Tag

Truy xuất nguồn gốc - tạo sức cạnh tranh cho các mặt hàng nông sản Việt Nam

Nông thôn mới 03/12/2020 16:00
aa
TTTĐ - Sau 3 năm thực hiện truy xuất nguồn gốc nông sản, Hà Nội đã hỗ trợ được rất nhiều các cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản trên địa bàn thành phố cũng như các tỉnh, thành phố về thực hiện mã QR nhận diện sản phẩm an toàn. Đây là điều kiện quan trọng để các ngành chức năng quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh của các cơ sở khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Trung Quốc tăng cường truy xuất nguồn gốc trái cây nhập khẩu Quản lý chuỗi cung ứng thuốc quốc gia, dễ dàng "truy xuất" nguồn gốc thuốc Sắp có tem truy xuất nguồn gốc và kiểm dịch chất lược thực phẩm Hà Nội truy xuất nguồn gốc nông sản bằng smartphone Hướng dẫn truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm bằng smartphone

141 chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm sử dụng mã QR

Sau 3 năm thực hiện truy xuất nguồn gốc nông sản, Hà Nội đã hỗ trợ được rất nhiều các cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản trên địa bàn thành phố cũng như các tỉnh, thành phố về thực hiện mã QR nhận diện sản phẩm an toàn. Đây là điều kiện quan trọng để các ngành chức năng quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh của các cơ sở khi đưa sản phẩm ra thị trường. Cùng với đó, người tiêu dùng được sử dụng các mặt hàng nông sản có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, minh bạch thông tin về quy trình sản xuất, ngày đóng gói và hạn sử dụng...

Thông tin về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết: Hiện nay, hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản thực phẩm Hà Nội đã hỗ trợ hướng dẫn và cấp tài khoản tham gia quản lý và duy trì hệ thống quản lý cho 2.854 cơ sở (tăng 740 cơ sở so với năm 2018) là các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, đóng gói nông, lâm sản và thủy sản.

Cùng với đó, Hà Nội cũng có 766 cửa hàng kinh doanh trái cây đã được cấp biển nhận diện trái cây an toàn; đã hoàn thiện thủ tục quản lý và minh bạch thông tin của 653 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, 238 doanh nghiệp của 35 tỉnh, thành phố với 8.702 bộ mã truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông, lâm, thủy sản đủ các tiêu chí về an toàn thực phẩm lên hệ thống (tăng 4.140 mã so với năm 2018).

Qua đó, 141 chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản an toàn đã sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc khi lưu thông ra thị trường (đạt 100% chỉ tiêu); 80,5% cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành đã sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc. Hệ thống đang được mở rộng đối với cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm theo chuỗi, các vùng trồng cây chủ lực của thành phố và các địa phương liên kết tiêu thụ sản xuất an toàn với Hà Nội.

Truy xuất nguồn gốc - tạo sức cạnh tranh cho các mặt hàng nông sản Việt Nam
141 chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản an toàn đã sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc khi lưu thông ra thị trường (Ảnh minh họa)

Thành phố cũng đã hỗ trợ các quận, huyện phối hợp với Trung tâm IDE hoàn thiện cây quản trị trên hệ thống. Nhiều huyện đã chủ động phối hợp xây dựng và triển khai Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản thực phẩm của Hà Nội trên địa bàn để tích hợp trên Hệ thống toàn Thành phố.

Đặc biệt, Hà Nội đã thí điểm 5 module theo dõi luồng đi sản phẩm, xây dựng Nhật ký sản xuất trực tuyến, minh bạch toàn bộ các công đoạn từ quá trình sản xuất đến tiêu thụ nhằm mục tiêu ghi nhận nhật ký thực hành sản xuất nông nghiệp, nhật ký sơ chế, chế biến, kèm theo đó là kích hoạt những tem truy xuất gắn liền theo từng lô sản xuất, nhằm hạn chế sổ sách ghi chép, tiết kiệm thời gian lưu trữ thông tin sản xuất và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Đến nay, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố và các tỉnh, thành khác đã áp dụng thành công bộ giải pháp vào việc quản trị doanh nghiệp, quản lý, điều nghiên thị trường.

Tiến tới kết nối cổng truy xuất nguồn gốc hàng hóa quốc gia

Có thể thấy rằng, việc thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa giúp người tiêu dùng được sử dụng các mặt hàng nông sản có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, minh bạch thông tin về quy trình sản xuất, ngày đóng gói và hạn sử dụng. Tuy nhiên, việc thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn.

Do đó, thời gian tới, Hà Nội cần tăng cường tuyên truyền khuyến khích truy xuất nguồn gốc điện tử ở các cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản. Đồng thời phổ biến kinh nghiệm với các tỉnh, thành phố về truy xuất nguồn gốc để cung cấp nguồn thực phẩm sạch về Thủ đô; Quản lý chặt chẽ vật tư đầu vào để giám sát chất lượng từ sản xuất đến sơ chế, chế biến tiêu thụ sản phẩm.

Để tăng cường công tác minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm tiêu thụ trên địa bàn, thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tiếp tục tham mưu UBND TP công nhận Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản, thực phẩm thành phố Hà Nội (check.gov.vn).

Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ phối hợp với các sở, ngành liên quan phát triển, quản lý “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm sản và thủy sản thực phẩm an toàn cho thành phố” với mục tiêu đến năm 2025 sẽ hoàn thiện, tích hợp, kết nối vào Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Quốc gia. Tiếp tục tham mưu các cơ chế hỗ trợ các cơ sở kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn có truy xuất tham gia hệ thống.

Đọc thêm

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP

TTTĐ - Những năm qua, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã đạt được những kết quả nổi bật. Toàn huyện hiện có 149 sản phẩm OCOP của 35 chủ thể đã được công nhận, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ Nông thôn mới

Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ

TTTĐ - Đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa) cho rằng, sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế chưa cao, kết quả xã đạt chuẩn Nông thôn mới ở một số vùng vẫn còn chênh lệch lớn...
Lan toả các mô hình thực hiện Chỉ thị 05 trong xây dựng NTM Nông thôn mới

Lan toả các mô hình thực hiện Chỉ thị 05 trong xây dựng NTM

TTTĐ - Việc học tập, làm theo Bác ở các Đảng bộ, chi bộ huyện Sóc Sơn trở thành việc làm thường xuyên; tạo sự lan tỏa tích cực trong toàn dân; đã xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu đóng góp quan trọng ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhất là trong công tác xây dựng Nông thôn mới (NTM).
Hạ tầng khung hứa hẹn làm thay đổi diện mạo thị xã Sơn Tây Nông thôn mới

Hạ tầng khung hứa hẹn làm thay đổi diện mạo thị xã Sơn Tây

TTTĐ - Hàng loạt dự án hạ tầng đang được triển khai quyết liệt hứa hẹn sẽ làm thay đổi diện mạo của thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Đây được cho là ưu tiên của thị xã nhằm thúc đẩy phát triển địa phương theo hướng đô thị, hiện đại, xứng đáng với tiềm năng và lợi thế.
Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm công trình thủy lợi Nông thôn mới

Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm công trình thủy lợi

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3616/UBND-KTN về tăng cường xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Nâng tầm thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP vươn ra thế giới Nông thôn mới

Nâng tầm thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP vươn ra thế giới

TTTĐ - Sáng 31/10, tại Khu đô thị Vinhomes Ocean Park 3 (tỉnh Hưng Yên), Bộ Công thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chỉ đạo tổ chức triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX).
Bình Thuận tập trung phát triển ngành hàng thanh long giá trị cao Nông thôn mới

Bình Thuận tập trung phát triển ngành hàng thanh long giá trị cao

TTTĐ - Tỉnh Bình Thuận đang tập trung triển khai Kết luận số 977 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, hướng tới phát triển ngành thanh long bền vững, có giá trị cao.
Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, không ngừng nghỉ Nông thôn mới

Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, không ngừng nghỉ

TTTĐ - Xác định rõ xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, do đó, thời gian qua chính quyền và Nhân dân xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao các tiêu chí đã đạt, đồng thời phấn đấu về đích xã Nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2024.
Phát huy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi bò sinh sản Nông thôn mới

Phát huy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi bò sinh sản

TTTĐ - Những năm qua, các mô hình nuôi bò sinh sản do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai ở nhiều địa phương đã giúp nhiều hộ dân tận dụng được tài nguyên sẵn có, góp phần nâng cao thu nhập và mở ra định hướng phát triển kinh tế bền vững.
Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, công nghệ cao Nông thôn mới

Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, công nghệ cao

TTTĐ - Hướng tới xây dựng nền nông nghiệp xanh, sinh thái, thời gian qua, huyện Thanh Oai (Hà Nội) tập trung nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, mô hình ứng dụng công nghệ cao. Nhờ vậy, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế cho người dân.
Xem thêm