Tag

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP

Nông thôn mới 05/11/2024 13:09
aa
TTTĐ - Những năm qua, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã đạt được những kết quả nổi bật. Toàn huyện hiện có 149 sản phẩm OCOP của 35 chủ thể đã được công nhận, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Nâng cao giá trị các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ Tăng cơ hội kết nối giữa chủ thể OCOP và doanh nghiệp nước ngoài Đưa sản phẩm làng nghề Phú Xuyên đến gần hơn với người tiêu dùng Nâng tầm thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP vươn ra thế giới

Thêm 22 sản phẩm được đánh giá, phân hạng

Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học cho biết: Những năm qua, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả nổi bật.

Toàn huyện có tổng số 149 sản phẩm OCOP của 35 chủ thể đã được công nhận, trong đó có 5 sản phẩm 5 sao, 86 sản phẩm 4 sao và 58 sản phẩm 3 sao, tập trung ở các nhóm: Thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, làng nghề và du lịch… Đây là những sản phẩm, dịch vụ đặc trưng, có lợi thế ở địa phương, đã có truyền thống và đang tích cực xây dựng, phát triển thương hiệu.

Năm 2024, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện rà soát, đăng ký 22 sản phẩm của 8 chủ thể tham gia Chương trình OCOP, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, gồm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và nông sản, thực phẩm.

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP
Phó Chủ tịch UBND huyện gia Lâm Trương Văn Học đánh giá về chương trình OCOP trên địa bàn huyện

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Gia Lâm Nguyễn Tiến Hoàng, trong số 22 sản phẩm đăng ký tham gia chấm điểm phân hạng đợt này, có 17 sản phẩm đã đạt OCOP 3 sao, 4 sao, 5 sao đăng ký chấm lại, do hết thời hạn công nhận theo quy định.

Cụ thể gồm: Rau cải bắp, cải thảo, mùng tơi, quả bầu, mướp đắng, súp lơ xanh - trắng, nhóm cải thân lá, cà tím (Hợp tác xã Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp Văn Đức); khoai tây chiên, hành sấy, hành phi, tỏi chiên (hộ kinh doanh Lê Văn Quân); tinh bột nghệ vàng (hộ kinh doanh cơ sở sản xuất tinh bột nghệ khô Bà Bé); 3 bộ bát đĩa sứ hoa sen đỏ, chim én hoa sen, rồng phượng và bộ ấm chén gốm sứ chim én hoa sen (Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh).

5 sản phẩm đăng ký mới, gồm: 2 sản phẩm đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa, đông trùng hạ thảo tươi của chủ thể Công ty TNHH Sản xuất, thương mại, dịch vụ Sơn Tùng Vina; sản phẩm “Tụ bảo bình” của chủ thể Công ty TNHH Mỹ nghệ đá quý Việt Nam (xã Đình Xuyên) với nguồn gốc tự nhiên, trong đá có ngọc nhiều màu sắc, có minh chứng nguyên liệu đầu vào, được thiết kế độc đáo với ý nghĩa tụ khí, tụ lộc, chế tác với kỹ năng truyền thống, hoàn thiện trong 6 tháng.

Các bộ sản phẩm gốm sứ đặc trưng của làng gốm Bát Tràng, huyện Gia Lâm, như đồ thờ tâm linh men hoàng lục bảo của hộ kinh doanh Nguyễn Huy Hoàng; bộ sản phẩm con giáp duyên của Công ty TNHH Ngàn năm gốm Việt.

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP
Sản phẩm “Tụ bảo bình” của chủ thể Công ty TNHH Mỹ nghệ đá quý Việt Nam (xã Đình Xuyên)

Mới đây, UBND huyện Gia Lâm đã phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện năm 2024.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Gia Lâm đã đánh giá khách quan, chính xác đối với từng sản phẩm theo Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

Theo đó, đã có 11 sản phẩm đạt OCOP 3 sao, 7 sản phẩm tiềm năng OCOP 4 sao và 4 sản phẩm của Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh đạt tiềm năng 5 sao. Huyện Gia Lâm sẽ hoàn thiện hồ sơ các sản phẩm để đề nghị UBND thành phố ban hành quyết định công nhận đối với các sản phẩm đạt OCOP theo quy định.

Tăng cường quảng bá và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP

Theo báo cáo của Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm, những năm gần đây, nhiều chủ thể OCOP của huyện đã tích cực tham gia các chương trình trưng bày, quảng bá, xúc tiến thương mại do UBND thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành, quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố cũng như tại các tỉnh, thành trên toàn quốc tổ chức.

Tiêu biểu là các chủ thể: Hợp tác xã vàng, bạc, quỳ Kiêu Kỵ; cơ sở sản xuất tinh dầu, tinh bột nghệ Bà Bé; Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Sơn Tùng Vina; Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh…

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP
Bộ sản phẩm con giáp duyên của Công ty TNHH Ngàn năm gốm Việt

Bên cạnh đó, để hỗ trợ giới thiệu, quảng bá và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP trên địa bàn, Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm đã tham mưu UBND huyện triển khai trưng bày các sản phẩm OCOP và làng nghề tại các sự kiện lớn của huyện, tạo hiệu ứng tốt trong quảng bá sản phẩm, trong đó có các sự kiện như: Tuần lễ du lịch Bát Tràng, lễ hội Gióng đền Phù Đổng...

Huyện cũng phối hợp với UBND xã Dương Xá và 9 chủ thể OCOP tổ chức triển khai các gian hàng tại Khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP huyện Gia Lâm tại khu vực Đền Nguyên phi Ỷ Lan, xã Dương Xá.

Trong thời gian tới, Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm tiếp tục phối hợp với UBND các xã, thị trấn và các phòng, ban ngành liên quan tham mưu UBND huyện triển khai thêm các điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề huyện Gia Lâm tại các điểm du lịch trên địa bàn.

Đọc thêm

Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ Nông thôn mới

Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ

TTTĐ - Đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa) cho rằng, sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế chưa cao, kết quả xã đạt chuẩn Nông thôn mới ở một số vùng vẫn còn chênh lệch lớn...
Lan toả các mô hình thực hiện Chỉ thị 05 trong xây dựng NTM Nông thôn mới

Lan toả các mô hình thực hiện Chỉ thị 05 trong xây dựng NTM

TTTĐ - Việc học tập, làm theo Bác ở các Đảng bộ, chi bộ huyện Sóc Sơn trở thành việc làm thường xuyên; tạo sự lan tỏa tích cực trong toàn dân; đã xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu đóng góp quan trọng ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhất là trong công tác xây dựng Nông thôn mới (NTM).
Hạ tầng khung hứa hẹn làm thay đổi diện mạo thị xã Sơn Tây Nông thôn mới

Hạ tầng khung hứa hẹn làm thay đổi diện mạo thị xã Sơn Tây

TTTĐ - Hàng loạt dự án hạ tầng đang được triển khai quyết liệt hứa hẹn sẽ làm thay đổi diện mạo của thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Đây được cho là ưu tiên của thị xã nhằm thúc đẩy phát triển địa phương theo hướng đô thị, hiện đại, xứng đáng với tiềm năng và lợi thế.
Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm công trình thủy lợi Nông thôn mới

Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm công trình thủy lợi

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3616/UBND-KTN về tăng cường xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Bình Thuận tập trung phát triển ngành hàng thanh long giá trị cao Nông thôn mới

Bình Thuận tập trung phát triển ngành hàng thanh long giá trị cao

TTTĐ - Tỉnh Bình Thuận đang tập trung triển khai Kết luận số 977 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, hướng tới phát triển ngành thanh long bền vững, có giá trị cao.
Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, không ngừng nghỉ Nông thôn mới

Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, không ngừng nghỉ

TTTĐ - Xác định rõ xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, do đó, thời gian qua chính quyền và Nhân dân xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao các tiêu chí đã đạt, đồng thời phấn đấu về đích xã Nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2024.
Phát huy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi bò sinh sản Nông thôn mới

Phát huy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi bò sinh sản

TTTĐ - Những năm qua, các mô hình nuôi bò sinh sản do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai ở nhiều địa phương đã giúp nhiều hộ dân tận dụng được tài nguyên sẵn có, góp phần nâng cao thu nhập và mở ra định hướng phát triển kinh tế bền vững.
Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, công nghệ cao Nông thôn mới

Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, công nghệ cao

TTTĐ - Hướng tới xây dựng nền nông nghiệp xanh, sinh thái, thời gian qua, huyện Thanh Oai (Hà Nội) tập trung nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, mô hình ứng dụng công nghệ cao. Nhờ vậy, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế cho người dân.
Hà Nội công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5596/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Làng nghề truyền thống Hà Nội”.
Du lịch nông nghiệp - cơ hội mới cho nông dân Thủ đô Nông thôn mới

Du lịch nông nghiệp - cơ hội mới cho nông dân Thủ đô

TTTĐ - Vài năm gần đây, việc xây dựng các điểm du lịch nông nghiệp, phát triển các sản phẩm thế mạnh của địa phương, thu hút sự tham gia tích cực của người dân được xem là điểm nhấn trong phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Trong sự phát triển đi lên đó, người nông dân có thêm đường mới để làm giàu trên đồng ruộng của mình.
Xem thêm