Tag
Huyện Sóc Sơn

Lan toả các mô hình thực hiện Chỉ thị 05 trong xây dựng NTM

Nông thôn mới 02/11/2024 12:45
aa
TTTĐ - Việc học tập, làm theo Bác ở các Đảng bộ, chi bộ huyện Sóc Sơn trở thành việc làm thường xuyên; tạo sự lan tỏa tích cực trong toàn dân; đã xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu đóng góp quan trọng ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhất là trong công tác xây dựng Nông thôn mới (NTM).
Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, công nghệ cao Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, không ngừng nghỉ 100% các vi phạm mới về đất đai được xử lý dứt điểm

Triển khai các phong trào, mô hình điểm

Chi bộ thôn Vệ Linh là một trong 4 chi bộ nông nghiệp thuộc Đảng bộ xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn. Chi bộ có 131 đảng viên sinh hoạt tại 7 tổ đảng, lãnh đạo 8 đội sản xuất với 827 hộ, 3.255 nhân khẩu.

Bám sát tình hình địa phương, Chi bộ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc học tập và làm theo Bác gắn với những việc làm cụ thể, vận động cán bộ, đảng viên và Nhân dân hưởng ứng, xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu trên địa bàn; xác định có vai trò như là khởi đầu, triển khai hầu hết các phong trào, các mô hình điểm, làm cơ sở nhân rộng trong toàn xã.

Điển hình như mô hình xây dựng thành công mô hình “Tuyến đường tự quản xanh - sạch - đẹp, nở hoa kiểu mẫu” gồm 5 tuyến đường hoa, 1 xóm ngõ kiểu mẫu với hơn 17.000 cây hoa các loại và các dải hoa, tranh tường, giỏ hoa khác với tổng giá trị xã hội hóa 400 triệu đồng. Thành công của mô hình đã nhân rộng thêm 5 tuyến đường hoa trong xã.

Lan toả các mô hình thực hiện Chỉ thị 05 trong xây dựng NTM
Nhiều mô hình thực hiện Chỉ thị 05 gắn với xây dựng Nông thôn mới được nhân rộng trong xã Phù Linh

Bên cạnh đó là mô hình tuyến đường đèn chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời được Vệ Linh đi đầu thực hiện. Tuyến đường có chiều dài 800m với 14 bóng, lắp 14 đế cờ, tổng trị giá 26 triệu đồng. Từ hiệu quả của mô hình, xã đã nhân rộng thêm 4 tuyến tại 3 thôn còn lại.

Trước đó, từ năm 2022, mô hình phân loại và xử lý rác thành phân hữu cơ tại hộ gia đình được triển khai điểm tại thôn với 250 hộ tham gia. Cuối năm 2023 mô hình đã nhân rộng ra toàn xã, đưa tỷ lệ gia đình phân loại rác thải đạt 81,39%.

Chi bộ thôn Vệ Linh cũng đi đầu trong thực hiện xã hội hoá, lắp 34 mắt camera an ninh tại 34 vị trí với tổng kinh phí 45 triệu đồng. Mô hình hoạt động hiệu quả, tạo sự đồng tình, hưởng ứng của Nhân dân. Từ hiệu quả mô hình, năm 2023, toàn xã phát triển 128 mắt camera với 100% các thôn còn lại, tổng kinh phí gần 200 triệu đồng. Mô hình camera an ninh đã phục vụ hữu ích công tác an ninh trật tự, phòng, chống tội phạm và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn.

Ngoài ra, Chi bộ lãnh đạo, triển khai xã hội hóa gắn 900 biển số nhà, 30 biển tên đường, 50 biển tên ngõ với tổng kinh phí 45 triệu đồng; xây dựng được trang thương mại của thôn với gần 2.000 người tham gia; lãnh đạo chi hội Phụ nữ thôn ra mắt thành công mô hình “Danh lam thắng cảnh kiểu mẫu” tại Đền Sóc, mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch”, triển khai và ra mắt mô hình thôn văn hóa kiểu mẫu… Năm 2024, chi bộ đang tập trung chỉ đạo triển khai phấn đấu đạt chuẩn thôn thông minh, xây dựng 1 sản phẩm OCOP, 1 tuyến đường 4.0 - thanh toán thông minh.

Thôn cũng là điểm sáng trong phong trào văn nghệ, thể thao quần chúng, đại diện cho huyện tham gia nhiều phong trào TP phát động.

Với những kết quả đạt được, năm 2023, Chi bộ, cán bộ và Nhân dân thôn Vệ Linh, các chi hội đoàn thể đều được UBND TP Hà Nội, các ngành dọc cấp trên xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và tặng thưởng 14 giấy khen các loại. Chi bộ được Đảng ủy công nhận danh hiệu đạt chi bộ 4 tốt. Ban công tác Mặt trận và Chi hội Phụ nữ thôn Vệ Linh được UBND TP Hà Nội tặng Bằng khen. Năm 2024, Chi bộ Vệ Linh được lựa chọn, trình Ban Tuyên giáo Trung ương tặng Bằng khen.

Lan toả các mô hình thực hiện Chỉ thị 05 trong xây dựng NTM
Diện mạo Nông thôn mới tại thôn Vệ Linh

Đổi mới, lựa chọn nội dung phù hợp với từng đơn vị

Theo Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Sóc Sơn Nguyễn Nam Hà: Nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng Chỉ thị 05, ngày 15/5/2016 và Kết luận số 21, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 “Đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy và cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở tổ chức nghiên cứu, quán triệt, học tập và chủ động đăng ký làm theo Bác.

Huyện uỷ đã chỉ đạo nghiêm túc việc quán triệt, học tập các chuyên đề theo hướng đổi mới, lựa chọn và triển khai nội dung chuyên đề theo từng năm, từng đơn vị, phù hợp với nhiệm vụ chính trị. Đến nay, việc học tập, làm theo Bác ở các Đảng bộ, chi bộ huyện Sóc Sơn trở thành việc làm thường xuyên; tạo sự lan tỏa tích cực trong toàn dân; đã xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu đóng góp quan trọng ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhất là trong công tác xây dựng Nông thôn mới.

Đến thời điểm này, toàn huyện đã có 11 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao và 11 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu, vượt xa so với chỉ tiêu đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra (chỉ tiêu đại hội đề ra đến cuối nhiệm kỳ, toàn huyện có 10 xã đạt Nông thôn mới nâng cao và 3 xã đạt Nông thôn mới kiểu mẫu).

Lan toả các mô hình thực hiện Chỉ thị 05 trong xây dựng NTM
Toàn huyện Sóc Sơn có 11 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao và 11 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu

Cũng theo Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Sóc Sơn, thời gian qua, công tác chính trị, tư tưởng luôn được huyện coi trọng hàng đầu; công tác tổ chức, cán bộ, phát triển Đảng được chỉ đạo thường xuyên, đạt kết quả tốt.

Đến nay đã có 50% Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã, thị trấn không phải là người địa phương; Huyện hoàn thàng chỉ tiêu phát triển thêm 3 chi bộ, 47 đảng viên thuộc doanh nghiệp ngoài nhà nước. Với sự quyết liệt của cả Đảng bộ, năm 2024, toàn huyện kết nạp được 363 đảng viên mới (đạt 119% kế hoạch thành uỷ giao).

Công tác dân vận được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Trong đó phòng trào thi đua “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn kiểu mẫu năm 2024 thu được nhiều kết quả nổi bật. “Dân vận khéo” được thực hiện đồng bộ từ huyện đến cơ sở trên cả 4 lĩnh vực (kinh tế, văn hoá – xã hội, quốc phòng – an ninh, xây dựng hệ thống chính trị) với 34 mô hình, điển hình; cấp cơ sở có 269 mô hình điển hình “Dân vận khéo” được công nhận đạt năm 2024 và 1 mô hình được gắn biển mô hình “Dân vận khéo” chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô.

Với kết quả xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024.

Cụ thể như: 9 tháng đầu năm tăng trưởng kinh tế huyện đạt 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Hoàn thành xây dựng, đánh giá công nhận thêm 8 xã Nông thôn mới kiểu mẫu, đang hoàn thành đánnh giá công nhận thêm 8 xã Nông thôn mới; thu ngân sách 10 tháng đạt hơn 1,721 tỷ đồn, bằng 96% so với dự toán giao và bằng 131% so với cùng kỳ năm trước…

Trang thông tin có sự phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm