Tag
Huyện Thanh Oai (Hà Nội)

Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, công nghệ cao

Nông thôn mới 30/10/2024 14:04
aa
TTTĐ - Hướng tới xây dựng nền nông nghiệp xanh, sinh thái, thời gian qua, huyện Thanh Oai (Hà Nội) tập trung nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, mô hình ứng dụng công nghệ cao. Nhờ vậy, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế cho người dân.
Nông dân trẻ bứt phá với nông nghiệp công nghệ cao Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu Đưa chuyển đổi số, khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Triển khai nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao, trong những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ gia đình tại huyện Thanh Oai chuyển sang xây dựng các chuỗi sản xuất nông sản an toàn. Những mô hình này không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, mà còn bảo vệ môi trường, giúp Thanh Oai hướng đến phát triển kinh tế xanh.

Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Minh Lê Thị Xiêm cho biết: Toàn xã hiện có hơn 396ha trồng lúa, chiếm 50% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua, hợp tác xã được huyện và ngành nông nghiệp Hà Nội hỗ trợ xây dựng mô hình trồng lúa chất lượng cao, gồm các giống: Bắc Thơm số 7, lúa thơm 225, ST 25 theo hướng sản xuất hữu cơ, an toàn. Mô hình cũng có sự tham gia của doanh nghiệp, nên đầu ra sản phẩm luôn được bảo đảm.

“Sau mỗi vụ thu hoạch, hầu hết lượng gạo sản xuất ra đều được các doanh nghiệp thu mua và hợp tác xã là đầu mối kết nối tiêu thụ cho bà con. Với sản lượng lúa cả năm đạt hơn 3.700 tấn, hợp tác xã thu được hơn 50 tỷ đồng. Đặc biệt, sản phẩm “Gạo chất lượng cao Bình Minh - Thanh Oai” của hợp tác xã đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận nhãn hiệu tập thể, nên các siêu thị, nhà hàng, doanh nghiệp đặt mua ngày một nhiều”, bà Lê Thị Xiêm chia sẻ.

Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, công nghệ cao
Sản phẩm “Gạo chất lượng cao Bình Minh - Thanh Oai”

Hay như mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng của gia đình ông Lê Hữu Giang ở xã Hồng Dương, đã áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, giúp bảo vệ môi trường. Từ số lượng vài nghìn con gà ban đầu, năm 2020, ông Giang đã quyết định mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng trang trại ứng dụng công nghệ cao.

Khu chăn nuôi gà đẻ trứng được xây dựng hoàn toàn khép kín, với hệ thống chuồng nuôi, ấp trứng hiện đại. Toàn bộ các công đoạn gần như tự động hoàn toàn, có hệ thống điều chỉnh nhiệt độ cho từng khu riêng biệt. Trung bình mỗi ngày, trang trại nuôi gà đẻ trứng của gia đình ông Giang bán ra thị trường hàng nghìn quả trứng, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Trang trại của gia đình ông đã được chứng nhận quy trình sản xuất, chăn nuôi đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Khuyến khích người dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Trên đây là hai trong rất nhiều mô hình chuyển đổi sản xuất theo chuỗi cho giá trị kinh tế cao, bảo vệ môi trường tại huyện Thanh Oai. Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Thanh Oai Nguyễn Doãn Thắng cho biết: Hiện trên địa bàn huyện có 12 mô hình nông nghiệp công nghệ cao, như: Mô hình trồng rau thủy canh tại thị trấn Kim Bài, diện tích 225m2; mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao ở xã Dân Hòa 3,4ha; mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng theo chương trình VietGAP ở xã Hồng Dương, quy mô 30.000 con và xã Liên Châu có quy mô 30.000 con gà đẻ trứng, 10.000 con gà thịt…

Ngoài ra, huyện duy trì và phát triển 3 chuỗi liên kết: Chuỗi thực phẩm an toàn A-Z của Hợp tác xã Hoàng Long (xã Tân Ước); chuỗi gạo thơm Bối Khê (xã Tam Hưng); chuỗi trứng vịt Liên Châu (xã Liên Châu). Đáng chú ý, từ sự chuyển dịch kể trên, đến nay, Thanh Oai đã hình thành các vùng sản xuất tập trung phát triển theo hướng VietGAP và hữu cơ như: Vùng sản xuất lúa diện tích 6.453ha; vùng trồng cây ăn quả 300ha; vùng trồng rau an toàn hơn 100ha; vùng nuôi trồng thủy sản 300ha...

Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, công nghệ cao
Đóng gói sản phẩm tại Hợp tác xã Hoàng Long (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai)

Định hướng sản xuất của nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện Thanh Oai, ông Đoàn Đức Dân, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội nhấn mạnh: Thời gian tới, Thanh Oai cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác nông nghiệp; khuyến khích người dân phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn.

Với định hướng lên quận trong giai đoạn 2026 - 2030, Thanh Oai cần điều chỉnh một số quy hoạch cho phù hợp với quy hoạch chung của thành phố và điều kiện phát triển của huyện. Đối với nông nghiệp, huyện tập trung xây dựng thành công các mô hình du lịch nông thôn, nông nghiệp trải nghiệm, nghỉ dưỡng theo chuỗi.

Mục tiêu các mô hình hướng tới là những cánh đồng ven sông được tổ chức thành những làng sinh thái, công viên nghỉ dưỡng kết hợp với canh tác nông nghiệp đô thị. Các mô hình sản xuất theo đó cũng phải là những mô hình nông nghiệp xanh, công nghệ cao, khép kín, có giá trị… Do đó, huyện cần đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng sản xuất, có chính sách hỗ trợ và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất…

Đọc thêm

Hà Nội công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5596/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Làng nghề truyền thống Hà Nội”.
Du lịch nông nghiệp - cơ hội mới cho nông dân Thủ đô Nông thôn mới

Du lịch nông nghiệp - cơ hội mới cho nông dân Thủ đô

TTTĐ - Vài năm gần đây, việc xây dựng các điểm du lịch nông nghiệp, phát triển các sản phẩm thế mạnh của địa phương, thu hút sự tham gia tích cực của người dân được xem là điểm nhấn trong phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Trong sự phát triển đi lên đó, người nông dân có thêm đường mới để làm giàu trên đồng ruộng của mình.
Thường xuyên trao đổi hiệu quả công tác Hội và phong trào nông dân Nông thôn mới

Thường xuyên trao đổi hiệu quả công tác Hội và phong trào nông dân

TTTĐ - Sáng 28/10, tại trụ sở Hội Nông dân tỉnh Kon Tum, tiếp tục chương trình làm việc tại tỉnh Kon Tum, đoàn công tác Hội Nông dân thành phố Hà Nội và Hội Nông dân tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024.
Kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho làng nghề truyền thống Nông thôn mới

Kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho làng nghề truyền thống

TTTĐ - Sáng 28/10, Sở Công thương Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc "Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024; Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP”.
Tăng cường kết nối, quảng bá nông sản giữa Hà Nội và Kon Tum Nông thôn mới

Tăng cường kết nối, quảng bá nông sản giữa Hà Nội và Kon Tum

TTTĐ - Từ ngày 26 - 29/10/2024, Đoàn công tác Hội Nông dân thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Nguyên Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân thành phố làm trưởng đoàn đi học tập, trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh Kon Tum.
Đưa sản phẩm làng nghề Phú Xuyên đến gần hơn với người tiêu dùng Nông thôn mới

Đưa sản phẩm làng nghề Phú Xuyên đến gần hơn với người tiêu dùng

TTTĐ - Ngày 26/10 hằng năm là “Ngày vinh danh làng nghề huyện Phú Xuyên”. Đây không chỉ là sự kiện văn hóa quan trọng mà còn dịp để tôn vinh những người thợ tài hoa; đồng thời, thúc đẩy phát triển kinh tế, gắn kết làng nghề với du lịch, nâng cao đời sống người dân.
Tăng cơ hội kết nối giữa chủ thể OCOP và doanh nghiệp nước ngoài Nông thôn mới

Tăng cơ hội kết nối giữa chủ thể OCOP và doanh nghiệp nước ngoài

TTTĐ - Chiều 25/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp tổ chức buổi giới thiệu thông tin “Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu”.
Công nhận điểm du lịch làng nghề cỏ tế mây tre đan Phú Túc Nông thôn mới

Công nhận điểm du lịch làng nghề cỏ tế mây tre đan Phú Túc

TTTĐ - Phú Túc là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng của Hà Nội với các sản phẩm cỏ tế mây tre đan mang giá trị nghệ thuật và lịch sử cao.
Nâng cao giá trị các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ Nông thôn mới

Nâng cao giá trị các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ

TTTĐ - Thông qua hoạt động triển lãm quảng bá, giao thương kết nối các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề, sẽ góp phần tạo ra môi trường liên kết giữa nghệ nhân, thợ giỏi với đội ngũ thiết kế trẻ phát huy ưu thế văn hóa địa phương, khát vọng phát triển kinh tế của cộng đồng tại làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Huyện Hoài Đức nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép” Nông thôn mới

Huyện Hoài Đức nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”

TTTĐ - Năm 2017, huyện Hoài Đức (Hà Nội) được Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới. Từ đó đến nay, địa phương tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép” xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao gắn với hoàn thành các tiêu chí huyện thành quận. Nhờ vậy, diện mạo vùng quê ngoại thành đã có đổi thay rõ rệt, nông thôn mang vóc dáng của một đô thị văn minh, hiện đại.
Xem thêm