngọc” sinh thái trong lòng Hà Nội

Tiềm năng lớn

Bãi giữa sông Hồng có diện tích khoảng 307ha trải dài qua địa phận của 4 quận. Trong đó, quận Hoàn Kiếm có 23 ha, quận Long Biên có 180,2 ha, Tây Hồ: 90,7 ha và Ba Đình có 13,1ha. Quá trình đô thị hóa của Thủ đô Hà Nội diễn ra nhanh chóng khiến không gian sống ngày càng bị thu hẹp. Người dân thiếu địa điểm vui chơi, giải trí. Trong khi đó, hàng trăm hecta bãi giữa sông Hồng được sử dụng để trồng hoa màu, nhiều diện tích bị bỏ hoang gây ra sự lãng phí lớn.

Từ ký ức sông Hồng đến công viên văn hóa
Có diện tích khoảng 307ha trải dài qua địa phận của 4 quận, khu vực bãi giữa và bãi nổi sông Hồng có tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển thành không gian văn hóa sáng tạo

Bên cạnh đó, công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực bãi giữa còn nhiều tồn tại, ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường sống trong khu vực.

Việc khai thác, phát huy giá trị không gian, cảnh quan bãi nổi sông Hồng đã được đặt ra từ lâu. Song, những năm trước đây, vấn đề này gặp phải rào cản về pháp lý, đặc biệt là các quy định về Luật Đê điều.

Hiện nay, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đã được UBND thành phố phê duyệt là điều kiện thuận lợi để phát triển sông Hồng thành trục cảnh quan quan trọng, đặc biệt là khu vực bãi giữa, nhằm tạo lập không gian kiến trúc cảnh quan, trong đó có các không gian văn hóa sáng tạo.

Đánh giá về tiềm năng, lợi thế của khu vực bãi nổi sông Hồng, kiến trúc sư Nguyễn Bá Nguyên - Phó Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội cho biết, mặc dù sông Hồng chảy qua Hà Nội chỉ là đoạn ngắn so với chiều dài toàn tuyến nhưng đóng góp rất lớn đối với sự hình thành yếu tố cảnh quan và là nét văn hóa đặc trưng của Thủ đô.

Đồng quan điểm với kiến trúc sư Nguyễn Bá Nguyên, kiến trúc sư Nguyễn Văn Tuyên (Đại học Xây dựng Hà Nội) cho rằng, Bãi giữa như “viên ngọc sinh thái” giữa Thủ đô khi lâu nay, nơi đây trở thành vườn sinh thái của nhiều loài chim cư trú. Tổ hợp cảnh quan cầu Long Biên, bãi giữa sông Hồng trong khung cảnh bình minh và hoàng hôn đã trở thành biểu tượng đặc trưng của thành phố Hà Nội.

Từ ký ức sông Hồng đến công viên văn hóa
Các đại biểu chia sẻ tại phiên thảo luận

Những kịch bản phát triển bãi giữa sông Hồng

Xuất phát từ những tiềm năng, lợi thế ấy, tại hội thảo, các chuyên gia, kiến trúc sư đã đánh giá cơ hội phát triển không gian cảnh quan bãi giữa sông Hồng thành công viên văn hóa, cảnh quan không gian xanh cho cộng đồng. Những bài học kinh nghiệm trên thế giới về xây dựng công viên văn hóa cảnh quan và kịch bản về phát triển bãi giữa sông Hồng đã được đưa ra thảo luận sôi nổi.

Theo đại diện Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, để từng bước hiện thực hóa định hướng xây dựng Công viên văn hóa cảnh quan bãi giữa sông Hồng, trước hết thành phố Hà Nội cần nghiên cứu lập đề án, quy hoạch chi tiết bãi giữa sông Hồng thành công viên văn hóa đa chức năng. Bên cạnh đó, cần quy hoạch các tuyến đường giao thông kết nối từ nội đô và từ thành phố phía Bắc, xây dựng các quảng trường, đài vọng cảnh để tận dụng các không gian khoáng đạt của cảnh quan bầu trời, mặt nước, xây dựng các công trình tiện ích phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan của người dân và du khách.

Trong khi đó, Tiến sĩ, Kiến trúc sư Phan Đăng Sơn - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, ngoài hệ thống cầu, thành phố nên tập trung thiết lập các tuyến giao thông ngầm dưới lòng sông để kết nối đô thị hai bờ; tổ chức các vành đai xanh, tổ hợp cảnh quan, cần lựa chọn hệ sinh thái khả thi với đặc điểm vùng cận sông, vùng ngập nước; thay thế cơ bản tuyến đê đất hiện nay bằng tường chắn bê tông với cao độ và độ bền tương ứng…

Về giải pháp cho trục cảnh quan trung tâm, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam đề xuất cần tổ chức cảnh quan bình dị, mang hơi thở làng giàu bản sắc và giàu tính chất sinh thái bản địa; tổ chức tiểu cảnh đều khắp. Bãi giữa nên hướng về quy hoạch sinh thái nông nghiệp công nghệ cao với kết nối đặc sắc vùng miền.

Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch - Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, thành phố Hà Nội đang điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, có thể tính đến sự phối hợp trong việc triển khai và lựa chọn dự án mô hình thí điểm. Các mô hình thí điểm cần ứng dụng khoa học - công nghệ trong tổ chức không gian, vật liệu xây dựng, cây xanh, hạ tầng kỹ thuật để thích ứng với biến đổi mực nước.

Từ ký ức sông Hồng đến công viên văn hóa

Theo ông Nguyễn Mạnh Hà - Chủ tịch UBND quận Long Biên, công viên đa chức năng thuộc khu vực bãi giữa sông Hồng là điểm nhấn của trục cảnh quan sông Hồng, chúng ta cần xác định rõ cầu Long Biên là thông số quan trọng và tất yếu, cần phải bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử của cây cầu để tạo sự kết nối trong trục cảnh quan.

Bên cạnh đó, có 5 nội dung cần tập trung. Đó là quy hoạch và kiểm soát không gian; Thiết lập cơ chế, chính sách phục vụ cho quản lý sau quy hoạch; Quy trình thực hiện theo giai đoạn. Huy động nguồn lực, thu hút đầu tư; Thực hiện quy chế quản lý, vận hành, duy tu, duy trì. Không chỉ vậy, nguyên tắc thiết kế chủ đạo là phải hạn chế tối đa bê tông hóa, quy hoạch cảnh quan thích ứng thủy văn của sông Hồng, Kiến trúc thích ứng, lắp ghép linh hoạt, thân thiện môi trường; Cần phát triển những tổ hợp kiến trúc điểm nhấn dọc sông Hồng.

Hội thảo nhận được 35 ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước, các nhà khoa học, cơ quan quản lý. Ông Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội cho biết, Sở sẽ tập hợp những ý kiến tâm huyết của các nhà quản lý, nhà khoa học, đề xuất lên thành phố thông qua, để bổ sung vào các quy hoạch của Thủ đô, nhằm sớm đưa kỳ vọng này trở thành hiện thực trong thời gian tới.

Đọc thêm

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô Người Hà Nội

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô

TTTĐ - Ngày 3/10, tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình gặp mặt phụ nữ tiêu biểu tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ Người Hà Nội

70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ

TTTĐ - Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) bằng một chuỗi các sự kiện văn hóa được tổ chức tại nhiều địa điểm trên khắp thành phố.
Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội Người Hà Nội

Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội

TTTĐ - Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 trên địa bàn Thủ đô nhằm hình thành thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc từ việc đọc sách và xây dựng tủ sách của mỗi gia đình, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Huyền Sâm và những thông điệp gửi gắm tại "Hoa sữa về trong gió" Nhịp điệu cuộc sống

Huyền Sâm và những thông điệp gửi gắm tại "Hoa sữa về trong gió"

TTTĐ - Bộ phim truyền hình “Hoa sữa về trong gió” đang trở thành hiện tượng trong lòng người hâm mộ với nhiều cảnh quay tuyệt đẹp và thông điệp sâu sắc về giá trị gia đình. Với những hình ảnh biểu tượng của Hà Nội như Hồ Gươm, cột cờ Hà Nội và con đường hoa trên phố Phan Đình Phùng, bộ phim không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội xưa đầy hoài niệm, mà còn nói về những giá trị truyền thống tốt đẹp về gia đình và văn hóa người Thủ đô đầy tinh tế.
Dịu dàng Thu trên phố Người Hà Nội

Dịu dàng Thu trên phố

TTTĐ - Tháng 10 vừa chạm ngõ, gõ cửa từng nhà. Gió thu mơn man dạo qua từng con phố, nẻo đường Hà Nội. Người Thủ đô bao đời nay vẫn yêu mùa Thu đến lạ, đón mùa về tựa như người bạn cũ hồi hương sau chuyến đi xa.
Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024 Người Hà Nội

Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024

TTTĐ - Ngày 1/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa Người Hà Nội

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa

TTTĐ - Chiều 30/9, Hội Nhà báo TP Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết về “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa”. Sự kiện nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân Người Hà Nội

Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân

TTTĐ - Sáng 10/10/1954, Hà Nội ngợp trời rừng cờ, hoa, cổng chào, băng rôn và biểu ngữ. Hàng vạn người dân đổ ra đường, rạo rực trong ngày hội lớn, chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Thúc đẩy tình yêu với sách, bồi đắp văn hóa đọc cho cộng đồng Người Hà Nội

Thúc đẩy tình yêu với sách, bồi đắp văn hóa đọc cho cộng đồng

TTTĐ - Đến với Hội Sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024, các đơn vị xuất bản không chỉ mang đến nguồn bồi đắp tri thức, khai mở tâm hồn mà còn thúc đẩy tình yêu với sách, góp phần phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng. Phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với bà Khúc Thị Hoa Phượng - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam để làm rõ hơn về vấn đề này.
Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công Người Hà Nội

Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công

TTTĐ - Ngày 29/9, tại Cụm di tích Đình, Đền, Miếu khu Thượng (phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội), “Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công" được công nhận nghề truyền thống Hà Nội.
Xem thêm