Tag

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Nới lỏng điều kiện vay có thể gia tăng nợ xấu

Thị trường - Tài chính 10/11/2021 09:29
aa
TTTĐ - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng, việc nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng có thể làm giảm chất lượng tín dụng, gia tăng nợ xấu.
Tỷ lệ nợ xấu Ngân hàng Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng lên ngưỡng báo động Kiến nghị có luật riêng về xử lý nợ xấu Mối lo nợ xấu của MSB Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ hài hòa với chính sách kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế

Rủi ro tăng nợ xấu nếu nới lỏng điều kiện cho vay

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng vừa có văn bản trả lời ý kiến của Đại biểu Nguyễn Tạo - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng tại kỳ họp 2, Quốc hội khóa XV có liên quan đến đề nghị nới lỏng điều kiện tiếp cận tín dụng.

Theo đó, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, việc nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng có thể làm giảm chất lượng tín dụng, gia tăng nợ xấu.

Bởi vậy, theo Thống đốc Hồng thì cần cân nhắc hết sức kỹ lưỡng để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Lấy dẫn chứng, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ năm 2007 bắt nguồn từ việc trong giai đoạn 2003-2005, các ngân hàng tại Mỹ đã hạ chuẩn cho vay, mở rộng tín dụng đến những người vay không đảm bảo điều kiện vay vốn (người vay dưới chuẩn).

Kết quả, lượng nợ xấu tích tụ khi người vay dưới chuẩn không thể trả nợ sau đó đã khiến nhiều ngân hàng phá sản từ cuối năm 2006, tác động lan truyền trên toàn hệ thống và dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Nới lỏng điều kiện vay có thể gia tăng nợ xấu
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng (Ảnh: SBV)

Do vậy, để tăng khả năng tiếp cận vốn, ngoài những giải pháp từ ngành ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ từ các chính sách khác về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ.

"Khi hoạt động sản xuất kinh doanh được khơi thông, phương án kinh doanh khả thi, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn. Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tiếp tục điều hành tiền tệ hợp lý, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng sẵn sàng cung ứng vốn cho doanh nghiệp", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp

Trong văn bản trả lời Đại biểu Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng cho biết, trước tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, Ngân hàng Nhà nước đã và đang triển khai quyết liệt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ; Đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai đồng bộ các ​giải pháp về tín dụng và dịch vụ ngân hàng nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu thiệt hại bởi dịch Covid-19.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động, linh hoạt điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng đảm bảo cân đối vốn và kịp thời hỗ trợ vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.

Trong đó, về tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời ban hành chính sách và chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi, phí để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người vay vốn bị tác động tiêu cực bởi đại dịch ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Nới lỏng điều kiện vay có thể gia tăng nợ xấu
Ngành ngân hàng sẽ tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước cũng thường xuyên theo dõi, giám sát các tổ chức tín dụng thực hiện nhằm đảm bảo đúng đối tượng, tránh trục lợi chính sách, gây rủi ro cho hệ thống tổ chức tín dụng.

Đáng chú ý, việc giãn thời hạn trả nợ cho khách hàng mà không bị chuyển sang nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn đã giúp duy trì dòng tiền cho khách hàng vay; Đồng thời khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay mới để khách hàng duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng đổi mới, cải cách mạnh mẽ thủ tục cấp tín dụng và dịch vụ ngân hàng, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian thẩm định cho vay nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật...

Về lãi suất, Ngân hàng Nhà nước đã giảm nhanh và mạnh các mức lãi suất điều hành (1,5-2%/năm) ngay trong năm 2020 (thuộc nhóm các ngân hàng Trung ương giảm lãi suất nhanh và mạnh nhất khu vực) và giữ nguyên lãi suất điều hành ở mức thấp trong năm 2021 nhằm giảm chi phí tiếp cận vốn, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay.

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tổ chức tín dụng tiết giảm tối đa chi phí hoạt động, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, giảm chỉ tiêu lợi nhuận, không chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung giảm lãi suất cho vay. Các ngân hàng thương mại có thị phần lớn cam kết tiếp tục giảm lãi suất cho vay lên đến 1%/năm đối với dư nợ tín dụng của khách hàng hiện hữu chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19...

Kết quả, tín dụng tăng ngay từ đầu năm và tăng cao hơn so với năm 2020 (đến ngày 26/10, tín dụng tăng 8,13% so với cuối năm 2020 và tăng 14,26% so với cùng kỳ năm 2020).

Mặt khác, các tổ chức tín dụng đã triển khai có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. Trong đó, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho trên 330.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ trên 250.000 tỷ đồng; Lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu từ ngày 23/1/2020 khoảng 540.000 tỷ đồng; Miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,8 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ trên 3,5 triệu tỷ đồng.

Tính lũy kế từ ngày 23/1/2020 đến 25/10/2021, tổng số tiền lãi tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng gần 30.000 tỷ đồng; Cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ ngày 23/1/2020 đến nay đạt trên 7 triệu tỷ đồng cho hơn 1 triệu khách hàng.

Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn phù hợp để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ, lưu thông hàng hóa; Tiếp tục triển khai hiệu quả việc cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi suất, phí dịch vụ thanh toán, đồng thời đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

Đọc thêm

Giá vàng thế giới tăng vọt trong bối cảnh kinh tế bất ổn Thị trường - Tài chính

Giá vàng thế giới tăng vọt trong bối cảnh kinh tế bất ổn

TTTĐ - Theo báo cáo "Bình luận Thị trường vàng tháng 8" của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), tháng 8 là tháng đáng chú ý đối với thị trường vàng khi giá vàng đã tăng 3.6% đạt 2.513 USD/ounce, nguyên do hiệu suất tăng trưởng mạnh mẽ của vàng trong tháng 7.
Thành phố Vũng Tàu: Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng mạnh Thị trường - Tài chính

Thành phố Vũng Tàu: Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng mạnh

TTTĐ - Trong tháng 8/2024, thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) có tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 3.369 tỷ đồng, lũy kế 8 tháng năm 2024 đạt 28.215 tỷ đồng.
Tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân Thị trường - Tài chính

Tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Bộ Công thương vừa ban hành Công điện về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi).
Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão Thị trường - Tài chính

Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Khai mạc Lễ hội an toàn thực phẩm Tết Trung thu Thị trường - Tài chính

Khai mạc Lễ hội an toàn thực phẩm Tết Trung thu

TTTĐ - Tối 13/9, tại công viên Thống Nhất, Sở Công thương Hà Nội tổ chức khai mạc Lễ hội an toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024.
Tiêu điểm kinh doanh ASEAN: Định hình các ranh giới mới Thị trường - Tài chính

Tiêu điểm kinh doanh ASEAN: Định hình các ranh giới mới

TTTĐ - Khu vực ASEAN mang đến vô số cơ hội đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ vào môi trường kinh doanh độc đáo, thị trường tiêu dùng và cơ sở hạ tầng sản xuất mạnh mẽ.
Eximbank đồng hành khách hàng sau bão Yagi với chương trình ưu đãi Doanh nghiệp

Eximbank đồng hành khách hàng sau bão Yagi với chương trình ưu đãi

TTTĐ - Nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, Eximbank chính thức triển khai chương trình ưu đãi lãi suất vay nhằm đồng hành và chia sẻ khó khăn với khách hàng trong thời gian phục hồi và ổn định hoạt động kinh doanh.
Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định Thị trường - Tài chính

Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định

TTTĐ - Theo báo cáo của Quản lý thị trường Hà Nội, trong ngày 12/9, tình hình thị trường trên địa bàn tương đối ổn định, không xảy ra hiện tượng găm hàng, tăng giá.
Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá Thị trường - Tài chính

Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có buổi dự họp và phát biểu tại phiên đối thoại chính sách, nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh - HEF năm 2024 tổ chức vào cuối tháng 9 tới đây.
Giá xăng dầu giảm mạnh Thị trường - Tài chính

Giá xăng dầu giảm mạnh

TTTĐ - Giá xăng dầu trong nước giảm mạnh trong kỳ điều hành ngày hôm nay (12/9), trong đó các mặt hàng xăng đều giảm hơn 1.000 đồng mỗi lít.
Xem thêm