Tag

Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế

Tin Y tế 06/11/2022 22:00
aa
TTTĐ - Ngày 6/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo) chủ trì phiên họp thứ 18 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh Giải ngân vốn đầu tư công, mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế chưa được cải thiện nhiều Rà soát cơ sở dịch vụ thẩm mỹ, massage, kinh doanh mỹ phẩm, trang thiết bị y tế Chính phủ ban hành Nghị quyết bảo đảm thuốc, trang thiết bị và thanh toán bảo hiểm y tế
Tại phiên họp thứ 18 Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tại phiên họp thứ 18 Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự họp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ có các thành viên Ban Chỉ đạo: Các Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Các điểm cầu địa phương có thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố là Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường

heo báo cáo của Bộ Y tế, trên thế giới đến ngày 30/10/2022 đã ghi nhận hơn 635,3 triệu ca mắc COVID-19, trên 6,59 triệu trường hợp tử vong. Trong 7 ngày vừa qua, có 16 nước, vùng lãnh thổ ghi nhận số ca tử vong cao, từ 100 ca trở lên; cho thấy đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường.

Ở nước ta, đến nay đã ghi nhận trên 11,5 triệu ca mắc, hơn 10,6 triệu người khỏi bệnh (92,2%) và hơn 43.000 ca tử vong (0,38%). Tháng 10 cả nước ghi nhận 24.283 ca mắc mới, giảm 64,8% so với tháng trước; 15 ca tử vong, giảm 16 ca. Đáng chú ý, trong nước cũng đã ghi nhận trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.4, BA.5, BA.2.74 trong cộng đồng, mới nhất là biến thể phụ BA.2.75.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan báo cáo tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan báo cáo tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đối với công tác tiêm vaccine, tính đến hết ngày 2/11/2022, Việt Nam đã triển khai tiêm được hơn 262 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Trong đó, tỉ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%; tỉ lệ tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên đạt 78,9% và 83,2%; tỉ lệ tiêm mũi 3 người từ 12 đến dưới 18 tuổi là 63,8%; tỉ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đạt 88,9% và 62,1%.

Riêng trong tháng 10/2022, cả nước tiêm được 1,9 triệu liều vaccine, trung bình mỗi ngày tiêm được 60.000 liều, giảm so với trung bình tháng 9/2022 (100.000 liều/ngày), tháng 8/2022 (350.000 liều/ngày) và tháng 7/2022 (430.000 liều/ngày).

Tại phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cho rằng, đến nay công tác phòng, chống dịch COVID-19 được thực hiện đúng hướng, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả. Nhờ đó dịch bệnh được kiểm soát trên phạm vi cả nước, tạo điều kiện phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững; được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Các đại biểu cũng nêu một số khó khăn, hạn chế như một số nơi chưa quyết liệt trong phòng, chống dịch; công tác quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện phòng, chống dịch chưa đồng đều, chưa nhất quán; chưa có sự vào cuộc của các cấp, các ngành cùng với ngành y tế, sự phối hợp giữa các lực lượng chưa nhịp nhàng, đồng bộ...; có tâm lý chủ quan, lơ là tiêm chủng…

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Quốc hội, các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Quốc hội, các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các đại biểu nhận định tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, chưa ổn định và khó dự đoán; miễn dịch đáp ứng do mắc bệnh hoặc tiêm chủng giảm dần theo thời gian. Bên cạnh đó, virus SAR-CoV-2 liên tục biến đổi với các biến chủng mới, biến chủng phụ tiềm ẩn khả năng lây lan nhanh, tránh được miễn dịch, giảm hiệu quả điều trị, không loại trừ nguy cơ tăng nặng, tử vong trở lại.

Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cho rằng để phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, tạo điều kiện để phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ, đánh giá, phân tích tình hình, chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch. Đồng thời kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19; sẵn sàng và tổ chức tốt công tác thu dung, điều trị; bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai nghiên cứu, sản xuất vaccine, sinh phẩm, thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế...

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình phát biểu về công tác thông tin tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19 - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình phát biểu về công tác thông tin tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19 - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Kiểm soát được dịch bệnh dù vẫn còn những diễn biến phức tạp

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại chúng ta đã xác định nhiệm vụ đầu tiên cho năm 2022 là phải kiểm soát được dịch bệnh. Đến nay, thực tiễn khẳng định việc xác định mục tiêu này là đúng, trúng. Chúng ta đã kiểm soát được dịch bệnh dù vẫn còn những diễn biến phức tạp, trên thế giới xuất hiện nhiều biến chủng mới, một số nước vẫn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch rất quyết liệt. Nhờ kiểm soát được dịch bệnh, chúng ta phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đạt nhiều kết quả rất tích cực, đất nước đạt nhiều thành tựu toàn diện trên các lĩnh vực. Thế giới đánh giá cao các thành tựu, kết quả của Việt Nam.

Bên cạnh khẳng định kết quả phòng, chống dịch thời gian qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, chưa ổn định và khó dự đoán. Ủy ban Khẩn cấp (EC) về quy định y tế quốc tế (IHR) liên quan đến COVID-19 đánh giá thế giới vẫn trong tình trạng đại dịch COVID-19; vẫn phải tiếp tục tăng cường hệ thống giám sát và mở rộng năng lực điều trị, tiêm vaccine vẫn là giải pháp có tính chiến lược, đồng thời tiếp tục cập nhật kế hoạch chuẩn bị và ứng phó ở tầm quốc gia.

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần không để dịch chồng dịch; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác- Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần không để dịch chồng dịch; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác- Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Mặt khác, đã xuất hiện tâm lý lơ là, chủ quan, mất cảnh giác khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, đồng thời một số dịch bệnh vẫn đang lưu hành, xuất hiện các dịch bệnh truyền nhiễm mới, diễn biến phức tạp.

Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần không để dịch chồng dịch; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; nâng cao tinh thần chủ động, khả năng phòng chống dịch, nhất là thúc đẩy việc tiêm vaccine.

Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh tiêm chủng vaccine theo các mục tiêu đã đề ra, có phương án bảo đảm, phân bổ kịp thời vaccine đáp ứng yêu cầu của các địa phương; tăng cường đôn đốc, hỗ trợ, hướng dẫn và thúc đẩy việc tổ chức tiêm vaccine tại các địa phương theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. Thủ tướng lưu ý Bộ Y tế có kế hoạch cụ thể, thực hiện nghiêm túc kết luận của Chính phủ, Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ về mua vaccine; không để thiếu vaccine, nếu để thiếu vaccine, Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế. Phải khắc phục khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục trong thời gian ngắn nhất, rút ra bài học kinh nghiệm và quyết tâm làm bằng được. Các quy định không thể bao phủ hết góc cạnh cuộc sống, trong khi thực tế có những diễn biến nhanh, khó lường, chưa có tiền lệ, nên các bộ, ngành, địa phương phải bám sát thực tiễn, cập nhật tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, tránh tình trạng phản ứng không kịp làm ảnh hưởng tới sức khỏe người dân và các hoạt động kinh tế - xã hội.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu chủ động hơn nữa trong công tác truyền thông về phòng chống dịch bệnh và các bộ, ngành, địa phương đều phải coi trọng công tác này - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu chủ động hơn nữa trong công tác truyền thông về phòng chống dịch bệnh và các bộ, ngành, địa phương đều phải coi trọng công tác này - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

"Phát huy tinh thần đoàn kết, tinh thần chủ động, sáng tạo, sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan để giải quyết các vướng mắc, bất cập, khó khăn, thử thách có thể gặp phải trong tình hình hiện nay. Việc thuộc thẩm quyền cấp nào thì cấp đó phải giải quyết, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định", Thủ tướng lưu ý.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phối hợp tổ chức tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và Nghị quyết 30 của Quốc hội khóa XV về cơ chế, chính sách phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời đề xuất điều chỉnh và có cơ chế chính sách mới phù hợp với tình hình, bối cảnh mới.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu chủ động hơn nữa trong công tác truyền thông và các bộ, ngành, địa phương đều phải coi trọng công tác này. Các cấp, các ngành, nhất là các cơ quan báo chí, truyền thông thông tin kịp thời, chính xác, khách quan tình hình dịch bệnh, kết quả phòng, chống dịch; tình hình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội; lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, lấy cái đẹp dẹp cái xấu; khuyến cáo, hướng dẫn người dân tin tưởng, ủng hộ, chủ động tham gia các biện pháp phòng chống dịch.

Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cho rằng để phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ, đánh giá, phân tích tình hình, chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cho rằng để phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ, đánh giá, phân tích tình hình, chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong đó, chú trọng tiếp tục thông tin, tuyên truyền nâng cao ý thức, nhận thức của người dân trong phòng, chống dịch, đặc biệt tiếp tục đẩy mạnh thông tin về tác dụng, hiệu quả của vaccine trong ngăn ngừa bệnh nặng, tử vong. "Không có vaccine thì dễ nhiễm COVID-19, dễ chuyển nặng và nguy cơ tử vong rất cao. Vaccine vẫn là vũ khí chiến lược trong phòng, chống dịch", Thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục quan tâm công tác tiêm chủng vaccine mở rộng; tăng cường phòng chống các dịch bệnh lưu hành, bệnh mới nổi khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, đậu mùa khỉ...; thúc đẩy sản xuất vaccine, phát triển ngành công nghiệp dược trong nước; chú ý việc kết nối chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục rà soát, sửa đổi, đề xuất hoàn thiện các quy định về đấu thầu, đấu giá. Bộ Ngoại giao tiếp tục thúc đẩy ngoại giao vaccine và chuẩn bị tổ chức hội nghị tổng kết công tác này…

Đọc thêm

Tăng cường năng lực thực hiện Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá Tin Y tế

Tăng cường năng lực thực hiện Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá

TTTĐ - Ngày 3/10, Bộ Y tế tổ chức hội thảo cung cấp thông tin báo chí về tăng cường năng lực triển khai thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) và điều 5.3 FCTC tại Việt Nam.
Bé gái 3 tuổi nhập viện do tai nạn trong siêu thị Tin Y tế

Bé gái 3 tuổi nhập viện do tai nạn trong siêu thị

TTTĐ - Các y bác sĩ Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận bé gái (3 tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng búp ngón tay bị đứt lìa do bị kẹp tay vào cửa.
Chuyển đổi số là việc khó, mới nên cần có cả nhiệt tình, kiến thức và trách nhiệm Công nghệ số

Chuyển đổi số là việc khó, mới nên cần có cả nhiệt tình, kiến thức và trách nhiệm

TTTĐ - Chiều 2/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc.
Triển khai hiệu quả nhiều mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Tin Y tế

Triển khai hiệu quả nhiều mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

TTTĐ - Sáng 2/10, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức Hội nghị biểu dương người cao tuổi vận động con cháu thực hiện tốt chính sách dân số, con cháu hiếu thuận với chủ đề “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội”.
Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 33.000 người cao tuổi Tin Y tế

Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 33.000 người cao tuổi

TTTĐ - Trung tâm Y tế (TTYT) Hoài Đức tổ chức truyền thông lưu động trên các trục đường chính trong huyện hưởng ứng Ngày Quốc tế người cao tuổi 1/10 năm 2024 với chủ đề “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội”.
Nâng cao năng lực trong chẩn đoán, điều trị bệnh nhân ung thư Tin Y tế

Nâng cao năng lực trong chẩn đoán, điều trị bệnh nhân ung thư

TTTĐ - Sáng 2/10, tại cơ sở Tân Triều, Bệnh viện K và Công ty TNHH Merck Healthcare Việt Nam đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ giữa hai đơn vị. Hoạt động này hướng tới mục đích tăng cường quan hệ hợp tác trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư.
Tập huấn cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin Công nghệ số

Tập huấn cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin họp và xử lý công việc thành phố (iCabinet).
Thúc đẩy kết nối công nghệ, đổi mới sáng tạo ngành Y tế Công nghệ số

Thúc đẩy kết nối công nghệ, đổi mới sáng tạo ngành Y tế

TTTĐ - Sự kiện "Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024" (Techconnect and Innovation Vietnam) với chủ đề “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo - Động lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững” do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức trong hai ngày 30/9-1/10 tại Hà Nội.
Nam thanh niên yếu liệt cơ sau thời gian "nghiện" bóng cười Tin Y tế

Nam thanh niên yếu liệt cơ sau thời gian "nghiện" bóng cười

TTTĐ - Sa đà vào thú vui hút bóng cười trong suốt 1 năm, nam thanh niên 23 tuổi nhận hậu quả tê bì tay chân, khó vận động và cầm nắm đồ vật, đau đầu, mất ngủ.
Ghi nhận trường hợp thứ 12 bị chó dại cắn Tin Y tế

Ghi nhận trường hợp thứ 12 bị chó dại cắn

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 20/9 đến 27/9), toàn thành phố ghi nhận 279 ca mắc sốt xuất huyết; 65 ca tay chân miệng; 7 ca sởi; 1 ca uốn ván; 1 ca ho gà; 1 trường hợp chó dại cắn...
Xem thêm