Tag

Thực hư chuyện GenZ "cả thèm chóng chán", hay nhảy việc và "bật" sếp

Nhịp sống trẻ 23/02/2023 10:49
aa
TTTĐ - Chuyển việc là hiện tượng thường thấy ở mọi độ tuổi nhưng phần nào xảy ra chóng vánh và mơ hồ hơn ở các bạn trẻ, đặc biệt là GenZ.
Khi Gen Z trở thành giảng viên đại học... GenZ đi xem bói đầu năm: Đừng để tiền mất tật mang GENZ chia sẻ về bí quyết thi IELTS đạt kết quả cao

GenZ đã không còn là những cô bé, cậu bé tiểu học non nớt trong trí nhớ của chúng ta. Họ đã học đại học, ra trường, đi làm, là lực lượng lao động khổng lồ đang bước chân vào thị trường lao động.

"Đứng núi này trông núi nọ" hay thích tự lập trên con đường sự nghiệp?

Không giống như những thế hệ đi trước, thay vì gắn bó nhiều năm cho một công việc thì giờ đây Gen Z có xu hướng nhảy việc cao hơn, xu hướng nghỉ việc ra làm riêng càng ngày càng tăng cao. Thậm chí nhiều người trẻ còn chia sẻ, bản thân từng viết thư xin việc vào nơi khác ngay cả khi còn đang ngồi ở công ty hiện tại.

Một trong những điều tạo nên sự khác biệt quan trọng nhất giữa Gen Z và các thế hệ khác là sự nhạy bén với thế giới công nghệ. Sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội mang tới vô vàn các trang web cung cấp thông tin việc làm phổ biến giúp nhân sự tìm tòi được những cơ hội tốt hơn, dễ so sánh với công việc cũ và đổi việc để có mức đãi ngộ tốt hơn.

Lương thấp, chế độ đãi ngộ không tốt, môi trường gò bó,... nằm trong vô vàn lý do khiến Gen Z thường xuyên nhảy việc (Ảnh minh họa).
Lương thấp, chế độ đãi ngộ không tốt, môi trường gò bó,... nằm trong vô vàn lý do khiến Gen Z thường xuyên nhảy việc (Ảnh minh họa - freepik)

Là một GenZ được nuôi dưỡng trong một thế giới kết nối mạng, Ngọc Ánh (sinh viên năm thứ hai, Đại học Hà Nội) thường có nhiều lựa chọn để tự quyết định cho chính mình trong con đường sự nghiệp.

Ánh chia sẻ: "Sinh ra và lớn lên trong một thế giới được kết nối mạng, với thông tin và tài nguyên đa dạng, mình có thể dễ dàng truy cập thông tin về các lĩnh vực khác nhau và có thể tìm kiếm cũng như khám phá các cơ hội sự nghiệp một cách độc lập. Điều này sẽ cho phép mình tự quyết định con đường sự nghiệp của mình mà không cần phải dựa vào sự hướng dẫn của người khác".

Ngoài ra, Ngọc Ánh cũng cho biết cô nàng có khả năng linh hoạt và đa năng, với khả năng thích nghi với nhiều lĩnh vực khác nhau. "Mình muốn tài chính không chỉ dựa vào một mức lương cố định mà còn đến từ nhiều nguồn thu nhập khác nhau. Bản thân mình cũng rất muốn khám phá nhiều con đường sự nghiệp khác nhau và không muốn bị giới hạn bởi một công việc duy nhất", Ánh tâm sự.

Ngọc Ánh không ngừng tìm kiếm những cơ hội việc làm tốt hơn
Ngọc Ánh không ngừng tìm kiếm những cơ hội việc làm tốt hơn

Có thể nói, khác với 7x, 8x, GenZ thường thích thử thách và thách thức giới hạn của họ, Internet phát triển giúp cho họ có thể tự học mọi thứ, sẵn sàng nhảy vào những ngành nghề khác dù họ chưa từng được đào tạo qua đại học.

Một số bạn trẻ khác lại thường có xu hướng tìm kiếm ý nghĩa và giá trị trong cuộc sống và sự nghiệp của mình. Họ có thể muốn tự lập để tạo ra những tác động tích cực đối với thế giới xung quanh họ.

Là một cô nàng cá tính và phóng khoáng, Minh Anh (21 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: "Mình thích đổi mới và thử nghiệm những ý tưởng mới mà bản thân nghĩ ra, chính vì vậy mà mình không muốn những ý tưởng đó bị giới hạn bởi các khung giờ làm việc cố định hoặc bởi các công việc đã được phân chia sẵn”.

"Bật" sếp hay mong muốn được công nhận?

Dạo một vòng trên Facebook, không khó để bắt gắp những dòng trạng thái như: "Đi làm lương 5 triệu bật lại sếp là chuyện bình thường". Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên đón nhận câu nói với mục đích giải trí, không nên cổ xúy việc cãi lại cấp trên một cách vô lý, không có luận điểm rõ ràng và càng không nên đánh đồng với những người mong muốn được công nhận đóng góp của bản thân. Bởi lẽ, trong thời đại dân chủ văn minh, việc nói lên tiếng nói của bản thân là điều nên làm, đặc biệt là những ý kiến đóng góp cho môi trường làm việc tốt hơn.

Thực hư chuyện GenZ
Thay vì "bật" sếp "tanh tách", các bạn trẻ cần chú ý lựa chọn cách góp ý với cấp trên (Ảnh minh họa - freepik)

Minh Anh chia sẻ: "Hồi mới đi làm, nhờ thái độ làm việc tốt nên mình được sếp quý, nhưng cũng vì nhiều quan điểm bất đồng nên mình hay đi quá giới hạn và tranh luận gay gắt với cấp trên để được công nhận ý kiến. Không lâu sau mình cũng nghỉ việc, nhưng điều mình nhận ra, dù không tán thành với ý tưởng của cấp trên thì việc cãi vã cũng là điều không nên làm.

Đến thời điểm hiện tại có những lúc mình thấy căng thẳng vì áp lực công việc nhưng cãi nhau với sếp, cãi nhau với đồng nghiệp đã không còn nữa. Với những ý tưởng hay quan điểm khác, mình chọn cách góp ý trên tinh thần xây dựng và bình tĩnh chia sẻ, lập luận chặt chẽ, rõ ràng. Làm như thế vừa không mất lòng sếp mà bản thân cũng dễ dàng có được sự tin tưởng, công nhận".

Bà Sharon Daniels, CEO của hãng tư vấn và đào tạo quốc tế AchieveGlobal cũng đã nêu lên quan điểm về vấn đề này: "Việc nhân viên đưa ra những ý tưởng và phản hồi đầy hiểu biết sâu sắc của bạn với cấp trên sẽ mang lại cho họ những cơ hội nắm giữ vị trí quản lý cao hơn, gia tăng giá trị của họ với tổ chức đang làm việc và mở ra con đường thăng tiến trong sự nghiệp".

Không gò mình trong khuôn mẫu, định kiến là một phần dẫn đến xu hướng nhảy việc, "bật" sếp ở GenZ. Tuy nhiên, người trẻ cũng nên hiểu, mỗi nhân sự có 5 năm đầu rất quan trọng, nếu nhảy việc qua nhiều trong thời gian này mà chưa nắm được vị trí tốt thì bản thân rất dễ bị đào thải bởi người trẻ hơn. Đồng thời, "bật" sếp cũng không phải hướng giải quyết tốt trong công việc. Điều này còn có thể khiến bạn rơi vào "danh sách đen" của nhà tuyển dụng.

Đọc thêm

Khen thưởng thanh niên tình nguyện, trao quà tới người dân khó khăn Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Khen thưởng thanh niên tình nguyện, trao quà tới người dân khó khăn

TTTĐ - Chiều 7/11, Quận đoàn – Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam quận Tây Hồ, Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2024 và trao quà tặng các hộ gia đình chịu thiệt hại sau cơn bão số 3 (Yagi) trên địa bàn quận.
Răn đe, phòng ngừa tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật giao thông Nhịp sống trẻ

Răn đe, phòng ngừa tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật giao thông

TTTĐ - Trước tình trạng thanh thiếu niên vi phạm an toàn giao thông gia tăng, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã triển khai nhiều tổ công tác tuần tra kiểm soát trên khắp các tuyến đường xuyên tâm, hướng từ các huyện ngoại thành vào trung tâm Hà Nội.
Luật Thủ đô: Động lực thu hút nhân tài Nhịp sống trẻ

Luật Thủ đô: Động lực thu hút nhân tài

TTTĐ - Luật Thủ đô 2024 tập trung vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững, hiện đại hóa Thủ đô và đặc biệt là tạo ra các cơ chế ưu việt nhằm thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Những quy định trong Luật Thủ đô 2024 sẽ giúp Hà Nội khẳng định vị thế là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục và đổi mới sáng tạo của cả nước.
Bài 3: Xử lý dứt điểm tình trạng đua xe tại Hà Nội Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Bài 3: Xử lý dứt điểm tình trạng đua xe tại Hà Nội

TTTĐ - Vụ việc các nhóm thanh, thiếu niên tụ tập đua xe, gây rối trật tự công cộng, gây tai nạn chết người, khiến dư luận bức xúc, lo ngại. Nhiều người dân, chuyên gia tội phạm học và luật sư...đề nghị tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông cần phải được xử lý nghiêm để răn đe, phòng ngừa các vụ việc tương tự xảy ra.
Thanh niên tình nguyện hỗ trợ thi công đường bộ cao tốc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên tình nguyện hỗ trợ thi công đường bộ cao tốc

TTTĐ - Ngày 7/11, Trung ương Đoàn tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai “Đợt thi đua tình nguyện tham gia hỗ trợ hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”. Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương chủ trì hội nghị.
Cầu nối sáng tạo, đưa bạn trẻ đến gần với nghệ thuật chèo Camera 360 trẻ

Cầu nối sáng tạo, đưa bạn trẻ đến gần với nghệ thuật chèo

TTTĐ - Với thông điệp "Chèo nảy nhịp xưa, nay hòa sắc mới", dự án “Chèo nảy, chèo nay” hướng đến việc khơi dậy sự "bật nảy" của một nét văn hóa truyền thống nay hòa cùng hơi thở mới của thời đại. Hoạt động được kỳ vọng là cầu nối sáng tạo đưa bạn trẻ đến gần hơn với nghệ thuật chèo.
Những dấu ấn mạnh mẽ trở thành thương hiệu của sinh viên Thủ đô Tôi yêu Hà Nội

Những dấu ấn mạnh mẽ trở thành thương hiệu của sinh viên Thủ đô

TTTĐ - Theo Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Tiến Hưng, năm học 2023 - 2024, nhiều hoạt động trong công tác Đoàn - Hội và phong trào thanh niên khối trường học đã để lại dấu ấn mạnh mẽ và trở thành thương hiệu của sinh viên, học sinh Thủ đô.
Tôn vinh nhà giáo trẻ Thủ đô tiêu biểu Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tôn vinh nhà giáo trẻ Thủ đô tiêu biểu

TTTĐ - Các thầy, cô giáo được tuyên dương "Nhà giáo trẻ Thủ đô tiêu biểu" năm 2024 đều có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy, hướng dẫn học sinh, sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, tác giả các bài báo, tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế. Họ cũng là những cán bộ đoàn nhiệt huyết, sáng tạo trong phong trào thanh niên.
Thanh niên Thủ đô xung kích lan toả và phát triển văn hoá Tôi yêu Hà Nội

Thanh niên Thủ đô xung kích lan toả và phát triển văn hoá

TTTĐ - Hình ảnh Hà Nội trở thành điểm đến “An toàn - Thân thiện” được thanh niên Thủ đô tham gia giới thiệu, quảng bá rộng rãi và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Bài 2: Vì sao nạn đua xe lộng hành? Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Bài 2: Vì sao nạn đua xe lộng hành?

TTTĐ - Trước tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách đánh võng…, các cơ quan chức năng TP Hà Nội đã vào cuộc điều tra, truy tố, xét xử nhiều đối tượng với mức án nghiêm khắc. Tuy nhiên do nhiều gia đình nuông chiều, không giám sát quản lý con em nên tình trạng “quái xế” gây náo loạn đường phố vẫn tiếp tục xảy ra.
Xem thêm