Tag

Kiến nghị có luật riêng về xử lý nợ xấu

Thị trường - Tài chính 08/10/2021 14:59
aa
TTTĐ - Lãnh đạo BIDV đề xuất Quốc hội xem xét, ban hành luật riêng về xử lý nợ xấu.
Nợ xấu tăng cao, ACB dồn dập vay nợ hàng chục nghìn tỷ đồng từ trái phiếu Nợ nghi ngờ và nguy cơ mất vốn của MSB tăng cao, vượt 1.500 tỷ đồng Nợ nguy cơ mất vốn của ABBank tăng cao

Đây là thông tin được ông Lê Ngọc Lâm - Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đưa ra tại buổi gặp gỡ với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, diễn ra chiều 7/10.

Theo ông Lâm, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động kinh doanh của BIDV cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tại những khu vực thực hiện giãn cách xã hội.

Mặc dù vậy, để tiếp tục nâng cao các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nói chung và ngành ngân hàng nói riêng có thể nhanh chóng quay lại hoạt động kinh doanh, ông Lâm đã kiến nghị Quốc hội xem xét, chỉnh sửa, bổ sung Luật Giao dịch điện tử, để bổ sung thay thế luật cũ.

Ông Lâm cho biết, thực tiễn hơn 15 năm thực hiện Luật Giao dịch điện tử đã cho thấy tồn tại một số bất cập cần sửa đổi bổ sung, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng số hóa mạnh mẽ của các ngân hàng, doanh nghiệp hiện nay còn nhiều điểm chưa phù hợp.

Bên cạnh đó, lãnh đạo BIDV cũng đề nghị Quốc hội xem xét luật hóa Nghị quyết 42 của Quốc hộivề thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Theo ông Lâm, qua 5 năm thi hành, Nghị quyết 42 đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, nghị quyết này chỉ là thí điểm nên có thời hạn 5 năm, dự kiến hết hiệu lực vào tháng 8/2022.

Trong thời gian 2 năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên công tác xử lý nợ xấu của các ngân hàng bị ảnh hưởng. Do đó, ông Lâm mong muốn Quốc hội xem xét, ban hành luật riêng về xử lý nợ xấu.

Kiến nghị có luật riêng về xử lý nợ xấu
Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc BIDV (Ảnh: VCCI)
Cùng quan điểm này, bà Nguyễn Thị Nga - Phó Chủ tịch thường trực Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) cũng cho biết, thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về xử lý nợ xấu, qua đó đã tạo được hành lang pháp lý trong việc xử lý nợ, nhằm hỗ trợ cả ngân hàng và khách hàng.

Tuy nhiên, theo bà Nga, Nghị quyết 42 sẽ hết hiệu lực vào ngày 15/8/2022, vì vậy cần nghiên cứu ban hành văn bản gia hạn.

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước về xử lý nợ xấu được xác định theo Nghị quyết 42, lũy kế từ 15/8/2017 đến 30/6/2021 đã xử lý được 359,41 nghìn tỷ đồng. Trong đó xử lý nợ xấu nội bảng (không bao gồm xử lý bằng sử dụng dự phòng rủi ro và bán nợ cho VAMC thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt là 187,18 nghìn tỷ đồng (chiếm 52,08% tổng nợ xấu đã xử lý).

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết 42 là 93,63 nghìn tỷ đồng (chiếm 26,05%); Xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 78,60 nghìn tỷ đồng (chiếm 21,87%).

Bên cạnh đó, đến thời điểm 30/6/2021, các tổ chức tín dụng đã sử dụng 179,57 nghìn tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng và bán nợ xấu cho VAMC thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt đạt 35,93 nghìn tỷ đồng.

Theo Ngân hàng Nhà nước, trước khi có Nghị quyết 42, nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng chủ yếu được xử lý bằng dự phòng rủi ro, các biện pháp xử lý nợ xấu thông qua xử lý tài sản đảm bảo và khách hàng trả nợ còn chưa cao.

Tuy nhiên, kể từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực từ 15/8/2017 đến 30/6/2021, xử lý nợ xấu nội bảng xác định theo Nghị quyết 42 chủ yếu thông qua hình thức khách hàng trả nợ là 138,34 nghìn tỷ đồng (chiếm 38,5% tổng nợ xấu theo Nghị quyết 42 đã xử lý), cao hơn nhiều tỷ trọng nợ xấu được xử lý do khách hàng tự trả nợ/tổng nợ xấu đã xử lý trung bình năm từ 2012-2017 là khoảng 22,8%.

Mặc dù vậy, trong quá trình triển khai quy định liên quan đến xử lý nợ xấu có một số khó khăn vướng mắc như hành lang pháp lý cho hoạt động xử lý nợ xấu đã hình thành nhưng được quy định rải rác tại nhiều văn bản và chưa có luật xử lý nợ xấu.

Vì thế, Ngân hàng Nhà nước đề xuất đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 là Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc luật hoá các chính sách quy định tại Nghị quyết 42 để tiếp tục triển khai, áp dụng trong xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, theo hướng ban hành một luật riêng quy định về xử lý nợ xấu.

Đọc thêm

Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định Thị trường - Tài chính

Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định

TTTĐ - Theo báo cáo của Quản lý thị trường Hà Nội, trong ngày 12/9, tình hình thị trường trên địa bàn tương đối ổn định, không xảy ra hiện tượng găm hàng, tăng giá.
Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá Thị trường - Tài chính

Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có buổi dự họp và phát biểu tại phiên đối thoại chính sách, nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh - HEF năm 2024 tổ chức vào cuối tháng 9 tới đây.
Giá xăng dầu giảm mạnh Thị trường - Tài chính

Giá xăng dầu giảm mạnh

TTTĐ - Giá xăng dầu trong nước giảm mạnh trong kỳ điều hành ngày hôm nay (12/9), trong đó các mặt hàng xăng đều giảm hơn 1.000 đồng mỗi lít.
Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng ý nghĩa dẫn đầu Thị trường - Tài chính

Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng ý nghĩa dẫn đầu

TTTĐ - Giai đoạn giữa năm, đặc biệt là mùa hè và dịp tựu trường, đã và đang trở thành thời điểm vàng cho mua sắm trực tuyến.
Tăng cường nguồn cung, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho người dân Thị trường - Tài chính

Tăng cường nguồn cung, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho người dân

TTTĐ - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân sau bão và hoàn lưu bão số 3, Sở Công thương Hà Nội đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp sớm xử lý các sự cố xung quanh khu vực bán hàng, tạo thuận lợi cho hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa được thông suốt, an toàn, kịp thời.
Thế khó của ngành thuốc lá Thị trường - Tài chính

Thế khó của ngành thuốc lá

TTTĐ - Thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ hạn chế tiêu dùng với mặt hàng thuốc lá và việc tăng thuế cũng đã được các chuyên gia đồng tình là cần thiết. Tuy nhiên, với đề xuất tăng cao và đột ngột, doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp, người lao động, người nông dân và các bên tham gia chuỗi cung ứng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn.
Các siêu thị, chợ truyền thống hoạt động ổn định trở lại sau bão Thị trường - Tài chính

Các siêu thị, chợ truyền thống hoạt động ổn định trở lại sau bão

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội, từ ngày 8/9, cơ bản các điểm bán đã mở cửa bán hàng bình thường, đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân; chỉ còn một số điểm bán hàng bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ngập lụt và hoặc có hư hỏng về cơ sở vật chất, các điểm này sẽ hoạt động lại ngay sau khi được khắc phục.
Ngành Công thương tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3 Kinh tế

Ngành Công thương tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Sáng 8/9, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã chỉ đạo lãnh đạo các đơn vị về tình hình triển khai công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 với 3 nhiệm vụ trọng tâm.
Nguồn hàng dồi dào, người dân không cần tích trữ quá mức cần thiết Thị trường - Tài chính

Nguồn hàng dồi dào, người dân không cần tích trữ quá mức cần thiết

TTTĐ - Lo ngại ảnh hưởng của siêu bão Yagi, người dân Hà Nội đã tăng cường mua hàng hóa, tích trữ với lượng mua tăng 200 - 300% so với ngày thường. Sở Công thương Hà Nội khẳng định trong bất kỳ tình huống nào thì hệ thống siêu thị và chợ truyền thống sẽ đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân.
Siêu thị tăng cường hàng hóa phục vụ Nhân dân khi bão đổ bộ Thị trường - Tài chính

Siêu thị tăng cường hàng hóa phục vụ Nhân dân khi bão đổ bộ

TTTĐ - Trước những diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 YAGI, nhiều siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tăng cung ứng hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của người dân khi cơn bão số 3 dự báo sắp đổ bộ.
Xem thêm