Triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS
Liên tục đổi mới phương thức cung cấp các dịch vụ về phòng, chống HIV/AIDS
TS Lã Thị Lan, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết, kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên phát hiện vào năm 1991, đến nay Hà Nội đã có trên 30 năm ứng phó với dịch HIV/AIDS, với nhiều nỗ lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu lớn như đã có một hệ thống tổ chức phòng, chống HIV/AIDS chặt chẽ từ thành phố đến quận, huyện, xã, phường, thị trấn với sự vào cuộc của các cấp, các ngành.
Việc cung cấp các dịch vụ về phòng, chống HIV/AIDS liên tục được cập nhật, đổi mới, áp dụng các sáng kiến, thành tựu khoa học và khuyến cáo mới nhất của các tổ chức quốc tế giúp mở rộng về độ bao phủ và tăng cường về chất lượng dịch vụ.
Ảnh minh hoạ |
Công tác xét nghiệm ngày càng được cải tiến về kỹ thuật và mở rộng quy mô, hiện nay có 73 phòng xét nghiệm sàng lọc, 11 cơ sở xét nghiệm khảng định HIV. Kỹ thuật xét nghiệm phát hiện nhiễm mới đã được triển khai 2 năm gần đây.
Ngoài xét nghiệm truyền thống (khách hàng tự đến các phòng tư vấn xét nghiệm) thì nay đã mở rộng các hình thức tiếp cận, xét nghiệm khác như xét nghiệm tại cộng đồng và tự xét nghiệm, tiếp cận online đối với các đối tượng nguy cơ cao qua các trang mạng xã hội.
Những năm gần đây, Hà Nội mỗi năm xét nghiệm cho khoảng 3-4.000 lượt khách hàng nhằm phát hiện sớm người nhiễm HIV để đưa vào điều trị góp phần nâng cao chất lượng Chương trình.
Cùng với đó, Chương trình điều trị ARV được triển khai từ năm 2000 tại bệnh viẹn đóng đa cho 50 bệnh nhân, đến nay đã có 23 cơ sở điều trị ARV cho 13.277 bệnh nhân.
Đặc biệt có 98,7% bệnh nhân điều trị ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế, họ hoàn toàn khỏe mạnh bình thường và không lây nhiễm cho người khác qua quan hệ tình dục, giảm đáng kể tình trạng mẹ truyền HIV sang con. Số nhiễm mới và tử vong giảm đáng kể.
Nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành phòng, chống HIV/AIDS cho đối tượng thanh niên
Tuy nhiên, hiện nay công tác phòng, chống HIV/AIDS đang bước vào một giai đoạn mới với nhiều khó khăn, thách thức. Đến tháng 10/1022, Hà Nội còn 19,926 người nghiễm HIV, là địa phương có số người nhiễm thứ 2 sau thành phố Hồ Chí Minh.
Điều đáng lo ngại là xu hướng lây truyền HIV chủ yếu qua đường tình dục không an toàn và ngày càng trẻ hoá. Nhiễm HIV lứa tuổi 15-24 tuổi tăng nhanh từ 8,1% năm 2016 lên 32,2% trong 10 tháng năm 2022, chủ yếu lây qua quan hệ tình dục với 60,8%.
Triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS |
Trong khi kiến thức, thái độ và thực hành phòng, chống HIV/AIDS của thanh niên còn hạn chế. Theo số liệu điều tra dân số năm 2021, tỷ lệ hiểu biết toàn diện về dự phòng lây nhiễm HIV ở nữ từ 15-24 tuổi chỉ chiếm 39,8%, ở nam là 48,7%.
Tỷ lệ có thái độ phân biệt đối xử với HIV ở nữ từ 15-24 tuổi là 36,6%, còn ở nam là 39, 7%. Ngay cả với các em có trình độ cao đẳng, đại học trở lên tỷ lệ hiểu biết toàn diện về dự phòng lây nhiễm HIV cũng chỉ đạt ở 29,8% đối với nữ và 48,7% đối với nam.
Như vậy nhóm tuổi này có kiến thức, thái đọ rấy hạn chế so với mục tiêu đặt ra chung của người Việt Nam ở độ tuổi từ 15-49 tuổi là 80% cở cả hai chỉ số trên.
Cùng với kiến thức về HIV/AIDS hạn chế, ở nhóm tuổi 15-24 tuổi có nhiều hơn 1 bạn tình. Đây là yếu tố quan trọng dẫn đến quan hệ tình dục không an toàn làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và mắc các bệnh lây qua đường tình dục như, giang mai.
Chính vì vậy, Bộ Y tế đã chọn chủ đề “Chấm dứt dịch AIDS – Thanh niên sẵn sàng”. Thanh niên sẵng sàng nghĩa là sẵn sàng học hỏi để nâng cao kiến thức, thái độ về HIV/AIDS. Sẵn sàng thực hành lối sống lành mạnh an toàn; Sẵn sàng chống kỳ thị đối xử và tích cự tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, Hà Nội đã có nhiều hoạt động truyền thông phong phú, đa dạng, thông qua đó lan toả thông điệp “Chấm dứt dịch AIDS- Thanh niên sẵng sàng” thể hiện sự cam kết, trách nhiệm và quyết tâm hành động sớm để kết thúc đại dịch AIDS.
Đặc biệt chú trọng nhóm thanh niên, bao gồm nhóm thanh niên là học sinh, sinh viên cần tăng cường cung cấp thông tin về HIV/AIDS, giới tính, sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn, tác hại ma tuý.
Ngoài ra, cảnh báo nguy cơ lây nhiễm HIV ở giới trẻ thông qua các tiết ngoại khóa, các hội thảo, nói chuyện chuyên đề, các cuộc thi viết về HIV/AIDS, các hoạt động sân khấu.
Mặt khác, lồng ghép trong các sự kiện truyền thông tại các trường trung học phổ thông, cá trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề; Tăng cường truyền thông về chống kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS, các biện pháp tự phòng tránh lây nhiễm HIV và lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, xét nghiệm sớm và điều trị cho người nhiễm HIV nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của học sinh, sinh viên.
Đối với nhóm thanh niên là công nhân, người lao động cần tăng cường các hoạt động truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS tại các công ty, doanh nghiệp, tập trung vào một số nội dung như hiểu biết về HIV/AIDS và các biện pháp phòng tránh, tiếp cận và sử dụng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV…
Đồng thời, các đơn vị cần tăng cường chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban, ngành, đoàn thể, các phường chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp với các đơn vị y tế trên địa bàn thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được giao, tăng cường tiếp cận và tư vấn xét nghiệm HIV, động viên người nhiễm HIV tham gia điều trị ARV, đảm bảo 100% người nhiễm HIV sinh sống trên địa bàn có thẻ bảo hiểm y tế và tham gia điều trị ARV bằng thẻ bảo hiểm y tế.